Thời gian tham gia giảng dạy lý luận chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên việt nam tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 32)

58% 23%

10%

9%

 Chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục chính trị tư tưởng luôn được đổi mới.

Thứ nhất, về nội dung, chương trình đào tạo: Nội dung, chương trình các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng trong những năm qua không ngừng được cải tiến theo hướng tinh gọn, hiện đại hơn, thiết thực hơn. Hiện nay, chương trình lý luận chính trị tại các trường thuộc khối không chuyên ngành Mác - Lênin đã giảm tải đáng kể, chỉ cịn 3 mơn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (5 tín chỉ); Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ); Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ).

Từ chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố đã có những biên soạn, chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình hiện tại. Ở tất cả các trường, hầu hết đều có tập bài giảng, tài liệu tham khảo do từng Tổ Bộ môn biên soạn. Điều này cho thấy sự nhạy bén, linh hoạt trong công tác giảng dạy của từng trường, từng bộ mơn, với mục đích cuối cùng là mang lại những kết quả tích cực cho người học.

Theo kết quả điều tra khảo sát, có tới 51% sinh viên cho rằng chương trình các mơn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng là rất bổ ích. Tỉ lệ sinh viên cho rằng khơng bổ ích, khơng phù hợp chỉ chiếm 12%. Điều đó nói lên tính tương đối hợp lý của chương trình giáo dục lý luận chính trị hiện nay.

Biểu đồ 5. Đánh giá về nội dung chƣơng trình đào tạo chính trị tƣ tƣởng

Thứ hai, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng rất đa dạng, tích cực. Phương pháp giảng dạy: trong thời gian qua, các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố đã tích cực tiến hành đổi mới phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng một cách khá hiệu quả, đạt kết quả cao. Nhiều trường đã từng bước chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động “ thầy, cơ giảng, trị ghi” sang phương pháp giảng dạy tích cực “ thầy, cơ hướng dẫn học, trị chủ động tư duy”. Đa số giảng viên tăng cường các hình thức đối thoại, phát huy tính độc lập suy nghĩ của sinh viên. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên, các giờ thảo luận và tự học bước đầu đã phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên. Hầu như tất cả các trường, giảng viên đều sử dụng sơ đồ, biểu đồ và các phương tiện hiện đại như máy chiếu, băng hình, video...Thực tế cho thấy rằng, muốn sử dụng máy chiếu và soạn bài theo giáo án điện tử, giảng viên phải có nhận thức sâu sắc, có khả năng khái quát cao và phải sử dụng thành thạo máy vi tính. Qua đó, tác phong làm việc của giảng viên cũng thay đổi theo hướng hiện đại và cập nhật hơn. Điều này cho phép giảng viên khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trên mạng, giúp sinh viên tăng khả năng tiếp thu

51% 37%

12%

kiến thức. Ngoài việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ giảng dạy, nhiều giảng viên còn sáng tạo ra những phương pháp mới phù hợp với nội dung và đối tượng học, chẳng hạn như trước đây giảng viên giảng dạy theo bài học, thì ngày nay đã chuyển sang giảng theo trục lý thuyết, trên cơ sở xây dựng những khối kiến thức vệ tinh, giảng dạy theo chuyên đề, tham gia các hội thi có liên quan đến kiến thức chính trị, tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử. Nhiều giảng viên cịn sử dụng trị chơi trí tuệ, đóng kịch... xua tan khơng khí căng thẳng của giờ học, kích thích tinh thần học hỏi của sinh viên ( Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh).

Theo kết quả khảo sát, khi được hỏi: phương pháp nào mang lại hiệu quả giáo dục lý luận chính trị tốt nhất cho sinh viên, có tới 61,5 % cho rằng “thầy hướng dẫn, trò chủ động tư duy”; nêu vấn đề phát huy tính tích cực của sinh viên 65,8%; thảo luận nhóm và tự học 55,8%. Đây là các phương pháp phát huy được tính sáng tạo và khả năng của sinh viên. Ngoài ra cịn có những phương pháp khác như sử dụng phương tiện hiện đại, thầy đọc, trò ghi…cũng được sinh viên lựa chọn với tỉ lệ tương đối cao. Điều đó chứng tỏ việc đa dạng hóa phương pháp giáo dục lý luận chính trị là cần thiết, hữu ích, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.

Biểu đồ 6. Phƣơng pháp giáo dục lý luận chính trị hiệu quả

Phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên: Kiểm tra, đánh giá là thước đo hiệu quả giảng dạy và học tập trong nhà trường. Muốn biết phương pháp giảng dạy có đạt hiệu quả tốt hay khơng phải có phương pháp kiểm tra, đánh giá khoa học, chính xác.

Trên thực tế, các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đặc biệt chú trọng những phương pháp mới, có hiệu quả. Một số trường đã có cải tiến khâu đánh giá kết quả học tập của sinh viên như kết hợp thi trắc nghiệm khách quan với thi tự luận; tăng cường thi vấn đáp; khuyến khích viết tiểu luận.

