Kết quả học tập trung bình các mơn lý luận chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên việt nam tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 40 - 44)

Thứ hai, lý tưởng và đạo đức cách mạng của sinh viên được tạo lập khá vững chắc. Giảng dạy chính trị tư tưởng đã giúp cho đa số sinh viên nhận thức và sống có lý tưởng, có trách nhiệm với sự phát triển, tiến bộ của đất nước. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 52,6% sinh viên tự đánh giá mình là người “có nhiệt tình và có niềm tin vào đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; 57,1% sinh viên coi việc kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc là cơ sở để xây dựng đất nước; hơn 70% sinh viên tin tưởng vào công cuộc đổi mới của đất nước. Điều đó minh chứng cho lý tưởng, niềm tin của sinh viên vào đường lối lãnh đạo của Đảng và con đường đổi mới của đất nước cũng như tình yêu vào các giá trị của chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ nét.

Thứ ba, tính tích cực xã hội của sinh viên được tăng cường. Trong những năm qua, tính tích cực xã hội của sinh viên thể hiện ở việc nhận thức rõ vai trị và trách nhiệm của mình đối đất nước, với dân tộc và tự giác phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để góp sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo số liệu thống kê của Thành Đồn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 có

000% 005% 010% 015% 020% 025% 030% 035% 040% 045%

Giỏi Khá Trung bình Yếu

036%

045%

014%

427.014 lượt đồn viên tham gia giữ gìn trật tự An tồn giao thơng; 14.515 lượt đoàn viên tham gia giao lưu, thăm hỏi học viên cai nghiện; 41.571 lượt đoàn viên tham gia ngày “Chủ nhật xanh”; 185.652 đoàn viên tham gia cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; vận động “hiến máu cứu người” được 68.801 đơn vị máu [38, tr. 117 - 120]. Việc tổ chức các cuộc thi viết và thuyết trình về các lĩnh vực lịch sử, tư tưởng, chính trị, xã hội, thi Olimpic các mơn khoa học Mác - Lênin, phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học… đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Chiến dịch “ Mùa hè xanh”, “ Thanh niên tình nguyện” đã được các thế hệ sinh viên hưởng ứng rất nhiệt tình, tăng lên về số lượng qua các năm…Những kết quả trên cho thấy sự thay đổi trong việc nhận thức rõ vị trí, vai trị, trách nhiệm của sinh viên.

2.2.3. Những tồn tại, hạn chế

 Đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy chính trị tư tưởng cịn nhiều hạn chế

Như đã phân tích ở trên, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng của các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn cịn có những hạn chế, bất cập. Một số trường còn thiếu cơ sở vật chất thiết bị (tài liệu, thư viện, máy chiếu…) hiện đại phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy cho sinh viên và cán bộ, giảng viên giảng dạy. Bên cạnh đó cịn ưu tiên cho những mơn học, ngành học trọng điểm mà xem nhẹ cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Sự liên kết giữa phịng Cơng tác chính trị học sinh - sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và Khoa/Tổ giảng dạy lý luận chính trị chưa được tốt…Như vậy, chính cơ sở đào tạo đã tạo ra những nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực trong nhận thức, thái độ của sinh viên.

Nhiều giảng viên giảng dạy còn hạn chế về năng lực sư phạm, vốn kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm giảng dạy cịn ít (theo khảo sát tại các trường, có

tới 58% giảng viên dưới 5 năm kinh nghiệm). Họ cũng bị tác động của thực tiễn đời sống xã hội, cịn có tiêu cực về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo…nên đã ảnh hưởng nhất định tới việc giáo dục chính trị tư tưởng. Khi giảng dạy, thuyết giảng thường không chú ý đến việc sinh viên muốn nghe, muốn học gì. Bên cạnh đó, một số giảng viên giảng dạy lý luận chính trị nhưng khơng nghiêm túc trong lập trường tư tưởng, hay phê phán, lên án những tiêu cực xã hội, những vấn đề cịn tồn tại của hệ thống chính trị một cách thái quá, tạo ra những phản ứng khác nhau từ phía sinh viên và ảnh hưởng không tốt đến nhận thức, suy nghĩ, hành động của sinh viên.

 Chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cịn nhiều bất cập

Thứ nhất, về chương trình, giáo trình, nội dung: Thực tế cho thấy, hiện nay cơng tác dục chính trị tư tưởng trong nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố cịn diễn ra thụ động, máy móc, hình thức xơ cứng, nội dung thiếu hấp dẫn nên không thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, không đạt được kết quả như mong muốn. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy các mơn lý luận chính trị cho sinh viên trong tình hình mới, ngày 18 - 9 - 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình các mơn lý luận chính trị bao gồm 3 môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương trình các mơn lý luận mới, bên cạnh những thành tựu, cố gắng không thể phủ nhận vẫn cịn một số điểm chưa hồn toàn hợp lý, chưa thực sự khoa học. Cụ thể, đó là chưa đảm bảo tính tích hợp mà mới chỉ là cộng gộp đơn thuần trong chủ trương giảm tải chương trình giáo dục lý luận chính trị. Chẳng hạn như: Giáo trình mơn Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự cộng gộp của 3 môn Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị học Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; tính thiếu nhất quán,

không thống nhất trong môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương I đến chương III được bố cục theo trục thời gian; từ Chương IV đến chương VIII bố cục theo vấn đề)…Với sự bất cập như vậy, rất khó khăn trong việc chuyển tải đầy đủ những tri thức cơ bản một cách hệ thống đến sinh viên, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng.

Thứ hai, về phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng. Hiện nay, trong các trường đại học, cao đẳng về cơ bản giảng viên vẫn còn sử dụng phương pháp thuyết trình, nói một chiều, ít có cơ hội để sinh viên trao đổi. Trong cơ cấu các mơn học có một yêu cầu bắt buộc, dành thời lượng 10 - 15% số tiết để thảo luận nhưng trên thực tế, những buổi thảo luận chỉ mang tính hình thức. Thêm vào đó, năng lực truyền thụ của mỗi cán bộ giảng viên hết sức khác nhau. Có nhiều giảng viên vì mưu sinh cuộc sống đã phải “chạy xô” nhiều buổi giảng, giảng nhiều tiết, nhiều kiểu nội dung trong cùng một ngày, làm cho sức sáng tạo và ham muốn truyền thụ kiến thức bị suy giảm, khi lên lớp lại thể hiện sự hời hợt với vấn đề, không truyền được ngọn lửa đam mê cho sinh viên. Hậu quả là sinh viên vốn đã thờ ơ, lại càng thờ ơ với việc học chính trị tư tưởng, chỉ lo học đối phó hơn là khao khát tìm hiểu, tiếp thu khoa học. Việc đầu tư chiều sâu cho vận dụng phương pháp hiện đại chưa nhiều. Trên thực tế, muốn sử dụng máy chiếu và soạn bài giảng theo giáo án điện tử, giảng viên phải có nhận thức sâu sắc, có khả năng khái quát cao, và phải sử dụng thành thạo vi tính. Điều quan trọng hơn là giảng viên phải khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trên mạng, giúp sinh viên tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Nhưng trong thực tế, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật và phương pháp trực quan cịn lúng túng, chưa có kỹ năng. Thậm chí cịn xảy ra tình trạng, thay vì sinh viên nghe thầy giảng để ghi chép thì bây giờ sinh viên phải nhìn lên màn hình máy chiếu để chép bài. Bởi vậy tính hiệu quả của sử dụng phương tiện hiện đại chưa cao.

Nhiều phương pháp mới đã được sử dụng, nhưng lại bộc lộ những hạn chế do giảng viên chưa nắm chắc được ưu, nhược điểm của từng phương pháp và chưa biết vận dụng phù hợp. Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm có khi lại tỏ ra nhàm chán, bởi câu hỏi đặt ra mới chỉ đơn thuần là lý thuyết. Mặt tích cực trong phương pháp truyền thống cũng chưa được khai thác triệt để. Do đó, sinh viên trở nên thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức, khơng phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Các giờ giảng vẫn còn nặng lý thuyết, chưa gắn sát với thực tiễn đời sống nên chưa gây được hứng thú học tập cho sinh viên. Thêm nữa, đội ngũ giảng viên giảng dạy chính trị tư tưởng hiện nay vẫn còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và tin học, chưa sử dụng thành thạo các máy móc hiện đại nên rất hạn chế trong sưu tầm tại liệu. Kết quả điều tra đã cho thấy rõ phần nào điều đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên việt nam tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)