Biểu hiện biến đổi nghi lễ trong hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi nghi lễ Công giáo ở Giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 71 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Biểu hiện biến đổi nghi lễ trong hôn nhân

Hôn nhân hạnh phúc, bền vững và gắn bó là điều mà mỗi con ngƣời đều muốn hƣớng đến dù họ có ở quốc gia nào, tôn giáo nào. Bởi hôn nhân là việc hệ trọng trong cuộc đời con ngƣời và nó đánh dấu một mốc son lớn trong sự trƣởng thành của họ. Từ xa xƣa, ngƣời Việt Nam đã coi trọng lễ cƣới và coi đó là một trong những việc quan trọng nhất:

“Tậu trâu, cƣới vợ, làm nhà Trong ba việc ấy thật là khó thay”

Với ngƣời Công giáo hôn nhân cũng là một vấn đề quan trọng, điều này đã đƣợc Thiên Chúa phán từ cội nguồn trong Cựu Ƣớc “Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời có nam có nữ” [94, St 1,27] Tiếp đến Chúa phán: “Con ngƣời ở một mình thì không tốt. ta

sẽ làm cho nó một trợ tá tƣơng xứng với nó….. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xƣơng sƣờn đã rút từ con ngƣời ra, làm thành một ngƣời đàn bà và dẫn đến với con ngƣời…Bởi thế, ngƣời đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xƣơng một thịt” [94,St 2, 18-24]. Hôn nhân Công giáo đƣợc nâng lên thành bí tích, đây là một trong bảy bí tích do Thiên Chúa lập nên vì thế con ngƣời không thể phá vỡ “Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài ngƣời không đƣợc phân ly” [94,Mc10,9].

Trong sách giáo lý có viết “Hôn phối là nhiệm tích do Chúa Giêsu lập để kết hợp hai ngƣời tín hữu, một nam, một nữ thành vợ chồng trong tình yêu thƣơng, đồng thời ban ơn cho họ để họ xây dựng gia đình hạnh phúc và sinh sản con cái, góp phần vào công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa và xây dựng gia đình nhân loại mỗi ngày mới tốt đẹp hơn”. Cũng chính vì thế, Bộ Giáo luật 1983 dành rất nhiều dung lƣợng để nói về hôn nhân với 111 điều từ điều 1055 đến điều 1165 trong khi đó toàn bộ Giáo luật chỉ có 1752 điều. Nhƣ vậy có thể thấy hôn nhân với ngƣời Công giáo là một việc hệ trọng, nó quyết định đến cuộc sống cả phần đời còn lại sau khi kết hôn vì họ không có cơ hội làm lại. Vì thế mà hôn nhân của ngƣời Công giáo đƣợc tiến hành một cách long trọng với nhiều nghi lễ phức tạp.

Hôn nhân của ngƣời Việt Công giáo nói chung và của giáo dân xứ Đại Ơn, Chƣơng Mỹ, Hà Nội nói riêng là một nét đẹp đặc biệt. Đây là một nét đẹp đặc biệt là bởi nó thể hiện sự hòa quyện hài hòa giữa những nghi lễ, quy định của Giáo hội và những nghi lễ cƣới xin truyền thống của ngƣời Việt. Tƣởng chừng nhƣ giữa hôn nhân của ngƣời Công giáo và hôn nhân truyền thống của ngƣời Việt sẽ có những nét khác biệt rất lớn nhƣng chính từ những khác biệt đó chúng ăn nhập vào nhau tạo nên một nét đẹp văn hóa rất riêng chỉ có ở những giáo dân Công giáo ngƣời Việt.

