Phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện an lão (thành phố hải phòng) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 49 - 56)

2.1.1 .Chủ trương của Đảng bộ huyện An Lão về xây dựng nông thôn mới

2.2.2. Phát triển kinh tế nông thôn

Với chủ trương “xây dựng nền nông nghiệp huyện ngoại thành theo hướng hiện đại, gắn với đơ thị sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh với thị trường và bền vững”[11, tr.1], “Xây dựng nông thôn mới huyện An Lão để kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, khai thác cỏ hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động nhằm từng bước tăng thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hố có khả năng cạnh tranh cao, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị sinh thái và du lịch - dịch vụ hài hoà, bền vững" [11, tr2]. Chủ trương về phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trong hai nhiệm kỳ luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn huyện. Huyện uỷ, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho nhân dân sản xuất để đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần thực hiện thành cơng mơ hình xây dựng nơng thơn mới của huyện.

Trong sản xuất nơng nghiệp, nhằm đẩy mạnh q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực sản xuất, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh sẵn có tại địa phương, trong những năm qua, nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện đã cụ thể hố, vận dụng linh hoạt các chủ truơng, chính sách của Đảng vả Nhà nước vào điều kiện thực tế của ngành nông nghiệp huyện. Huyện đã xây dựng được các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện dại hóa. Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại đất đai, mặt nước ở môi vùng sinh thái, chuyển đổi cơ câu cây trồng vật nuôi, nuôi trông thuỷ sản, cơ cấu mùa vụ, đưa nhanh những giống cây, con có năng suất, chất lượng cao, giá trị hàng hố lớn vào sản xuất, phát triển nơng nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái của từng vùng. Vùng đồi gò chú trọng phát triển các loại cây ăn quả lâu năm, cây chè và chăn nuôi đại gia súc. Vùng trũng tập trung thâm canh cây lúa, rau đậu và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng giữa và đất bằng tập trung phát triển các dự án rau an tồn, cây cơng nghiệp ngắn ngày...

Sản xuất lương thực

Huyện đã chỉ đạo giữ ổn định diện tích trồng lúa khoảng 8.000 ha ở những vùng chủ động tưới tiêu và có khả năng thâm canh cao, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm an ninh lương thực và một phần sản xuất hàng hoá. Do vậy, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã có những thay đổi rõ rệt. Diện tích và năng suất một số cây trồng chính có xu hướng tăng: lúa năng suất năm 2014 đạt 64,7 tạ/ha (vụ xuân đạt 67,4 tạ/ha; vụ mùa đạt 62 tạ/ha), tăng

3,7tạ/ha so với năm 2010; ngô năng suất năm 2014 đạt 57,9 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; khoai lang năng suất năm 2014 đạt 88,5 tạ/ha, tăng 3,1 tạ/ha; lạc năng suất đạt 29 tạ/ha, tăng 2,4tạ/ha [68, tr3].

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Trạm Khuyến nông huyện hằng năm mở các lớp tập huấn đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tổ chức cho các hộ nông dân đi tham quan, học tập các mơ hình sản xuất tiến bộ để áp dụng

vào sản xuất tại địa phương, tổ chức các mơ hình trình diễn các giống mới, kỹ thuật canh tác mới đạt hiệu quả và mơ hình cơ giới hố trong trồng lúa từ khâu gieo trồng đến thu hoạch đạt kết quả khá.

Về đổi mới tổ chức nội dung hoạt động của các hợp tác xã: tồn huyện, năm 2012 có 23 hợp tác xã nơng nghiệp, trong đó có 21 hợp tác xã quy mơ tồn xã, 2 hợp tác xã quy mô liên thôn và 3 hợp tác xã chuyên ngành mới thành lập năm 2011- 2012, đến năm 2014 có trên 34 hợp tác xã [68, tr.4]. Nhìn chung, hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp vẫn phát huy tác dụng tốt, duy trì đại hội thường kỳ và hết nhiệm kỳ đảm bảo đúng luật, số hợp tác xã dịch vụ cho xã viên các khâu quan trọng như: tưới tiêu, làm đất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, quản lý điện dân sinh, cung ứng giống vật tư, phân bón cho hộ nơng dân ngày càng nhiều, được xã viên tin tưởng và đồng tình ủng hộ.

Về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trên địa bàn những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng cịn chậm, chủ yếu hình thành các trang trại quy mô vừa và nhỏ, tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi như trại gà, trại lợn và hình thành các vùng chăn ni tập trung xa khu dân cư.

Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như chương trình thâm canh lúa cải tiến (SRI), chương trình phịng, trừ dịch hại tổng họp trên lúa và hoa màu (IPM). Xây dựng các mơ hình trình diễn các giống lúa chất lượng cao, hằng năm cấp cho các xã sản xuất 220 ha giống chất lượng cao để nhân giống cung cấp cho các hộ nơng dân, tổng kinh phí hỗ trợ cho chương trình khuyến nơng của huyện năm 2012 là 3 tỷ, năm 2014 là trên 5 tỷ. Thường xuyên tổ chức vệ sinh tiêu độc mơi trường, tiêm phịng cho đàn gia súc, gia cầm để phịng chống dịch bệnh, do vậy, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không để xảy ra dịch lớn, đưa giá trị ngành chăn nuôi của huyện chiếm trên 50% trong giá trị ngành nông nghiệp. Sau dồn điền đổi thửa, từ cuối tháng 12-2012 đến năm 2015, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni ở những vùng sản xuất lúa, màu kém hiệu quả sang mơ hình kinh tế trang trại, trồng

cây ăn quả, chăn ni, ni trồng thủy sản với diện tích là 358,66 ha; với 51 mơ hình trong đó có 27 trại lợn, 23 trại gà, 1 trang trại tổng hợp. Nâng tổng số mơ hình trang trại tồn huyện là 310 trang trại; trong đó 262 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; 17 trang trại thủy sản; 30 trang trại tổng hợp; 1 trang trại lâm nghiệp; lợi nhuận của các trang trại từ 300 triệu đến 3 tỷ đồng/năm [68, tr.4].

Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn ni trong ngành nông nghiệp. Năm 2015 chiếm 83,5%, tăng 9,5% so với năm 2010. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 105 triệu đồng/1 ha canh tác; tăng 45 triệu đồng/1 ha so với năm 2010 [68, tr.5].

Vùng sản xuất tập trung

Thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung trong quy hoạch nông thôn mới gắn với Nghị quyết số 10/2007/NQ-HĐND và 14/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2010-2020, UBND huyện đã chỉ đạo các xã xây dựng

các vùng sản xuất tập trung có quy mơ từ 03ha trở lên với tổng số vùng đã thực hiện đến năm 2015 là 19 vùng tại các xã Trường Thọ, Mỹ Đức, Tân Viên, Chiến Thắng, Quốc Tuấn và Quang Trung, tổng diện tích là 392,7ha. Từ diện tích cấy lúa hiệu quả thấp đã được các hộ nơng dân cải tạo và chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm tăng rõ rệt hiệu quả sử dụng đất. Một số hộ trên địa bàn huyện bước đầu đã tích tụ ruộng đất, làm ăn có hiệu quả theo quy mô trang trại. Đặc biệt, tại một số xã như: Tân Viên, Chiến Thắng, Mỹ Đức, Trường Thọ, An Thọ,… đã hình thành các vùng sản xuất tập trung liền kề có vai trị quan trọng trong quy hoạch phát triển nông nghiệp lâu dài của địa phương. Các hộ đã tận dụng đất đai kể cả những khu vực rất khó khăn cho cấy lúa để cải tạo, đầu tư sản xuất ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, tăng thu nhập, tăng giá trị sản xuất, khắc phục tình trạng dân bỏ ruộng, trả ruộng..

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp không chỉ làm tăng giá trị sử dụng đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà cịn giải quyết tình trạng sử dụng ruộng

đất manh mún, tập quán làm ăn nhỏ lẻ, phân tán của nơng dân; bước đầu tạo sự tích tụ ruộng đất, đầu tư sản xuất theo quy mô tập trung hướng đến thị trường hàng hóa.

Mặt khác, trong q trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng khoa học công nghệ, đưa giống mới cho nông dân tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: rau chất lượng, các loại thuỷ đặc sản; công nghệ xây hầm bioga xử lý chất thải, tạo ra chất đốt tiết kiệm chi phí cho các hộ; đưa các giống cây trồng, thuỷ sản có năng suất và chất lượng vào sản xuất, đã làm tăng năng suất và giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế bền vững; từng bước tạo tập quán sản xuất lớn gắn với thị trường, với bảo vệ mơi trường góp phần cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn của huyện. Tuy nhiên cịn gặp khó khăn như: các mối liên kết bốn nhà chưa thật chặt chẽ, thiếu các nhà doanh nghiệp tham gia liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn

Từ năm 2008 đến năm 2012 có 02 xã xây dựng cánh đồng mẫu lớn đảm bảo quy hoạch gọn vùng, có hệ thống giao thông và thuỷ lợi nội đồng, hệ thống điện thuận lợi cho sản xuất và được quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Cụ thể: Vùng sản xuất lúa chất lượng thôn Đại Điền, xã Tân Viên quy mô 30ha (địa phương tự xây dựng); vùng sản xuất lúa chất lượng thôn An Luận - Tiên Hội, xã An Tiến quy mơ 32ha (có một phần hỗ trợ của thành phố). Năm 2013 xây dựng 01 vùng tại 2 thôn Quyết Tiến, xã điểm An Thắng với quy mơ 30ha (có một phần hỗ trợ của thành phố). Đến hết năm 2013 trên địa bàn huyện đã xây dựng được 03 vùng với tổng diện tích 92ha. Kinh phí hỗ trợ cho các vùng là 2.246 triệu đồng. Năm 2014 xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại 02 xã (Chiến Thắng, Mỹ Đức) đảm bảo quy hoạch gọn vùng, có hệ thống giao thông và thuỷ lợi nội đồng, hệ thống điện thuận lợi cho sản xuất và được quy hoạch vùng sản xuất tập trung [68, tr3].