0 10 20 30 40 50 60 70 Thầy hƣớng dẫn, trị tƣ duy

Nêu vấn đề Thảo luận nhóm Sử dụng phƣơng tiện hiện đại Thầy đọc, trò ghi 61.5 65.8 55.8 61 54

Biểu đồ 7. Hình thức đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị có hiệu quả hiệu quả

Nhìn vào biểu đồ 7 ta thấy có sự chênh lệch trong việc lựa chọn các phương pháp là khơng đáng kể. Có tới 62,4% lựa chọn thi trắc nghiệm. Họ cho rằng thi trắc nghiệm có nhiều ưu điểm, như đề thi bao quát được nội dung mơn học, hạn chế bỏ bài học, đảm bảo tính khách quan khi chấm thi, sử dụng công nghệ hiện đại trong chấm thi. Tuy nhiên, mỗi hình thức thi cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng, dó đó việc kết hợp các hình thức kiểm tra sẽ giúp việc đánh giá toàn diện hơn, khách quan hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc điểm từng môn học và hoàn cảnh thực tế để các trường lựa chọn hình thức thi cho phù hợp. Sau mỗi kỳ thi, hầu hết các trường đều có cơ chế khen thưởng, tuyên dương những sinh viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Nhờ vậy đã khuyến khích tinh thần học tập, hứng thú cho sinh viên qua mỗi kỳ thi.

Thứ ba, hình thức, phương tiện giáo dục chính trị tư tưởng được cải tiến. Trong thời gian qua, các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố cũng đã có nhiều thay đổi trong việc sử dụng các hình thức giáo dục chính trị tư

0 10 20 30 40 50 60 70 Thi trắc nghiệm Thi tự luận Thi vấn đáp Viết tiểu luận Hình thức khác 62.4 59.3 39.7 58.6 7.4

tưởng. Có thể thấy hình thức giáo dục rất đa dạng, phong phú (chính khóa, ngoại khóa…) phù hợp với từng loại đối tượng. Sự phù hợp của hình thức tổ chức giáo dục ở đây được thể hiện ở sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và mục tiêu đào tạo của sinh viên từng trường. Chẳng hạn như trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên ngồi các giờ học chính trị tư tưởng chính khóa cịn có rất nhiều chương trình ngoại khóa như: tham quan bảo tàng, di tích lịch sử; tham gia hội thi các mơn lý luận chính trị; hội thi tiếng hát sinh viên với nội dung chủ yếu là những ca khúc về cách mạng, về quê hương, về Đảng và Bác Hồ kính u. Hay như trường Đại học Sài Gịn, bên cạnh học chính trị, tư tưởng trên lớp, sinh viên còn được trải nghiệm thực tế qua “Hành trình về nguồn”, “Câu lạc bộ Lý luận trẻ”. Các hình thức đó đã cung cấp rất nhiều kiến thức về chính trị tư tưởng, là sân chơi có hiệu quả cho sinh viên, giúp họ có cái nhìn thực tế hơn, đúng đắn hơn về những gì đã, đang và sẽ diễn ra, tránh được sự lệch lạc trong suy nghĩ, hành động.

Phương tiện giáo dục chính trị tư tưởng của nhiều trường nhìn chung đã được cải thiện theo hướng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn. Theo kết quả khảo sát, có 60,4% cho rằng tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ học tập là tốt, thậm chí có 21,3% sinh viên cho là rất tốt.

 Kết quả thể hiện ở sinh viên - đối tượng chính của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng

Kết quả cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng được thể hiện trực tiếp ở kết quả học tập và gián tiếp ở sự thay đổi nhận thức, thái độ và tính tích cực chính trị xã hội của sinh viên. Qua khảo sát 400 sinh viên cho thấy, kết quả học tập giỏi và khá chiếm ưu thế. Có 35,5% sinh viên được hỏi đạt kết quả giỏi; 44,5% sinh viên đạt loại khá; tỉ lệ sinh viên đạt điểm trung bình chỉ chiếm 14,25% và yếu là 5,75% (23/400 sinh viên). Những số liệu trên cho thấy sự

quan tâm, cố gắng học tập, thi cử của sinh viên đối với các môn lý luận chính trị là rất đáng ghi nhận (Biểu đồ 8).

Theo đánh giá từ phía đội ngũ giảng viên làm cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, kết quả gián tiếp của công tác này được biểu hiện qua thế giới quan và nhân sinh quan khoa học cách mạng; lý tưởng đạo đức cách mạng cũng như tính tích cực chính trị xã hội đang trở thành xu hướng nổi trội trong sinh viên. Điều này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng của sinh viên đã khá ổn định. Với nội dung bài giảng phong phú, sâu sắc và phương pháp giảng dạy hiện đại, đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã tạo được sự hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, làm cho những tri thức Mác - Lênin được tiếp nhận một cách tự giác, khơng gị bó ở mỗi sinh viên. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến q trình chuyển hóa tri thức thành thế giới quan, nhân sinh quan trong sinh viên. Qua khảo sát 400 sinh viên, có tới 70,9% sinh viên được hỏi cho rằng họ rất thường xuyên và thường xuyên theo dõi thời sự trong nước; 55,4% ln quan tâm đến việc tìm hiểu các nghị quyết, chính sách của Đảng; 78,6% bày tỏ thái độ bất bình trước các biểu hiện tiêu cực của đất nước…Điều này cho thấy sinh viên rất quan tâm và khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị của đất nước.

