7. Kết cấu của luận văn
2.2 Biểu hiện biến đổi nghi lễ trong tang thức
2.2.2 Quan niệm của Công giáo về cái chết
Đối với ngƣời Công giáo, chết không phải là hết mà là bƣớc vào một đời sống mới, đời sống vĩnh cửu trong Đức Kitô Phục sinh, chết nơi trần thế là sự bắt đầu một cuộc sống mới nơi Thiên Đàng. Với họ chết không phải sự ra đi mà là về với Chúa Trời, về nhà Cha. Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo nói: “Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế, kết thúc thời gian Thiên Chúa gia ân và xót thƣơng để mỗi ngƣời thực hiện cuộc sống theo ý định của Ngài”[93, GLHTCG 1013].
Chết là linh hồn lìa ra khỏi xác, đợi chờ sự phán xét của Thiên Chúa: đƣợc lên thiên đàng, trong luyện ngục hay bị đọa đầy ở hỏa ngục; đƣợc vinh phúc hay bị kết án. Ở một trong ba cõi nào là tùy thuộc vào đời sống của chúng ta chọn lấy khi sống ở trần gian này. Sau khi chết, linh hồn phải trải qua hai cuộc phán xét:
Phán xét riêng: là cuộc phán xét ngay sau khi qua đời. Căn cứ vào những việc mà lúc còn sống họ làm mà bị sa hỏa ngục, ở luyện ngục hay đƣợc lên Thiên đàng.
Phán xét chung: là cuộc xét xử trong ngày Tận thế. Trong ngày này Chúa sẽ trở lại và tất cả loài ngƣời sống lại. Đây là cuộc phán xét cuối
cùng, kẻ lành sẽ theo Chúa vào chốn vinh quang hạnh phúc, kẻ dữ sẽ bị trừng phạt đời đời.
Chúa Giêsu đƣa ra dụ ngôn về 10 cô trinh nữ:
“Nƣớc Trời sẽ giống nhƣ chuyện mƣời trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mƣời cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: “Chú rể kia rồi, ra đón đi!” Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!” Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn”. Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng đƣợc đi theo chú rể vào dự tiệc cƣới. Rồi ngƣời ta đóng cửa lại. Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thƣa Ngài, thƣa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!”. Nhƣng Ngƣời đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!”. Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”[94, Mt25,30]
Ý niệm của ngƣời Công giáo về cái chết đƣợc thể hiện rõ qua dụ ngôn trên. Khi giờ khắc đến, mọi tín hữu phải ra nghênh đón Đức Kitô nhƣ cô trinh nữ ra đón chàng rể. Lúc đó, ngọn đèn dầu tình yêu, tức lòng thành đạo đức kính mến tôn thờ Chúa và yêu tha nhân phải cháy sáng nhƣ những ngọn đèn của năm cô khôn ngoan. Nếu vì tội lỗi làm tắt ngọn đèn yêu mến, tín hữu còn có cơ hội để thắp lại ngọn đèn bằng tâm tình thống hối ăn năn. Nhƣng một khi giờ khắc là cái chết đến mà ngọn đèn leo lét kia vụt tắt, thì giờ khắc đó coi nhƣ đã đoạn. Giống nhƣ năm cô khờ dại mang đèn mà không chuẩn bị dầu, tức là lòng yêu mến, các nhân đức, để ra đón chàng rể. Lúc đó, nếu có gõ cửa thì cũng chỉ có tiếng vọng ra rằng: Ta không biết các
ngƣơi là ai! Nhƣ vậy, cuộc sống của ta mai sau nhƣ thế nào, là còn tùy thuộc vào lối sống của ta ở đời này.
Chết, sống lại (Phục sinh) là một trong những màu nhiệm cơ bản nhất của tín lý Kitô giáo. Niềm tin về sự sống lại đƣợc Chúa Kitô tuyên bố trong Kinh Thánh: “Chính Thày là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thày thì dù đã chết, cũng đƣợc sống lại. Ai sống và tin vào Thày sẽ không bao giờ phải chết” hoặc “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, thì đƣợc sống muôn đời và tôi sẽ cho ngƣời ấy sống lại vào ngày sau hết”[94, Ga11,25-26].
Nhƣ vậy, quan niệm của ngƣời Công giáo về cái chết, niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn và sự phục sinh sẽ chi phối trực tiếp đến nhận thức cũng nhƣ đời sống tinh thần của tín đồ. Vì vậy, lễ tang của ngƣời Công giáo sẽ chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ những quan niệm trên.
