Bảng số liệu lao động ngành du lịch tại Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện ba vì hà nội (Trang 58 - 60)

Năm Ao Vua Đầm Long Khoang Xanh Thiên Sơn Suối Ngà Hồ Tiên Sa Tản Đà Resort Family Resort Ba Vì Resort Vườn cò Tổng 2012 80 50 150 72 30 121 116 98 10 727 2013 82 50 150 85 30 150 97 132 10 786 2014 95 105 155 80 38 152 112 144 14 895

Theo số liệu thống kê của phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì về lao động công tác trong ngành du lịch tại một số khu du lịch, năm 2012 tổng số lao động làm trong các khu du lịch huyện Ba Vì là 727 người. Năm 2013 số lượng lao động tăng 108,11% so với năm 2012 với 786 người. Năm 2014 tăng 113,87% so với năm 2013. Thu nhập của lao động tại các điểm du lịch này giao động từ 2,2 triệu đồng – 3 triệu đồng năm 2012. Năm 2013 thu nhập lao động giao động từ 2,5 triệu đồng – 3,5 triệu đồng. Năm 2014 thu nhập cao nhất của lao động là 3,8 triệu đồng. Trình độ học vấn của lao động được Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì thống kê mới nhất trong năm 2014: Trình độ lao động trung học và trung học phổ thông 37,6%. Trình độ lao động trung cấp chuyên ngành du lịch & khách sạn 48%. Trình độ lao động tốt nghiệp cao đẳng và đại học chuyên ngành du lịch là 12,4%. Trình độ thạc sĩ là 2%. Lao động tốt nghiệp trung học và trung học phổ thông công việc chủ yếu là phục vụ nhà hàng, tạp vụ, kiểm soát vé, bảo vệ… tại khu du lịch. Lao động này được sử dụng nhiều tại các khu du lịch như: Thiên Sơn – Suối Ngà, Hồ Tiên Sa, Vườn Cò, Khoang Xanh. Lượng lao động này thường được tuyển thêm trong mùa cao điểm và 2/3 số lao động này không thuộc biên chế của khu du lịch. Vì vậy, họ không có trình độ và kỹ năng phục vụ du lịch, không được đào tạo bài bản. Họ chỉ được đào tạo và chỉ dẫn trong quá trình làm việc và được đào tạo bởi nhân viên vào trước họ, cho nên chất lượng lao động này thường thấp và còn nhiều hạn chế. Đối với lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành du lịch khách sạn, họ là những nhân viên thuộc biên chế của điểm du lịch. Họ được lựa chọn và đào tạo với nghiệp vụ như: Lễ tân phòng tắm khoáng, lễ tân Spa, buồng phòng, bếp, thu ngân…Số lao động này tương đối ổn định, ít có sự biến động, họ có kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ khá tốt. Nhưng 84% số lao động này họ không có trình độ ngoại ngữ, chỉ có 16% số lao động này có trình độ ngoại ngữ và tập chung chủ yếu tại các khu nghỉ dưỡng như Tản Đà Resort, Family Resort, Ba Vì Resort. Lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học chủ yếu là lao động công tác trong nghiệp vụ lễ tân khách sạn, quản lý tổ, nhóm…Đây là lực lượng lao động lòng cốt kết hợp với nhà quản lý thực hiện các chương trình đào tạo cho nhân viên. Các chương trình đào tạo tại các khu du lịch chủ yếu là kinh nghiệm của những người đi trước và được chỉ dẫn lại cho những người mới. Một số cán bộ chủ chốt của khu du lịch được doanh nghiệp du lịch kết hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội mở lớp đào tạo nâng cao trình độ hoặc được cọ sát thực tế tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Nha Trang, Đà Nẵng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện ba vì hà nội (Trang 58 - 60)