Giáo luật nhƣng theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội vẫn có những thay đổi về nghi lễ để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Khi Công giáo truyền vào Việt Nam, chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi văn hóa Việt Nam, nên vấn đề hôn nhân cũng ít nhiều có sự thay đổi. Sau công đồng Vatican II, vấn đề hội nhập bắt đầu đƣợc đề cập đến trong Hội nghị Giám mục Á châu kỳ đại hội tại Manila “Chúng tôi hứa sẽ phát huy một nền thần học địa phƣơng và làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm đƣợc để đời sống sứ điệp của Tin mừng đƣợc nhập thể hơn bao giờ hết vào các nền văn hóa phong phú và lâu đời của Á châu, có thể góp phần phát huy những gì thực sự nhân bản trong nền văn hóa đó (Nghị quyết 13). Với Công giáo Việt Nam, vấn đề hội nhập văn hóa ban đầu đƣợc diễn ra với cái tên Việt hóa đạo. Và thực sự mạnh mẽ sau Thƣ chung 1980 với đƣờng hƣớng “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” mà Đại hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ nhất đề ra. Sau Công đồng Vatican II, vấn đề hôn nhân cũng có một vài thay đổi nhất định.

Trƣớc công đồng Vatican II ngƣời Công giáo vì lo giữ đạo nên việc hôn nhân với ngƣời ngoại đạo còn ngăn trở khó khăn, nhất là những cấm đoán trong việc thờ cúng tổ tiên cũng khiến cho không ít gia đình phải băn khoăn:

Lấy ngƣời Công giáo làm chi Chết thì ai cúng? Giỗ thì ai lo?

Lấy ai chăm sóc mả mồ? Lấy ai lo lắng bàn thờ tổ tiên?

Sau công đồng đã có những nới lỏng hơn. Giáo hội cho phép giáo dân kết hôn với ngƣời ngoại đạo và có theo đạo hay không là quyền quyết định của ngƣời đó. Đối với đôi tân hôn nếu một ngƣời không theo đạo, lễ cƣới ở nhà thờ của họ vẫn đƣợc thực hiện theo phép chuẩn và sau lễ cƣới đạo ai

nấy giữ. Trong trƣờng hợp ngƣời đối ngẫu đồng ý gia nhập đạo, họ phải học đạo, làm phép Rửa tội, Mình thánh Chúa và học giáo lý hôn nhân. Chính vì những đổi mới của công đồng nhất là trong việc cho phép giáo dân tôn kính tổ tiên nên nhiều gia đình có con trai gia nhập đạo cũng không còn quá băn khoăn, lo lắng sau này không ai thờ kính mình.

Lấy ngƣời Công giáo chẳng phiền Hằng năm kính nhớ Tổ tiên trọn bề

Mồng hai, mƣời một hội hè Lại thêm suốt tháng ai chê đƣợc nào?

Mồng hai âm lịch quên sao? Tổ tiên, cha mẹ, anh hào kính luôn

Nêu cao uống nƣớc nhớ nguồn Gia đình giỗ kỵ luôn luôn hàng đầu[78].

Cũng từ công đồng, sau lễ cƣới tại nhà thờ đôi tân hôn tổ chức nghi thức cƣới xin tại gia đình giống nhƣ thủ tục cƣới xin truyền thống của ngƣời Việt và đƣợc phép thắp hƣơng vái lạy tổ tiên khi xin dâu và đón dâu về. Trong thánh lễ cƣới tại nhà thờ, những ngƣời không theo Công giáo cũng đƣợc đến để cùng chung vui với gia đình và đôi tân hôn. Trƣớc Công đồng Vatican II, Công giáo Việt Nam cấm gay gắt việc cô dâu có thai trƣớc hôn nhân. Tuy nhiên ngày nay, một mặt Giáo hội vẫn cấm nhƣng mặt khác nếu nhƣ chuyện đã xảy ra, gia đình phải lên thƣa chuyện với linh mục chính xứ, cô dâu phải đi xƣng tội để chịu những hình phạt tinh thần nhƣ sám hội, đọc kinh... Nhƣng ở giáo xứ Đại Ơn hiện nay, việc có thai trƣớc hôn nhân vẫn bị cấm gay gắt, đôi nào mắc phải sẽ không đƣợc tổ chức lễ cƣới trong nhà thờ.