2.2.3 Biểu hiện biến đổi nghi lễ trong tang thức của người Công giáo qua khảo sát ở giáo xứ Đại Ơn
Bàn về nghi thức an táng của ngƣời Công giáo, Từ điển Công giáo 500 mục từ giải thích “Nghi thức an táng là: lễ chôn cất thi thể theo quy định”. “Nghi thức an táng “là một cử hành phụng vụ của Hội Thánh” dành cho ngƣời quá cố, từ nhà của họ đến nơi yên nghỉ gồm các nghi thức: tẩm liệm, động quan, Thánh lễ, tiễn biệt, chôn cất tại đất thánh”[50, tr.6].
Qua nghi thức an táng “Hội Thánh diễn tả sự hiệp thông với ngƣời đã qua đời, giúp cộng đoàn tham dự vào sự mầu nhiệm của các Thánh Thông công và loan báo cho họ về đời sống vĩnh cửu”[50,tr.6].
Sau công đồng Vatican II, những nghi thức trong tang lễ của ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung và của giáo dân xứ Đại Ơn nói riêng ngoài tuân thủ theo các nghi thức đã đƣợc Giáo hội quy định còn đan xen những nghi thức theo truyền thống của ngƣời Việt. Các nghi thức trong tang lễ của
giáo dân xứ Đại Ơn đƣợc thực hiện ở ba thời điểm: trƣớc lễ tang, trong lễ tang và sau lễ tang.
Trƣớc lễ tang
Ngƣời Công giáo ở làng Đại Ơn có tính cộng đồng rất cao, khi trong làng có một ngƣời đau ốm lâu ngày đến nỗi không thể tham dự thánh lễ sẽ đƣợc các cộng đoàn, bà con hàng xóm đến thăm hỏi. Thông thƣờng khi đến thăm ngƣời bệnh, họ hỏi han về bệnh tình và hoàn cảnh gia đình bệnh nhân, khích lệ ngƣời bệnh chịu khó chữa trị và đặc biệt củng cố niềm tin của bệnh nhân vào Thiên Chúa bằng cách cùng ngƣời bệnh cầu nguyện. Việc thăm hỏi này vô cùng ý nghĩa với ngƣời bệnh bởi qua đó giúp ngƣời bệnh cảm nhận đƣợc tình cảm của cộng đoàn, khiến họ an tâm chữa trị và tin tƣởng vào Chúa hơn.
Không chỉ vậy, Ban hành giáo giáo xứ Đại Ơn cũng luôn quan tâm đến những ngƣời đau ốm lâu ngày và những ngƣời cao tuổi sức khỏe suy yếu không thƣờng xuyên tham dự Thánh lễ. Bởi họ ý thức đƣợc ý nghĩa cũng nhƣ tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể trong Thánh lễ. Bí tích này đƣợc Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa ăn cuối cùng của mình với các tông đồ trƣớc khi bị đóng đinh trên cây Thánh giá.
Vì thế, ở giáo xứ Đại Ơn khi trong gia đình có ngƣời thân của mình bị ốm mà không thể tham gia Thánh lễ, ngƣời nhà cần gặp linh mục chính xứ thông báo, linh mục sẽ cử những thừa tác viên thƣờng xuyên thăm hỏi và trao Mình Thánh Chúa cho ngƣời bệnh. Với những ngƣời đang bệnh nặng lâu ngày việc đƣợc lãnh nhận Mình Thánh Chúa không chỉ khiến họ xóa đi cảm giác tội lỗi khi không tham gia Thánh lễ mà còn giúp họ đƣợc tham dự vào cái chết và phục sinh của Chúa Kitô, giúp họ cảm nhận Chúa Giêsu đang hiện diện trong họ, an ủi và nâng đỡ họ.
để ngƣời bệnh đƣợc chịu bí tích xức dầu. Ngƣời Công giáo xứ Đại Ơn cho rằng lo liệu cho ngƣời bệnh nặng hay ngƣời sắp chết đƣợc lãnh nhận bí tích xức dầu không chỉ là nghĩa vụ của gia đình mà là của cả cộng đồng. Thậm chí với họ việc ngƣời bệnh đƣợc xức dầu khi còn minh mẫn là điều quan trọng. Bởi họ cho rằng, khi ấy bệnh nhân mới đủ tỉnh táo, minh mẫn để đón nhận bí tích. Linh mục Phêrô Nemmeshegyi S.J cho rằng “Nghi thức này không chỉ dành riêng cho ngƣời hấp hối mà đôi khi còn dành cho cả bệnh nhân. Những ngƣời già cả dù khỏe mạnh cũng đƣợc nhận lãnh bí tích này. Dù sức khỏe không đƣợc hồi phục, bí tích này vẫn giúp cho bệnh nhân chấp nhận đau khổ trong niềm vui và bình an của Chúa Kitô, bằng cách cho họ hiệp thông với đau khổ của Chúa Cứu Thế”.
