8. Bố cục luận văn
3.1. Những tác động của mối quan hệ đồng minh Mỹ Philippines
3.1.3. Tác động đối với Việt Nam
Thứ nhất, sự ủng hộ của Mỹ đối với Philippines và việc Mỹ đã xác định có lợi
ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải, hịa bình, ổn định trong khu vực châu Á – TBD; bảo đảm tôn trọng pháp luật quốc tế và giao thương hợp pháp không bị đe dọa ở các tuyến hàng hải quốc tế sẽ giúp ích cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, nhất là với Trung Quốc. Việt Nam sẽ thêm nhiều sự ủng hộ trên trường quốc tế từ tiếng nói của Mỹ, Philippines và cả một số đồng minh của Mỹ bên cạnh bạn bè quốc tế trong việc lên án những hành động trái phép của Trung Quốc; kêu gọi giải quyết tranh chấp biển Đông bằng các biện pháp hịa bình và tn thủ luật pháp quốc tế. Hơn nữa, Việc Mỹ ủng hộ và trợ giúp Philippines trong vụ kiện “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông cũng gợi mở cho Việt Nam cách thức lập hồ sơ pháp lý kiện Trung Quốc ở Tịa án quốc tế và tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế về vụ kiện này, nhất là từ phía Mỹ. Khi đó, cả Manila và Hà Nội có thể sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế hiện có để làm suy yếu tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, sự hiện diện quân sự cũng như ảnh hưởng chính trị của Mỹ tại khu vực sẽ tạo thành một lực lượng cân bằng với Trung Quốc; góp phần kiềm chế những hành động ngang ngược của Trung Quốc. Trả lời một cuộc phỏng vấn trên CNN ngày 1/2/2015, Tổng thống Obama lên tiếng: “Trung Quốc không nên bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines trong vấn đề hàng hải, mà hãy cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hịa bình, theo luật pháp quốc tế.”104
Trong sự kiện Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam tháng 5/2014, Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết số hiệu S.RES.412 về tình hình an ninh châu Á - TBD, trong đó kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và mọi lực lượng ra khỏi các vị trí hiện tại, ngưng mọi hoạt
104
Việt Phương, Tổng thống Mỹ nói Trung Quốc khơng nên bắt nạt nước nhỏ. Đăng tải ngày 2/2/2015 tại
http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150202/tong-thong-my-noi-trung-quoc-khong-nen-bat-nat-nuoc-nho/706791.html .
động trên biển trái với Công ước về các quy định ngăn chặn va chạm trên biển (COLREGS) của Tổ chức Hàng hải quốc tế và trả mọi thứ trở lại nguyên trạng như trước ngày 1.5.2014. Nghị quyết nhấn mạnh, Mỹ tuy không phải là một bên tuyên bố chủ quyền tại biển Đông nhưng có lợi ích lớn từ việc giải quyết tranh chấp tại đây thông qua con đường ngoại giao hịa bình phù hợp với luật quốc tế, thay vì hăm dọa hay dùng vũ lực; đồng thời khẳng định mọi tuyên bố chủ quyền và hành động hỗ trợ hoạt động giàn khoan Hải Dương-981 của TQ trái với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, và đây là nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC).105
Thứ hai, quan hệ tốt đẹp của Mỹ và Philippines tạo cơ hội cho Việt Nam phát
triển quan hệ với cả hai quốc gia này, đặc biệt là đối với Philippines.
Đối với Mỹ, Việt Nam cũng nằm trong công thức cân bằng quyền lực của Mỹ tại khu vực châu Á – TBD bao gồm: (i) củng cố các liên minh quân sự hiện có tại Đơng Bắc Á dựa vào các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines; (ii) khắc phục khoảng trống trong liên kết an ninh với các quốc gia ven Biển Đông bằng cách đẩy quan hệ chiến lược với Việt Nam và Indonesia, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, và khai thông quan hệ với Myanmar.106
Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ có nhiều tiến triển tốt đẹp, chủ yếu trên các phương diện kinh tế, thương mại, công nghệ, hỗ trợ nhân đạo và hàn gắn hậu quả chiến tranh. Năm 2015, hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm lịch sử tới Mỹ, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng bản Tuyên bố về Tầm nhìn chung năm 2015 Việt Nam - Mỹ đã làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, mở ra cơ hội hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định mối quan hệ bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi.