Nhƣ vậy, biểu hiện lớn nhất của vấn đề hội nhập văn hóa trong hôn nhân Công giáo chính là sự hài hòa của nghi lễ hôn nhân Công giáo với thủ

tục cƣới xin truyền thống của ngƣời Việt. Một mặt, hôn nhân Công giáo vẫn tuân thủ theo những qui định chung của giáo hội, vẫn đảm bảo tính hôn phối “bất khả phân li” nhƣng mặt khác có những nội dung đƣợc nới lỏng hơn, hài hòa với phong tục địa phƣơng hơn để đảm bảo quyền hạnh phúc lứa đôi trong thời đại mới. Qua khảo sát ở giáo xứ Đại Ơn – Chƣơng Mỹ - Hà Nội, hôn nhân đƣợc diễn với những thủ tục phần đạo và phần đời nhƣ sau.

Những phong tục, lễ nghi cƣới xin theo Giáo hội Công giáo

Không chỉ riêng ở giáo xứ Đại Ơn mà chung với toàn Giáo hội Công giáo, học giáo lý hôn nhân là một trong những quy định bắt buộc đầu tiên nếu những cặp đôi muốn cử hành hôn lễ trong nhà thờ. Khi đôi nam nữ và gia đình hai bên đồng ý về mối quan hệ này, họ sẽ đến trình linh mục tại giáo xứ để linh mục sắp xếp công việc học tập giáo lý hôn nhân. Thông thƣờng tại các giáo xứ, ngƣời đƣợc giao trách nhiệm giảng dạy trong các lớp giáo lý hôn nhân là những giáo dân có trình độ, đời sống đức tin cũng nhƣ đời sống gia đình tốt đẹp, gƣơng mẫu. Nhƣng ở Đại Ơn do đội ngũ này còn khá mỏng nên ở một số bài giảng quan trọng linh mục chính xứ vẫn đảm nhận. Bên cạnh việc giúp cho các đôi nam nữ nhận ra đƣợc những giá trị cao đẹp của sự kết hợp giữa tình yêu lứa đôi với niềm tin Công giáo, khóa học giáo lý hôn nhân còn trang bị cho họ những kiến thức về tâm sinh lý, sinh sản hay chăm sóc con cái. Thực tế, không phải ai cũng có thể truyền đạt tốt những thông tin mà đƣợc xem là nhạy cảm ấy, nhất là khi phải hƣớng dẫn trong khuôn khổ giáo lý của Hội Thánh. Để giải quyết vấn đề này, linh mục chính xứ đã mời các chuyên gia, bác sĩ của từng lĩnh vực về giảng dạy, trực tiếp nói chuyện với các cặp đôi tân hôn.

Ở Đại Ơn, một năm diễn ra ba khóa giáo lý hôn nhân, mỗi khóa kéo dài ba tháng. Thời gian học giáo lý diễn ra vào cuối tuần, để các cặp đôi

không bị ảnh hƣởng đến công việc hàng ngày. Lịch học buổi sáng cho những cặp đôi nào đồng đạo, còn trƣờng hợp một trong hai ngƣời đang là dự tòng thì sẽ phải tham gia học cả ngày với khối lƣợng kiến thức lớn hơn.

Trong thời gian tham gia học giáo lý hôn nhân cũng là thời điểm để các cặp đôi có cơ hội hiểu nhau hơn, cùng nhau suy nghĩ để trƣởng thành hơn. Và đây cũng là giai đoạn thử thách đối với họ, nhất là với những ngƣời ngoại đạo đang muốn kết hôn với ngƣời trong đạo. Thông qua khóa giáo lý, họ sẽ hiểu hơn về cuộc sống cũng nhƣ sinh hoạt của một tín đồ và cũng hiểu rõ hơn về ngƣời bạn đời của mình. Ở Đại Ơn trƣớc Công đồng Vatican II đã có những cặp đôi yêu thƣơng nhau da diết nhƣng không thể tiến tới hôn nhân vì cách trở giữa đạo và đời. Vì thế, trong làng thƣờng truyền miệng nhau câu:

Bao giờ Đức Phật Thích Ca Lấy đƣợc Đức Bà mà đặng yêu em. Hay:

Amen, lạy Đức Chúa Trời Cầu cho bên đạo, bên đời lấy nhau.