Biểu đồ 8. Kết quả học tập trung bình các mơn lý luận chính trị

Thứ hai, lý tưởng và đạo đức cách mạng của sinh viên được tạo lập khá vững chắc. Giảng dạy chính trị tư tưởng đã giúp cho đa số sinh viên nhận thức và sống có lý tưởng, có trách nhiệm với sự phát triển, tiến bộ của đất nước. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 52,6% sinh viên tự đánh giá mình là người “có nhiệt tình và có niềm tin vào đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; 57,1% sinh viên coi việc kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc là cơ sở để xây dựng đất nước; hơn 70% sinh viên tin tưởng vào cơng cuộc đổi mới của đất nước. Điều đó minh chứng cho lý tưởng, niềm tin của sinh viên vào đường lối lãnh đạo của Đảng và con đường đổi mới của đất nước cũng như tình yêu vào các giá trị của chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ nét.

Thứ ba, tính tích cực xã hội của sinh viên được tăng cường. Trong những năm qua, tính tích cực xã hội của sinh viên thể hiện ở việc nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối đất nước, với dân tộc và tự giác phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để góp sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo số liệu thống kê của Thành Đồn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 có

000% 005% 010% 015% 020% 025% 030% 035% 040% 045%

Giỏi Khá Trung bình Yếu

036%

045%

014%

427.014 lượt đồn viên tham gia giữ gìn trật tự An tồn giao thơng; 14.515 lượt đoàn viên tham gia giao lưu, thăm hỏi học viên cai nghiện; 41.571 lượt đoàn viên tham gia ngày “Chủ nhật xanh”; 185.652 đoàn viên tham gia cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; vận động “hiến máu cứu người” được 68.801 đơn vị máu [38, tr. 117 - 120]. Việc tổ chức các cuộc thi viết và thuyết trình về các lĩnh vực lịch sử, tư tưởng, chính trị, xã hội, thi Olimpic các môn khoa học Mác - Lênin, phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học… đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Chiến dịch “ Mùa hè xanh”, “ Thanh niên tình nguyện” đã được các thế hệ sinh viên hưởng ứng rất nhiệt tình, tăng lên về số lượng qua các năm…Những kết quả trên cho thấy sự thay đổi trong việc nhận thức rõ vị trí, vai trị, trách nhiệm của sinh viên.

2.2.3. Những tồn tại, hạn chế

 Đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy chính trị tư tưởng cịn nhiều hạn chế

Như đã phân tích ở trên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn cịn có những hạn chế, bất cập. Một số trường còn thiếu cơ sở vật chất thiết bị (tài liệu, thư viện, máy chiếu…) hiện đại phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy cho sinh viên và cán bộ, giảng viên giảng dạy. Bên cạnh đó cịn ưu tiên cho những mơn học, ngành học trọng điểm mà xem nhẹ cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Sự liên kết giữa phịng Cơng tác chính trị học sinh - sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và Khoa/Tổ giảng dạy lý luận chính trị chưa được tốt…Như vậy, chính cơ sở đào tạo đã tạo ra những nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực trong nhận thức, thái độ của sinh viên.

Nhiều giảng viên giảng dạy còn hạn chế về năng lực sư phạm, vốn kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm giảng dạy cịn ít (theo khảo sát tại các trường, có

tới 58% giảng viên dưới 5 năm kinh nghiệm). Họ cũng bị tác động của thực tiễn đời sống xã hội, cịn có tiêu cực về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo…nên đã ảnh hưởng nhất định tới việc giáo dục chính trị tư tưởng. Khi giảng dạy, thuyết giảng thường không chú ý đến việc sinh viên muốn nghe, muốn học gì. Bên cạnh đó, một số giảng viên giảng dạy lý luận chính trị nhưng khơng nghiêm túc trong lập trường tư tưởng, hay phê phán, lên án những tiêu cực xã hội, những vấn đề cịn tồn tại của hệ thống chính trị một cách thái quá, tạo ra những phản ứng khác nhau từ phía sinh viên và ảnh hưởng không tốt đến nhận thức, suy nghĩ, hành động của sinh viên.

 Chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng còn nhiều bất cập

Thứ nhất, về chương trình, giáo trình, nội dung: Thực tế cho thấy, hiện nay cơng tác dục chính trị tư tưởng trong nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố cịn diễn ra thụ động, máy móc, hình thức xơ cứng, nội dung thiếu hấp dẫn nên không thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, không đạt được kết quả như mong muốn. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy các mơn lý luận chính trị cho sinh viên trong tình hình mới, ngày 18 - 9 - 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình các mơn lý luận chính trị bao gồm 3 môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên việt nam tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)