105
Danh Toại, Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Đăng tải ngày 12/7/2014 tại
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/thuong-vien-my-yeu-cau-trung-quoc-rut-gian-khoan-261819.html
Truy cập ngày 12/12/2014
106
Kapila, S. (2013) South China Sea Disputes: Strategic Implications And Perspectives On Conflict Resolution, báo cáo tại hội thảo “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa - những khía cạnh lịch sử và pháp lý” tổ chức tại Quảng Ngãi, Việt Nam ngày 27/4/2013. Đăng tải ngày 3/5/2013 tại
Theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, tiềm năng phát triển thương mại giữa hai nước vẫn còn rất lớn và khi TPP được ký kết, hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ còn được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa.107
Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976. Tháng 11/2002, hai nước ký Khuôn khổ Hợp tác song phương trong 25 năm đầu thế kỷ XXI và thời kỳ tiếp theo. Tháng 10/2011, hai nước ký Chương trình Hành động giai đoạn 2011-2016, định hướng cho quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực cụ thể, nhất trí đưa quan hệ lên tầm chiến lược. Riêng về quan hệ an ninh, quốc phịng, hai bên tích cực triển khai các thỏa thuận đã ký kết: Thỏa thuận về hợp tác quốc phòng (10/2010); Bản Thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Philippines; Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng phòng vệ bờ biển Philippines. 108 Hai nước nghiên cứu thiết lập cơ chế đối thoại chính sách quốc phịng cấp Thứ trưởng; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm hậu cần, cơng nghiệp quốc phịng; tích cực tham vấn, ủng hộ nhau tại các cơ chế hợp tác khu vực về quốc phòng, an ninh như ADMM, ADMM+, ARF...
Trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp hiện có, hai bên nhất trí cần đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Philippines, đưa quan hệ hai nước phát triển tồn diện lên tầm cao mới. Trong chuyến cơng du Philippines tháng 5/2014 của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí lập Ủy ban cơng tác chung do hai Bộ Ngoại giao đứng đầu để xây dựng lộ trình tiến tới quan hệ Đối tác chiến lược, vì lợi ích của mỗi nước và vì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung của khu vực để sớm trình lãnh đạo cấp cao hai nước quyết định. Ủy ban này đã có cuộc họp đầu tiên vào cuối tháng 1/2015.109
107
Thông tấn xã Việt Nam, Năm 2015 là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Đăng tải ngày 18/9/2015 http://www.vietnamplus.vn/nam-2015-la-dau-moc-quan-trong-trong-moi-quan-he-viet-namhoa-
ky/344347.vnp Truy cập ngày 19/9/2015
108
Nguyễn Hoàng, Thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Philippines. Đăng tải ngày 20/5/2014
http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thuc-day-quan-he-hop-tac-nhieu-mat-Viet- NamPhilippines/199726.vgp Truy cập ngày 20/1/2015
109
Nguyễn Hoàng; Nhật Bắc, Việt Nam, Philippines nhắm tới quan hệ Đối tác chiến lược. Đăng tải ngày 21/5/2014 http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Viet-Nam-Philippines-nham-toi-quan-he-Doi-tac-chien-
Ngày 17/11/2015, trước thềm hội nghị APEC ở Manila, Philippines và Việt Nam đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược nhằm tăng cường quan hệ an ninh trong thời điểm khu vực Biển Đơng có nhiều sóng gió.110 Việt Nam sẽ trở thành đối tác chiến lược thứ 3 của Philippines, sau Mỹ và Nhật Bản. Hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác song phương nhằm đối phó với nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề biển Đơng, trên cơ sở quan tâm lẫn nhau, hịa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ ba, sự quan tâm đặc biệt của Mỹ với Philippines nói riêng và khu vực
ASEAN nói chung dẫn tới việc các cường quốc khác tích cực can dự vào sân chơi khu vực; điều này tạo cho Việt Nam cả cơ hội và thách thức. Cùng với Mỹ; Nhật Bản, Nga, Ấn Độ cũng có những chính sách riêng để duy trì ảnh hưởng tại ASEAN về nhiều mặt như kinh tế, đầu tư, viện trợ, khoa học – công nghệ…