5. Cấu trúc của luận văn
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng
3.1.1. Những vấn đề chung của đất nước
Từ sau khi tiến hành Đại hội đổi mới đất nước năm 1986 đến nay, nhìn chung đất nước, con người Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Kinh tế phát triển theo chiều hướng đi lên (thu nhập bình quân theo đầu người liên tục tăng từ 337 USD năm 1997 lên 1024 USD năm 2008), hội nhập với kinh tế trong khu vực và thế giới. Chính trị ngày càng được ổn định vững chắc, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển mọi mặt đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng gặp khơng ít những khó khăn. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, cán cân chính trị thế giới đã có những thay đổi nhất định. Các nước Tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ ln can thiệp, dịm ngó vào các nước Xã hội chủ nghĩa với mục đích tìm mọi cách thủ tiêu chế độ Xã hội chủ nghĩa, xác lập một trật tự thế giới duy nhất, đó là Tư bản chủ nghĩa. Trong sự can thiệp ấy, Việt Nam là một trong những tâm điểm. Các thế lực thù địch luôn dùng những thủ đoạn gây “diễn biến hịa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhằm gây rối loạn tình hình chính trị của đất nước [41, tr. 35 - 40]. Hơn nữa, những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường cũng đã để lại những vấn đề rất đáng quan ngại, như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã chỉ rõ: “…về khách quan mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi
ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản”….Thực trạng ấy là thách thức khơng nhỏ cho cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng trong tình hình hiện nay.