Biến đổi nghi lễ trong Thánh lễ Chúa nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi nghi lễ Công giáo ở Giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 44 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Nguồn gốc của Thánh lễ và biến đổi nghi lễ trong Thánh lễ Chúa/

2.1.3 Biến đổi nghi lễ trong Thánh lễ Chúa nhật

Công đồng Vatican II diễn ra trong giai đoạn Việt Nam bị chia cắt hai miền Nam – Bắc với hai thể chế chính trị khác biệt. Công giáo ở Miền Nam có điều kiện hơn Công giáo miền Bắc khi thực hiện canh tân theo tinh thần của công đồng. Để thực hiện tinh thần của công đồng Vatican II đòi hỏi Công giáo Việt Nam phải có một cấp cao chuyên biệt thực hiện. Vì vậy mà ở Miền Nam đã thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam và Hội đồng đƣợc Tòa Thánh phê chuẩn ngày 24/02/1967. Tuy nhiên trên thực tế Hội đồng này chỉ có vai trò ở Miền Nam và phải đến tháng 2 năm 1971 các Ủy ban giám mục mới đƣợc triển khai. Song do điều kiện lịch sử nhất định ở Miền Nam nên thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.

Khi công việc thực hiện còn đang dang dở thì ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam giải phóng. Những năm đầu sau giải phóng cả dân tộc dồn sức vào khắc phục hậu quả chiến tranh, hoạt động của các tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng tạm thời trầm lắng. Tháng 4 năm 1980, các Giám mục Công giáo ở Việt Nam họp thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Dƣới sự điều hành của Hội đồng Giám mục, tinh thần Canh tân và Nhập thế của Công đồng Vatican II trong đó có việc Canh tân trong Phụng vụ đƣợc quy định bởi Hiến chế về Phụng vụ Thánh mới dần dần đƣợc triển khai cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

nơi đi đầu trong việc thực hiện Hiến chế về Phụng vụ Thánh, theo đó là những biến đổi về nghi lễ. Là xứ đạo thuộc tổng Giáo phận, ....nên giáo xứ Đại Ơn có điều kiện tiếp thu, thực hiện canh tân nghi lễ trong Thánh lễ.

Một cách tổng quát những quy định trong Hiến chế về Phụng vụ Thánh đƣợc quy định từ khoản 47 đến khoản 58 về cơ bản đƣợc thực hiện.

Từ những nghiên cứu trên, luận văn đƣa ra bảng so sánh sau:

Bảng so sánh nghi lễ Công giáo trƣớc và sau Công đồng Vatican II Trƣớc Công đồng Vatican II Sau Công đồng Vatican II

Trƣớc mỗi Thánh Lễ, vị Linh mục Chủ tế và các ngƣời giúp lễ đứng dừng lại trƣớc bậc cấp dƣới cùng của bàn thờ, hƣớng nhìn lên bàn thờ và quay lƣng về phía Cộng Đoàn, để đọc Kinh Cáo Mình và Thánh vịnh 43. Trong khi đó Cộng Doàn giáo dân tham dự lần hạt hay hát các bài Thánh Ca.

Linh mục Chủ tế đứng quay mặt về phía Cộng Đoàn phụng vụ và cùng với Cộng Đoàn bắt đầu làm phép thánh giá : «Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen». Tiếp đến vị Chủ tế chào Cộng Đoàn phụng vụ : “Chúa ở cùng anh chị em” và cả Cộng Đoàn đáp lại : “Và ở cùng Cha”; liền sau đó, vị Linh mục Chủ tế cùng với Cộng Đoàn đọc Kinh Cáo Mình, xƣng thú tội lỗi cùng Thiên Chúa.

Các bài đọc Sách

Thánh

Linh mục Chủ tế đứng quay lƣng về phía Cộng Đoàn và đọc bài Thánh Thƣ bằng tiếng La-tinh ở phía phải bàn thờ. Sau đó, vị Chủ tế vào đứng giữa cạnh bàn thờ,

Còn trong nghi thức mới, thì bài Thánh Thƣ do một ngƣời giáo dân trong Cộng Đoàn đọc và bài Phúc Âm do Thày Sáu hay vị Chủ tế đọc. Cả hai bài

cúi đầu đọc kinh dọn mình trƣớc Phúc Âm. Trong khi đó, sách Phúc Âm đƣợc ngƣời giúp lễ hay Thày Sáu mang từ phía phải bàn thờ sang đặt ở phía trái để vị Chủ tế đọc. Dĩ nhiên, cả bài Thánh Thƣ lẫn bài Phúc Âm đều đƣợc vị Chủ tế đọc thầm một mình.