Mơ hình “cánh đồng mẫu lớn” được trung ương, thành phố và huyện quan tâm, chỉ đạo; đã được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước áp dụng nên việc tổ chức thực hiện được tiếp cận nhanh. Công tác chỉ đạo sản xuất của UBND huyện trong các năm qua đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp: Mở rộng diện tích gieo thẳng, cấy mạ non, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; nơng dân có nhiều kinh nghiệm và tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền các cấp. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nơng thơn mới, các xã đã quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung nên thuận lợi cho việc triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Bên cạnh đó cịn có một số hạn chế: Điều kiện đất đai, kinh tế, trình độ dân trí của các hộ trong vùng xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” khơng đồng nhất nên khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí: Liền vùng - cùng trà - cùng giống và cơ giới hóa đồng bộ. Cơ giới hóa trong sản xuất chưa đồng bộ, chưa có các loại máy chuyên dùng phục vụ sản xuất; nhiều công việc nặng nhọc như san phẳng ruộng vẫn sử dụng sức người. Diện tích các thửa ruộng còn nhỏ, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cịn thiếu chi phí các khâu dịch vụ cao; giá thành sản phẩm nông nghiệp cao, giá bán không tăng nên ảnh hưởng đến đầu tư của các hộ vào sản xuất.

Cơ giới hóa đồng bộ

Thực hiện mơ hình cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa (theo chương trình hỗ trợ của UBND thành phố): tính đến năm 2015 tồn huyện đã có 762 máy

làm đất các loại; 96 máy gặt đập liên hoàn; 390 máy tuốt lúa; 40 máy cấy... Một số khâu trong quá trình sản xuất đã được cơ giới hóa với tỷ lệ cao như: làm đất; tuốt lúa (cả gặt đập liên hoàn) đạt 100% diện tích góp phần giải phóng sức lao động của nông dân và tạo điều kiện chủ động về thời vụ sản xuất nhất là vụ mùa.

Năm 2013, xã An Thắng đã tiếp nhận máy làm đất 6 cái, máy cấy 7 cái, máy gặt đập liên hợp 3 cái và 01 giàn gieo sạ tự động.

Năm 2015, xã Quang Trung đã tiếp nhận: máy làm đất 2 cái, máy cấy 2 cái, khay nhựa 5.800 cái, máy gặt đập liên hợp 3 cái [69, tr.4].

Những hiệu quả từ việc thực hiện mơ hình cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất lúa đó là: Diện tích làm đất máy cỡ lớn: độ sâu lật đất tăng 1,3-1,5 lần so với dùng máy nhỏ, tăng độ dày tầng canh tác, tăng độ phì nhiêu của đất đai; vùi sâu gốc rạ, cỏ dại, hạn chế mầm mống sâu bệnh; đẩy nhanh tiến độ làm đất, tiết kiệm nhiên liệu, làm giảm giá thành dịch vụ gieo cấy, đảm bảo tiến độ thời vụ sản xuất. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ các phương pháp canh tác cải tiến; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp-nông thôn, tăng nhanh các hoạt động dịch vụ nông nghiệp; áp dụng cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất tăng thu nhập cho nông dân, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong nơng nghiệp, nơng thơn.

Cơ giới hố đồng bộ trong sản xuất thúc đẩy quá trình dồn đổi ruộng đất thành các thửa ruộng lớn để sản xuất hàng hố; hình thành hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật gắn sản xuất theo chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra; nâng cao năng suất lao động, giảm lao động thủ cơng; góp phần tích cực tái cơ cấu sản xuất nơng nghiệp, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nơng thơn mới.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: Người dân, Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp rất khó khăn huy động vốn, do chi phí đối ứng mua sắm 01 bộ máy móc, thiết bị cơ giới hố lớn (đồng bộ máy làm đất, cấy, gặt trên 400 triệu đồng). Ruộng đất cịn manh mún, khơng bằng phẳng, độ lầy thụt khác nhau; đường giao thông nội đồng một số nơi chưa được đầu tư kiến thiết nâng cấp, đáp ứng yêu cầu hoạt động cơ giới hoá đồng bộ. Người vận hành máy hầu như chưa qua đào tạo cơ bản các kỹ thuật vận hành và quản lý máy móc nên việc sử dụng, vận hành, bảo dưỡng máy,… cịn khó khăn, bỡ ngỡ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng máy. Đối với máy cấy, máy gặt hoạt động 40-60 ngày/2 vụ/năm, cịn lại là thời gian khơng sử dụng nên hiệu quả khai thác đồng vốn thấp.

Sau 08 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, với sự hỗ trợ của Nhà nước từ nhiều cơ chế chính sách, chương trình Đề án, sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp, ngành, địa phương cùng với sự nỗ lực của người nông dân, sản xuất nơng nghiệp đã có bước phát triển rõ nét ở tất cả các mặt: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, kinh tế trang trại. Nhiều mơ hình sản xuất mới tiên tiến được áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện an lão (thành phố hải phòng) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)