Tác động đối với Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những chuyển biến trong quan hệ đồng minh mỹ philippines từ năm 1992 tới nay (Trang 82 - 86)

8. Bố cục luận văn

3.1. Những tác động của mối quan hệ đồng minh Mỹ Philippines

3.1.2. Tác động đối với Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản

Thứ nhất, đối với Trung Quốc, quan hệ Mỹ - Philippines khiến Trung Quốc

cảm thấy bất an hơn trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở khu vực, và nhất là trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Quốc luôn muốn phát triển quan hệ với Philippines cũng như cố gắng nhượng bộ để ngăn việc Philippines, Mỹ và các quốc gia mà Trung Quốc có tranh chấp hình thành liên minh chống lại mình; đồng thời giảm thiểu nguy cơ Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Sau những căng thẳng từ vụ tranh chấp tại Đá Vành Khăn (Mischief Reef) nổ ra từ năm 1995, bước vào thế kỷ XXI, quan hệ Philippines và Trung Quốc có nhiều bước phát triển nhanh chóng. Về kinh tế, từ năm 2000 đến năm 2007, thương mại song phương giữa hai nước mỗi năm đều tăng trên 30% … Về phương diện chính trị, năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 25 thiết lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc và Philippines đã ký kết “Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Philippines về khuôn khổ hợp tác song phương trong thế kỷ 21”, theo đó xác định hai nước sẽ thiết lập một mối quan hệ lâu dài và ổn định trên cơ sở láng giềng tốt đẹp, hợp tác, tin cậy lẫn nhau. Trong giai đoạn này, lãnh đạo cấp cao hai nước cũng có nhiều chuyến thăm lẫn nhau và ký kết nhiều bản ghi nhớ. Tiêu biểu là chuyến thăm Philippnies của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào vào tháng 4/2005, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung trong đó nhấn mạnh: quan hệ đối tác Trung Quốc Philippines đã đạt đến “giai đoạn hoàng kim”; mối quan hệ hữu nghị sẽ liên tục được mở rộng và phát triển toàn diện, khơng chỉ phục vụ lợi ích căn bản của hai bên mà cịn góp phần vào hịa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Sự gia tăng quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines gây bất lợi hơn cho Trung Quốc trong tương quan lực lượng khu vực giữa Trung Quốc và các “đối thủ” của Bắc Kinh trong khu vực, nhất là những quốc gia có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Điều này khiến cho Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn chiến lược quân sự của mình, nhất là việc tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân.

Quan hệ đồng minh thân thiết giữa Mỹ với Philippines cũng như chính sách tái cân bằng và tập trung trở lại những lợi ích của nước này tại khu vực châu Á – TBD là

thách thức lớn cho các kế hoạch và tham vọng mở rộng ảnh hưởng, bành trướng thế lực của Trung Quốc. Mối quan hệ Mỹ - Philippines cùng với chuỗi các quốc gia đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia… hình thành hệ thống bao vây Trung Quốc; đặc biệt là cản trở chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc.

Thứ hai, đối với ASEAN, việc Mỹ và Philippines tăng cường quan hệ đồng

mình tạo sự cân bằng và ổn định trong khu vực: một mơi trường khu vực hịa bình và ổn định phù hợp với lợi ích của Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực.

Việc Mỹ không cam kết hỗ trợ Philippines trong các tranh chấp lãnh thổ khiến Tổng thống Ramos phải nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế, đặc biệt là từ ASEAN. Ơng tun bố rằng: “sự cân bằng về chính trị và kinh tế trong nội bộ ASEAN là đủ để đảm bảo ổn định và hịa bình tập thể.” Philippines tích cực thúc đẩy thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào năm 1994 – diễn đàn đối thoại an ninh đa phương duy nhất trong khu vực châu Á - TBD ở cấp nhà nước. Từ góc độ của Manila, ARF là con đường để hợp tác với các quốc gia chủ chốt về vấn đề an ninh và rằng hợp tác sẽ phát triển từng bước, từ các quốc gia ASEAN đến các nước cường quốc tầm trung (middle-power states) như Trung Quốc, Australia, Nhật Bản và New Zealand.102 Cùng với thúc đẩy an ninh đa phương, Chính quyền Ramos cũng đẩy mạnh các quan hệ an ninh song phương. Philippines bắt đầu tập trận trên biển với Indonesia vào năm 1993; thiết lập quan hệ quốc phòng qua các Bản ghi nhớ với Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Pháp. Ngoài ARF, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD (APEC) cũng ghi nhận nhiều hoạt động tích cực của Philippines, ngay từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1993. Tại đây, Philippines cùng với các quốc gia ASEAN đã xây dựng được một diễn đàn với lực lượng đối thoại đông đảo, gồm tất cả các quốc gia lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, ASEAN sẽ phải đối mặt với việc Philippines quá dựa dẫm và phụ thuộc vào quan hệ với Mỹ sẽ khiến các cơ chế hoạt động của tổ chức ASEAN trở nên lỏng lẻo. Các quốc gia ASEAN vốn bị chia rẽ mạnh mẽ bởi khoảng cách về phát triển

102

Renato Cruz De Castro (2004), Revitalized Philippine-U.S. Relations, Asia-Pacific Security Cooperation:

kinh tế - xã hội sẽ càng trở nên khó gắn kết khi Mỹ cùng với Trung Quốc can thiệp sâu hơn vào các vấn đề trong khu vực; biến đây thành nơi tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng.