Mặc dù, sau công đồng Vatican II Giáo hội có sự nới lỏng trong vấn đề kết hôn với ngƣời ngoại đạo nhƣng một số gia đình Công giáo theo quan niệm truyền thống vẫn muốn con cái mình lấy vợ (chồng) là ngƣời đồng đạo.

Kết thúc mỗi khóa học, các cặp đôi phải trải qua kỳ thi sát hạch. Nếu đạt yêu cầu họ đƣợc cấp chứng chỉ giáo lý hôn nhân có chữ ký và đƣợc đóng dấu của linh mục. Còn những trƣờng hợp không đạt sẽ phải tham gia học lại vào khóa sau. Các cặp đôi khi đã quyết định tiến tới hôn nhân cũng có thể tham gia khóa học giáo lý trƣớc để sau này cƣới xin không bị dồn dập quá nhiều việc. Tuy nhiên, theo quy định của Giáo hội chứng chỉ này chỉ có thời hạn trong 3 năm, nếu cặp đôi nào để quá 3 năm sẽ phải tham gia

học lại và thi lấy chứng chỉ mới.

Khi hoàn thành khóa học và đƣợc cấp chứng chỉ, những đôi nam nữ phải báo cho linh mục chính xứ về dự định hôn nhân của mình để linh mục rao việc này trong Thánh lễ của nhà thờ. Thực hiện việc này nhằm mục đích thông báo cho toàn thể giáo dân trong xứ đạo biết mối quan hệ của hai ngƣời, để giáo dân cùng linh mục tra xét xem giữa đôi trai gái này có mắc phải những ngăn trở tiêu hôn theo quy định của Giáo hội không? Bên cạnh đó, linh mục cũng sẽ cử ngƣời đi điều tra về đôi nam nữ. Nếu trong quá trình điều tra phát hiện ra cặp đôi nào có một trong những ngăn trở nhƣ đã quy định, có nghĩa họ không đƣợc phép kết hôn. Giáo hội cũng đã quy định rõ về những trƣờng hợp ngăn trở tiêu hôn nhƣ sau:

Ngăn trở tuổi: Ngăn trở tuổi đƣợc quy định ở điều 1083 thuộc về luật Hội Thánh. Để kết hôn, đối với nam phải đủ 16 tuổi và với nữ phải đủ 14 tuổi. Bởi việc lập gia đình đòi hỏi phải trƣởng thành cả về thân xác lẫn tinh thần, lúc ấy mới hoàn toàn tự do quyết định đƣợc hôn nhân của mình. Hội Thánh cũng khuyến khích kết hôn theo độ tuổi quy định trong luật hôn nhân và gia đình tại mỗi quốc gia. Với Việt Nam, luật mới áp dụng tuổi hôn nhân đối với nam là đủ 20 tuổi và với nữ là đủ 18 tuổi.

Ngăn trở do bất lực: Bất lực nói chung là không có khả năng thực hiện việc giao hợp. Theo Giáo luật điều 1084,1 thì đây là một ngăn trở thuộc thiên luật tự nhiên, nên không thể đƣợc miễn chuẩn. Trái lại việc vô sinh không ảnh hƣởng đến việc sinh hoạt thân mật vợ chồng và không làm thành ngăn trở kết hôn($3). Để tránh nghi ngờ về tình trạng này, vợ chồng nên đi khám bác sĩ trƣớc khi kết hôn.