Chỉ có linh mục mới là ngƣời thực hiện bí tích Xức dầu. Việc xức dầu cho ngƣời bệnh nhất là với những ngƣời đang hấp hối vô cùng quan trọng, bí tích có ý nghĩa nâng đỡ ngƣời sắp qua đời cả về phần hồn và phần xác để họ đƣợc thanh thản ra đi. Không chỉ có vậy qua việc xức dầu bệnh nhân và lời cầu nguyện của linh mục, toàn thể Hội Thánh phó thác các bệnh nhân cho Chúa chịu nạn và vinh hiển để Ngƣời nâng đỡ và cứu chữa họ; hơn nữa, Hội Thánh còn khuyên bảo họ tự nguyện kết hợp với cuộc khổ nạn và sự chết của Đức Kitô, để mƣu ích cho dân Thiên Chúa.
Sau bí tích Xức dầu bệnh nhân, con cháu ngƣời thân trong gia đình đều quây quần bên giƣờng ngƣời bệnh để đọc kinh cầu nguyện. Họ cho rằng với ngƣời bệnh lúc này sự hiện diện của con cháu, ngƣời thân là một niềm an ủi động viên rất lớn giúp cho ngƣời bệnh tin tƣởng hơn sau khi chết sẽ đƣợc về bên Chúa. Qua khảo sát và phỏng vấn một số gia đình trong giáo xứ Đại Ơn, có nhiều ngƣời quan niệm rằng khi ngƣời bệnh đang hấp hối cận kề với cái chết, dƣới chân họ sẽ là ma quỷ và trên đầu là thiên thần. Vì vậy việc đọc kinh cầu nguyện sẽ giúp linh hồn ngƣời hấp hối tránh
xa ma quỷ và hƣớng lên thiên thần.
Ngƣời Công giáo ở Đại Ơn quan niệm, sau khi chết linh hồn ở Thiên Đàng, Luyện Ngục hay Hỏa ngục phụ thuộc vào những việc họ đã làm khi còn sống. Nếu lúc còn sống họ luôn sống tốt, chan hòa, không mắc tội sẽ đƣợc lên Thiên Đàng nếu khi sống ngƣời đó mắc tội, tùy thuộc vào tội nặng hay tội nhẹ mà phải xuống Hỏa Ngục hay ở Luyện Ngục. Tuy nhiên, ngƣời bệnh trƣớc khi qua đời không còn tự mình chuộc tội nên cần đến những lời cầu nguyện của gia đình, ngƣời thân để họ thực sự an tâm và thanh thản.
Trong tang lễ
Ở giáo xứ Đại Ơn, lễ tang ngƣời qua đời về cơ bản giống với lễ tang của ngƣời Việt không theo Công giáo. Tuy nhiên, các nghi thức trong lễ tang Công giáo phải cử hành theo quy định chặt chẽ của Giáo hội nên có nhiều điểm khác biệt.
Gia đình có ngƣời thân qua đời cử đại diện đến gặp ngƣời phụ trách chuông nhà thờ để họ kéo chuông thông báo. Ở giáo xứ Đại Ơn, những ngƣời phụ trách chuông nhà thờ đƣợc gọi là ông Từ, chuông nhà thờ dành cho ngƣời chết đƣợc gọi là chuông sinh thì, chuông sầu hay chuông tử. “Ngƣời Công giáo khi qua đời gọi là sinh thì, ngƣời hấp hối gọi là rình sinh thì. Chuông nhà thờ dành cho ngƣời chết đƣợc gọi là chuông sinh thì” [41,Tr.201]. Nếu chết vào ban đêm sẽ để đến gần sáng mới kéo chuông thông báo vì không muốn làm ảnh hƣởng đến giấc ngủ của mọi ngƣời trong làng. Tiếng chuông thông báo trong làng có ngƣời qua đời đƣợc quy định rất rõ ràng. Chuông ngân từng tiếng rời rạc, chậm rãi, buồn tẻ khác hẳn với chuông báo giờ lễ hàng ngày. Ở một vài xứ đạo nhƣ giáo xứ Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai do chịu ảnh hƣởng quan niệm dân gian “nam thất, nữ cửu” nên tiếng chuông báo tử cũng rung có sự khác
biệt. Với ngƣời qua đời là nam chuông rung bảy tiếng rời rạc còn đối với nữ chuông rung chín tiếng. Khi nghe thấy tiếng chuông các tín đồ trong làng đều bày tỏ niềm thƣơng cảm với ngƣời quá cố, cùng hƣớng về phía nhà thờ và dành cho họ những lời kinh, lời cầu nguyện với mong muốn họ đƣợc trở về với Chúa.