đều đƣợc đọc ở bàn đọc Thánh Thƣ, đƣợc thiết kế quay về phía Cộng Đoàn.

Đặc biệt là thứ tự các bài Sách Thánh trong nghi thức cũ, rất ít khi đƣợc trích từ phần Kinh Thánh Cựu Ƣớc; còn bài Tin Mừng thì hầu nhƣ chỉ đƣợc trích từ Phúc Âm theo thánh Mát-thêu mà thôi. Trong khi đó, theo nghi thức mới thì tất cả bốn bản Phúc Âm đƣợc lần lƣợt chia ra đọc hết trong ba năm liên tiếp - tức năm A, B, C – và các bản văn quan trọng trong Cựu Ƣớc cũng đƣợc đọc đều đặn trong các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng.

Phần Dâng Lễ

Trong phần Dâng Lễ này, các bản Kinh Thánh Thể đƣợc soạn thảo dựa theo Thánh Kinh, chỉ đề cập đến việc vị Linh mục Chủ tế đại diện cho Cộng Đoàn dâng lên Thiên Chúa Của Lễ; còn Cộng Đoàn phụng vụ tham dự cùng hiệp thông vào Của Lễ Đức Kitô trên Thánh Giá. Nhƣ vậy, trong phần Dâng Lễ, cả hai nghi thức, cũ và mới, hầu nhƣ tƣơng tự nhau, chỉ khác nhau ở chỗ vị Chủ tế quay mặt hay quay lƣng lại Cộng Đoàn phụng vụ mà thôi.

Chủ tế lần lƣợt nâng cao Mình Thánh và chén Máu Thánh lên quá đầu cho Cộng Đoàn tham dự thờ lạy. Đó cũng chính là lần đầu tiên trong suốt Thánh Lễ, các giáo dân đƣợc nhìn thấy Mình Thánh Chúa. Và, bởi vì việc nâng cao Mình Thánh lên nhƣ thế kéo dài khá lâu, trong khi đó hai tà áo lễ lại nặng, nên hai chú giúp lễ phải nâng tà áo lễ lên kẻo chúng tì nặng xuống hai cánh tay vị Chủ tế

Thánh Chúa lên ngắn hơn, và vì trong suốt Thánh Lễ đứng quay mặt về phía Cộng Đoàn, nên vị Chủ tế cũng không cần phải giơ lên quá cao nhƣ trong nghi thức cũ.

Nhƣ vậy, Công giáo Việt Nam nói chung và giáo xứ Đại Ơn nói riêng thực hiện Canh tân trong Phụng vụ theo quy định của Hiến chế về Phụng vụ Thánh nghiêm túc và toàn diện. Nghi lễ Công giáo là hệ thống những luật lệ, lễ nghi chặt chẽ, thống nhất vì thế nhìn chung những nghi thức Thánh lễ ở Việt Nam không có gì khác biệt với những nghi thức Thánh lễ ở các quốc gia khác. Thánh lễ đều kết cấu hai phần: Phụng vụ lời Chúa và Phụng vụ Thánh thể. Tuy nhiên, sự khác biệt, biến đổi mà luận văn muốn đi sâu làm rõ chính là sự khác biệt bởi hội nhập văn hóa. Để đi sâu, bám rễ ở mỗi quốc gia, Công giáo buộc phải có sự chuyển mình thích nghi và hội nhập với văn hóa bản địa.

Trong Thánh lễ, một trong những biểu hiện cụ thể nhất của hội nhập nghi lễ Công giáo với văn hóa Việt Nam chính là việc hát Thánh kinh.Vấn đề này đã đƣợc Nguyễn Hồng Dƣơng trình bày chi tiết trong “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam”.

Hát thánh kinh là những bài hát trong Kinh Thần vụ rút ra từ kinh thánh nhƣng không phải là thánh vịnh. Mỗi nhà thờ Công giáo thƣờng có một hội hát để phục vụ trong các buổi lễ lớn, những buổi chầu Thánh thể, lễ mồ, lễ cƣới và cả Thánh lễ Chúa Nhật.