Thứ ba, đối với Nhật Bản, quan hệ thân thiết giữa Mỹ - Philippines là điều kiện

thuận lợi để Nhật Bản tăng cường hợp tác với Philippines cũng như gia tăng can dự vào khu vực thơng qua Philippines. Nhìn chung, việc ba nước Mỹ, Philippines và Nhật Bản duy trì mối quan hệ hữu hảo với nhau bên cạnh mục tiêu chung là bảo đảm an ninh hàng hải tại biển Đơng và kiềm chế Trung Quốc cịn phù hợp với lợi ích và tính tốn của mỗi bên.

Nhật Bản và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1956. Năm 2011, quan hệ Nhật Bản – Philippines được nâng lên tầm đối tác chiến lược, đưa Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược thứ hai của Philippines, chỉ sau Mỹ. Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước có nhiều khởi sắc, đặc biệt trên lĩnh vực an ninh quốc phòng và kinh tế.

Về an ninh quốc phịng, Nhật Bản và Philippines có mối đe dọa hiện hữu chung là Trung Quốc – quốc gia đang thách thức chủ quyền của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư và trên thực tế đang kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines. Các sáng kiến chung của Nhật Bản và Philippines nhằm tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước và đáp lại sự hung hăng của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và Biển Đông thể hiện những thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng, tăng cường đào tạo, tập trận song phương và đa phương.

Nhằm nâng cao hình ảnh của mình trong khu vực châu Á-TBD, Nhật Bản nỗ lực can dự vào Đông Nam Á và Philippines có thể đóng một vai trị quan trọng trong liên minh non trẻ của Nhật Bản. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Philippines có thể giúp Nhật Bản bằng cách giám sát các hoạt động hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Hơn nữa, Nhật Bản thấy rằng tăng cường năng lực cho các lực lượng biển không được trang bị tốt của Philippines cũng sẽ góp phần phân tán nguồn lực của các cơ quan hàng hải Trung Quốc giữa biển Hoa Đơng và Biển Đơng; đóng góp vào việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, bao gồm cả tuyến đường biển không bị cản trở của Nhật Bản.

Trong khi đó, Philippines đang đẩy mạnh quan hệ đối tác với các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, nhằm tăng cường tiềm lực quốc phịng của mình. Chính phủ Philippines ủng hộ mạnh mẽ Nhật Bản tái vũ trang, thoát khỏi ràng buộc của Hiến pháp hịa bình để trở thành một yếu tố cân bằng quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Nhật Bản - đối tác xuất khẩu hàng đầu của Philippines được chính quyền Aquino đánh giá là một nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Năm 2014, Nhật Bản là bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Philippines và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Philippines với thương mại song phương đạt hơn 19,1 tỷ USD.103

Tháng 6/2015, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã có chuyến thăm Nhật Bản lần thứ 6 - quốc gia mà ông đến thăm nhiều nhất trong nhiệm kỳ của mình. Hai nước đã ra một tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, đồng ý bắt đầu đàm phán để trao đổi thiết bị quốc phòng, thực hiện nhiều cuộc tập trận hơn và đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải ở vùng Biển Đông. Hai nước ký một thỏa thuận trị giá 103 triệu USD để Philippines mua 10 chiếc tàu tuần tra của Nhật Bản. Số tiền này sẽ được Tokyo cung cấp cho Manila dưới dạng các khoản vay với lãi suất thấp. Đặc biệt, Philippines sẵn sàng đàm phán một hiệp định thăm viếng quân sự cho phép Nhật Bản sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines, giống như với Mỹ và Australia; sẽ giúp quân đội Nhật Bản mở rộng phạm vi hoạt động của họ tại Biển Đông.

Tháng 9/2015, Nhật Bản đã thơng qua Luật an ninh mới, theo đó, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) được mở rộng vai trò và được phép tham chiến ở nước ngoài; cho phép Nhật Bản thực thi (một cách hạn chế) quyền phòng vệ tập thể hoặc hỗ trợ Mỹ và các nước bạn bè khác bị tấn công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản có thể triển khai các lực lượng của mình để giúp đỡ Philippines hoặc tham

103

Philippine Statistics Authority, Foreign Trade Statistics of the Philippines: 2014. Đăng tải ngày 1/7/2015

gia giữ gìn an ninh hàng hải tại khu vực biển Đơng. Chính sách này đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của Mỹ và Philippines.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những chuyển biến trong quan hệ đồng minh mỹ philippines từ năm 1992 tới nay (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)