Khi một tín đồ Công giáo trút hơi thở cuối cùng, họ đƣợc đặt nằm ngay ngắn trên giƣờng. Ngƣời nhà dùng một cái khăn sạch, một chậu nƣớc lau ngƣời cho ngƣời chết. Sau đó ngƣời chết đƣợc mặc áo phép đã đƣợc may riêng cho họ, áo phép của ngƣời chết ở giáo xứ Đại Ơn chủ yếu có màu trắng, trùm khắp ngƣời chết từ cổ xuống. Ngƣời nhà đi giày hoặc dép và đeo bao tay cho ngƣời chết. (Việc đeo bao bay và đi tất xuất phát từ phong tục an táng ngƣời chết của làng Đại Ơn. Bởi phần lớn các gia đình trong làng đều lựa chọn hình thức là cải táng. Có nghĩa là sau khi chôn từ ba đến năm năm gia đình sẽ tổ chức bốc mộ và xây lăng cho ngƣời quá cố). Một số nhà còn đeo thêm cho ngƣời chết một chuỗi tràng hạt vào cổ. Tất cả áo phép, giày dép, bao tay và tràng hạt đều đã đƣợc linh mục làm phép. Với ngƣời Đại Ơn tùy vào giờ chết mà ngƣời nhà thực hiện nhập quan. Khác với tang lễ truyền thống của ngƣời Việt, ngƣời Đại Ơn không quan niệm chết vào giờ lành hay dữ, không chọn ngày giờ tốt để đƣa tang; không thiết hồn bạch, làm nhà táng, minh tinh và cũng không có linh xa đƣa rƣớc linh hồn ngƣời qua đời. Nếu ngƣời chết chết trong khoảng thời gian 11 hoặc 12 giờ đêm thì thông thƣờng 7 hoặc 8 giờ sáng hôm sau sẽ nhập quan. Còn nếu chết vào buổi sáng thì chiều sẽ nhập quan. Qui định giờ giấc nhƣ vậy là để con cháu trong gia đình có thời gian tập trung đầy đủ quây quần và ngƣời nhà chuẩn bị tang lễ chu đáo nhất.
Trong khi chƣa nhập quan, ngƣời chết đƣợc mặc áo lễ, đặt nằm trên giƣờng và ngƣời nhà bỏ màn xuống. Trên đầu giƣờng ngƣời chết sẽ lập bàn
thờ, bàn thờ khá đơn giản thông thƣờng gồm một Thánh giá, tƣợng Chúa Giêsu chịu nạn, một cốc nƣớc phép, di ảnh, tên thánh, bát hƣơng, nải chuối quả bƣởi và dựng hai bên bàn thờ hai cây chuối xanh; phía sau bàn thờ là phông đen với dòng chữ “Phúc cho ngƣời đƣợc chết trong ơn nghĩa Chúa”.Qua khảo sát thì phần lớn giáo dân Đại Ơn cho rằng việc dựng cây chuối và đặt chuối xanh trên bàn thờ ngƣời chết đã là phong tục bao lâu nay rồi. Bởi từ xƣa ngƣời Việt đã quan niệm rằng chuối xanh có thể hóa giải đƣợc tử khí của ngƣời chết, quan trọng hơn hình ảnh cây chuối có nhiều bẹ ôm bọc lấy nhau, quả ra thành buồng đông đúc, cây mẹ cây con mọc thành bụi, thành khóm um tùm, lá xoè thành tán che chở cho cây non là biểu tƣợng của tình cảm gia đình quần tụ, nhiều thế hệ, đông vui, yêu thƣơng, đùm bọc, gắn bó, chở che.
Đến giờ tẩm liệm và nhập quan, ngƣời Công giáo ở giáo xứ Đại Ơn thực hiện một số nghi thức bắt buộc của Hội Thánh, đây là những nghi thức đã đƣợc Giáo hội hƣớng dẫn rõ ràng trong các sách và tất cả những nghi thức này đều do linh mục thực hiện. Trừ những trƣờng hợp linh mục có việc bận không có mặt thì sẽ là ông trùm thực hiện.
Nghi thức làm phép quan tài
Trƣớc khi tiến hành đƣa thi hài ngƣời chết vào quan tài, linh mục chính xứ làm phép quan tài theo nghi thức mà Giáo hội Công giáo đã quy định và hƣớng dẫn. Linh mục đọc lời cầu nguyện, sau đó rẩy nƣớc phép lên quan tài.
Linh mục: Chúng ta cùng cầu nguyện, Lạy Cha, chúng con biết rằng khi thân xác của chúng con là ngôi nhà tạm ở dƣới đất này bị sự chết phá hủy, thì chúng con lại có một nơi cƣ ngụ do Chúa dựng nên. Đó là ngôi nhà vĩnh cửu trên trời, không do tay ngƣời phàm làm ra (94,2Cr. 5, 1). Lạy Cha xin thánh hóa và chúc phúc cho chiếc quan tài này, cũng là chiếc áo,
là nhà tạm cho thân xác yếu hèn hay hƣ nát của ngƣời anh (chị) em chúng