Trƣớc năm 1945, ở nhà thờ Công giáo Việt Nam, các nghi lễ thực hiện chủ yếu bằng tiếng La tinh, hát lễ cũng bằng tiếng La tinh. Trong dân gian còn truyền tụng câu:

“Các thày đọc tiếng Latinh Các cô con gái thƣa kinh dịu dàng”

Tuy nhiên, việc các nghi lễ và hát kinh đƣợc thực hiện bằng tiếng latinh làm hạn chế rất nhiều đến việc tiếp thu và cảm nhận, nên thời kỳ này xuất hiện linh mục Vƣợng ở Nam Định đã lấy những nhạc điệu cổ truyền Việt Nam, viết lời Việt cho những bài hát kinh. Việc làm của linh mục Vƣợng đƣợc xem là sự kiện đánh dấu một thời kỳ mới cho thánh nhạc Việt Nam, các bài thánh ca đƣợc sáng tác bằng lời Việt, giai điệu đƣợc biến tấu từ những làn điệu dân ca cổ truyền. Đây là một biểu hiện tiêu biểu của sự hội nhập văn hóa. Từ sau Công đồng Vatican II, với tinh thần Canh tân, Nhập thể mà tiến trình hội nhập văn hóa trên lĩnh vực âm nhạc càng đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ, nhiều bản thánh ca mang âm hƣởng dân ca các miền, dân ca các dân tộc Việt Nam đƣợc ra đời.

Nhƣ vậy, hát thánh kinh là một trong những nghi thức mang đậm nét truyền thống dân tộc, thể hiện rõ sự giao thoa văn hóa giữa văn hóa Công giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều này khiến cho Thánh lễ ở Việt Nam mang màu sắc dân tộc khác biệt với Thánh lễ của những quốc gia khác.

Không chỉ vậy, mỗi giáo xứ ở mỗi vùng miền, địa phƣơng khác nhau cũng có lối sinh hoạt đạo khác nhau. Ở giáo xứ Đại Ơn, một xứ nằm ở

ngoại thành Hà Nội vì vậy nếp sống đạo một mặt mang những đặc điểm chung do Công giáo quy định mặt khác cũng có tính đặc thù của địa phƣơng hình thành. Trong Thánh lễ Chúa nhật, tại Đại Ơn chia ra thành các Thánh lễ theo những cung thời gian khác nhau. Thánh lễ chiều thứ bảy là Thánh lễ của giới trẻ, trong Thánh lễ này ca đoàn giới trẻ phụ trách việc hát Thánh ca trong buổi lễ. Sáng chủ nhật là Thánh lễ dành cho thiếu nhi, và chiều chủ nhật là Thánh lễ do ca đoàn của giáo xứ phụ trách. Khi tham dự Thánh lễ, tất cả giáo dân Đại Ơn đều ăn mặc trang trọng lịch sự. Phần lớn phụ nữ cao tuổi và trung niên mặc áo dài, còn lại tất cả đều mặc áo có cổ và quần dài. Không khí Thánh lễ khác với những Thánh lễ học viên khảo sát tại một số giáo xứ ở nội thành Hà Nội nhƣ ở nhà thờ Chính Tòa, giáo xứ Thái Hà, giáo xứ Hàm Long. Ở những nhà thờ này, do dân cƣ tập trung đông đúc nên giờ lễ cũng đƣợc chia nhỏ trong ngày để đảm bảo giáo dân tham gia lễ đầy đủ nhất.

Điều khác biệt rõ nét nhất trong Thánh lễ của giáo xứ Đại Ơn so với một số nhà thờ khác ở nội thành Hà Nội đó là sự cố kết của cộng đoàn. Cũng là Thánh lễ Chúa Nhật, cũng những nghi thức cử hành giống nhau nhƣng bầu không khí mang lại của mỗi khu vực là khác nhau. Tại một số nhà thờ lớn trong nội thành Hà Nội mà học viên khảo sát, do quá nhiều ngƣời từ những vùng khác nhau nên khi họ tham gia Thánh lễ thƣờng là theo cá nhân. Những ngƣời tham dự Thánh lễ không biết nhau, xa lạ. Nhƣng Thánh lễ Chúa Nhật tại giáo xứ Đại Ơn mang đến một bầu không khí khác hoàn toàn. Tính cố kết cộng đồng đƣợc thể hiện rất rõ, giáo dân trong cộng đoàn tự ý thức với nhau về trang phục, giờ giấc và cả thái độ khi tham gia Thánh lễ tạo nên một sự thống nhất, cố kết bền chặt.

Nhƣ vậy, những nghi lễ, nghi thức Công giáo trong Thánh lễ Chúa Nhật là chung cho Giáo hội toàn cầu nhƣng ở mỗi một quốc gia, một giáo

xứ khác nhau khi tham dự Thánh lễ vẫn cảm nhận đƣợc những sự khác nhau. Sự khác nhau này là do sự tác động của văn hóa vùng miền, tính đặc thù của từng địa phƣơng. Điều này tạo nên sự đa dạng trong sinh hoạt tôn giáo. Có thể thấy, khi nghiên cứu một giáo xứ cụ thể, một mặt vừa làm rõ đƣợc những nét chung của giáo hội Công giáo, mặt khác chỉ ra đƣợc những nét đặc thù mang đậm sắc nét địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi nghi lễ Công giáo ở Giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)