Hình thức đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên việt nam tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 37 - 40)

hiệu quả

Nhìn vào biểu đồ 7 ta thấy có sự chênh lệch trong việc lựa chọn các phương pháp là khơng đáng kể. Có tới 62,4% lựa chọn thi trắc nghiệm. Họ cho rằng thi trắc nghiệm có nhiều ưu điểm, như đề thi bao quát được nội dung môn học, hạn chế bỏ bài học, đảm bảo tính khách quan khi chấm thi, sử dụng công nghệ hiện đại trong chấm thi. Tuy nhiên, mỗi hình thức thi cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng, dó đó việc kết hợp các hình thức kiểm tra sẽ giúp việc đánh giá toàn diện hơn, khách quan hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc điểm từng môn học và hoàn cảnh thực tế để các trường lựa chọn hình thức thi cho phù hợp. Sau mỗi kỳ thi, hầu hết các trường đều có cơ chế khen thưởng, tuyên dương những sinh viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Nhờ vậy đã khuyến khích tinh thần học tập, hứng thú cho sinh viên qua mỗi kỳ thi.

Thứ ba, hình thức, phương tiện giáo dục chính trị tư tưởng được cải tiến. Trong thời gian qua, các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố cũng đã có nhiều thay đổi trong việc sử dụng các hình thức giáo dục chính trị tư

0 10 20 30 40 50 60 70 Thi trắc nghiệm Thi tự luận Thi vấn đáp Viết tiểu luận Hình thức khác 62.4 59.3 39.7 58.6 7.4

tưởng. Có thể thấy hình thức giáo dục rất đa dạng, phong phú (chính khóa, ngoại khóa…) phù hợp với từng loại đối tượng. Sự phù hợp của hình thức tổ chức giáo dục ở đây được thể hiện ở sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và mục tiêu đào tạo của sinh viên từng trường. Chẳng hạn như trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên ngồi các giờ học chính trị tư tưởng chính khóa cịn có rất nhiều chương trình ngoại khóa như: tham quan bảo tàng, di tích lịch sử; tham gia hội thi các mơn lý luận chính trị; hội thi tiếng hát sinh viên với nội dung chủ yếu là những ca khúc về cách mạng, về quê hương, về Đảng và Bác Hồ kính yêu. Hay như trường Đại học Sài Gòn, bên cạnh học chính trị, tư tưởng trên lớp, sinh viên còn được trải nghiệm thực tế qua “Hành trình về nguồn”, “Câu lạc bộ Lý luận trẻ”. Các hình thức đó đã cung cấp rất nhiều kiến thức về chính trị tư tưởng, là sân chơi có hiệu quả cho sinh viên, giúp họ có cái nhìn thực tế hơn, đúng đắn hơn về những gì đã, đang và sẽ diễn ra, tránh được sự lệch lạc trong suy nghĩ, hành động.

Phương tiện giáo dục chính trị tư tưởng của nhiều trường nhìn chung đã được cải thiện theo hướng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn. Theo kết quả khảo sát, có 60,4% cho rằng tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ học tập là tốt, thậm chí có 21,3% sinh viên cho là rất tốt.

 Kết quả thể hiện ở sinh viên - đối tượng chính của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng

Kết quả cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng được thể hiện trực tiếp ở kết quả học tập và gián tiếp ở sự thay đổi nhận thức, thái độ và tính tích cực chính trị xã hội của sinh viên. Qua khảo sát 400 sinh viên cho thấy, kết quả học tập giỏi và khá chiếm ưu thế. Có 35,5% sinh viên được hỏi đạt kết quả giỏi; 44,5% sinh viên đạt loại khá; tỉ lệ sinh viên đạt điểm trung bình chỉ chiếm 14,25% và yếu là 5,75% (23/400 sinh viên). Những số liệu trên cho thấy sự

quan tâm, cố gắng học tập, thi cử của sinh viên đối với các mơn lý luận chính trị là rất đáng ghi nhận (Biểu đồ 8).

Theo đánh giá từ phía đội ngũ giảng viên làm cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, kết quả gián tiếp của cơng tác này được biểu hiện qua thế giới quan và nhân sinh quan khoa học cách mạng; lý tưởng đạo đức cách mạng cũng như tính tích cực chính trị xã hội đang trở thành xu hướng nổi trội trong sinh viên. Điều này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng của sinh viên đã khá ổn định. Với nội dung bài giảng phong phú, sâu sắc và phương pháp giảng dạy hiện đại, đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã tạo được sự hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, làm cho những tri thức Mác - Lênin được tiếp nhận một cách tự giác, khơng gị bó ở mỗi sinh viên. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến q trình chuyển hóa tri thức thành thế giới quan, nhân sinh quan trong sinh viên. Qua khảo sát 400 sinh viên, có tới 70,9% sinh viên được hỏi cho rằng họ rất thường xuyên và thường xuyên theo dõi thời sự trong nước; 55,4% luôn quan tâm đến việc tìm hiểu các nghị quyết, chính sách của Đảng; 78,6% bày tỏ thái độ bất bình trước các biểu hiện tiêu cực của đất nước…Điều này cho thấy sinh viên rất quan tâm và khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên việt nam tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)