Ngăn trở do hôn phối trƣớc: Giáo luật quy định rất rõ ràng, nếu ai còn vƣớng mắc vào hôn phối trƣớc thì việc kết hôn lần sau sẽ không đƣợc công nhận. Chỉ khi nào một trong hai ngƣời bạn phối ngẫu chết đi hoặc khi hôn

phối đó đƣợc tháo giải theo luật quy định thì việc ràng buộc hôn phối trƣớc mới chấm dứt.

Ngăn trở khác tôn giáo: Khác tôn giáo trở thành một ngăn trở bởi lẽ Giáo hội muốn bảo vệ đức tin từ phía Công giáo và bảo vệ tín đồ của mình. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn có thể ban phép miễn chuẩn ngăn trở này nếu thực hiện đầy đủ những điều kiện đƣợc nói đến trong Giáo luật điều 1125 và 1126.

Ngăn trở Chức Thánh: Trong điều 1087 Giáo luật cấm ngƣời có chức Thánh tức là chức từ phó tế trở lên kết hôn và nếu có kết hôn thì hôn phối không thành. Vì ngăn trở này không phải là luật Chúa nên Giáo hội có thể chuẩn đƣợc.

Ngăn trở lời khấn khiết tịnh vĩnh viễn: Những ngƣời gia nhập dòng tu có lời khấn công khai vĩnh viễn về đức khiết tịnh thì kết hôn sẽ không thành. Ngăn trở này thuộc luật của Giáo hội nên có thể xin miễn chuẩn.

Ngăn trở cƣỡng đoạt: Trong Bộ Giáo luật điều 1089 có ghi rõ: Hôn phối sẽ vô giá trị giữa một ngƣời nam với ngƣời nữ bị bắt cóc hay ít là bị giam giữ để ép buộc kết hôn, trừ khi về sau này ngƣời nữ đƣợc thả ra và đƣợc ở một nơi an toàn và tự do, rồi tự ý bằng lòng kết hôn.

Ngăn trở tội ác: Giết ngƣời phối ngẫu của mình hay của ngƣời kia để kết hôn hoặc khi hai ngƣời cùng trực tiếp hay gián tiếp gây nên cái chết của ngƣời phối ngẫu để lấy nhau thì hôn nhân không thành.

Ngăn trở họ hàng:

-Huyết tộc: Trong Bộ Giáo luật điều 1091 quy định rõ: Những ngƣời có họ hàng huyết tộc gần gũi, nếu kết hôn với nhau hôn phối ấy vô hiệu. Hôn phối vô hiệu cho đến cấp thứ bốn bàng hệ.

-Họ hàng hôn thuộc: Một ngƣời không thể kết hôn với những ngƣời có họ hàng trực hệ với ngƣời phối ngẫu của mình. Nếu kết hôn, hôn phối ấy vô hiệu.

-Công hạnh: Theo điều 1093 của Giáo luật ngăn trở công hạnh là do cuộc hôn nhân bất thành mà đã có sống chung hoặc do việc tƣ tình với nhau một cách công khai và hiển nhiên do việc lập hôn phối đời. Ngăn trở này tiêu hủy hôn phối giữa ngƣời nam với những ngƣời có họ máu hàng dọc ở đời thứ nhất của ngƣời nữ hay ngƣợc lại.

-Dƣỡng hệ: Một ngƣời không thể kết hôn với con nuôi, hay cha mẹ nuôi, hay anh em nuôi của mình. Luật pháp giả định sự liên hệ này nhƣ sự liên hệ huyết tộc và thiết lập ngăn trở.

Sau khi điều tra mà không có ngăn trở nào, đôi nam nữ đƣợc cử hành đám cƣới trong nhà thờ hay chịu Bí tích hôn phối. Bí tích hôn phối đƣợc cử hành long trọng trong Thánh lễ, khác với những Thánh lễ hàng ngày,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi nghi lễ Công giáo ở Giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)