8. Bố cục luận văn
3.3. Xu hướng quan hệ đồng minh trong thời gian tới
* Một số thuận lợi đối với sự phát triển quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines
trong thời gian tới, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, với tình hình tranh chấp biển Đơng chưa có khả năng giải quyết triệt
để trong tương lai gần và Trung Quốc tiếp tục có những động thái quyết liệt nhằm thay đổi hiện trạng trên biển Đông, quan hệ Mỹ - Philippines sẽ tiếp tục được thắt chặt; dựa trên cơ sở Mỹ tiếp tục duy trì lợi ích quốc gia về tự do hàng hải tại khu vực biển này còn Philippines tiếp tục cần sự hiện diện của Mỹ như một đối trọng với Trung Quốc cũng như cần các hỗ trợ của Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh quân đội.
Thứ hai, việc Tòa án Tối cao Philippines đã ra phán quyết rằng EDCA là hợp
hiến; đồng nghĩa với việc EDCA hoàn toàn phù hợp với luật pháp Philippines, khơng địi hỏi phải có sự thơng qua của thượng viện. Việc EDCA chắc chắn sẽ khơng bị “bỏ rơi” khi chính quyền mới tại Philippines lên nắm quyền sau cuộc bầu cử vào tháng 6/2016 sẽ mở ra thời kỳ hợp tác mới cho quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines.
Thứ ba, đại diện 12 nước thành viên tham gia TPP (trong đó có Mỹ) vừa chính
thức đặt bút ký vào văn bản này, đánh dấu việc các nước chính thức hồn tất tồn bộ q trình đàm phán để có thể bắt đầu thủ tục phê chuẩn tại mỗi nước. Tuy Philippines chưa tham gia TPP nhưng quốc gia này luôn thể hiện mong muốn được gia nhập, trước nguy cơ đứng ngoài cuộc chơi và bị bỏ lại so với hai nước ASEAN khác đã tham gia TPP là Việt Nam và Malaysia. Nếu điều này được thực hiện, quan hệ thương mại giữa Philippines với Mỹ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.
* Một số thách thức đối với sự phát triển quan hệ đồng minh Mỹ -
Philippines trong thời gian tới, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Hiện tại Philippines vẫn đang được hưởng lợi từ sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc; tuy nhiên điều này vẫn tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro. Bất kỳ thay đổi lớn nào trong quan hệ Mỹ - Trung - dù là sự xoa dịu của Trung Quốc với Mỹ hay sự thay đổi chính sách nhằm chấp nhận Trung Quốc như một thế lực quân sự - chính trị tại khu vực – cũng sẽ là dấu hiệu chấm dứt các cơ hội của Philippines. Cái bắt tay của Trung Quốc và Mỹ sẽ làm suy giảm giá trị của Philippines trong các tính tốn
chiến lược của các nước lớn. 111 Khi chính phủ mới lên nắm quyền vào năm 2017 tại Mỹ và Philippines, chưa thể nói trước quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines liệu có được tiếp tục thắt chặt hay bị lơi là như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Một thách thức phải kể đến đó là tư tưởng bài Mỹ tại Philippines, từ các nhận vật chính trị dân tộc chủ nghĩa và các tổ chức cánh tả quân sự, ví dụ như Liên minh cánh tả Bagong Alyansang Makabayan (Bayan)... Trong lịch sử, vấn đề hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines cũng như việc Philippines khơng có thẩm quyền xử lý các vụ án liên quan đến lính Mỹ đã nhiều lần bị phản đối mạnh mẽ tại Philippines, tiêu biểu nhất là việc đóng cửa các căn cứ quân sự Mỹ và khiến Mỹ rút toàn bộ quân ở Philippines vào năm 1992. Việc Philippines và Mỹ ký EDCA cũng đã vấp phải khơng ít sự phản đối, hồi nghi và cả một số cuộc biểu tình nhỏ. Theo học giả Richard Javad Heydarian tại Đại học De la Salle (Philippines), EDCA trong chừng mực nào đó chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ bởi Washington sẽ khơng phải chịu những khoản chi phí thuê các căn cứ của Philippines như trong thời Chiến tranh Lạnh. Điều này cịn chưa tính đến việc Philippines sẽ phải chi trả các chi phí di chuyển và tiêu dùng cho sự hiện diện quân đội Mỹ.112
Ngoài ra, việc EDCA được thực thi và Mỹ tăng cường sự hiện diện cùng các hoạt động quân sự tại khu vực sẽ có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Đáp trả lại việc Tòa án Tối cao Philippines thông qua EDCA, học giả Trung Quốc Chu Phong thuộc Đại học Nam Kinh đã cảnh báo: “Biển Đông sẽ trở nên chật chội hơn, và nguy cơ xảy ra xung đột quân sự sẽ tiếp tục gia tăng”. EDCA cũng có nguy cơ biến các tranh chấp Biển Đơng thành một sự ganh đua nước lớn tồn diện,
111
Renato Cruz De Castro (2010), Weakness and Gambits in Philippine Foreign Policy in the Twenty-first
Century, Pacific Affair, Vol. 83, No. 4, December 2010, pg. 697 - 717
112
Richard Javad Heydarian, Why the New US-Philippine Defense Pact Could Be a Double-Edged Sword. Đăng tải ngày 27/1/2016 http://thediplomat.com/2016/01/why-the-new-us-philippine-defense-pact-could-be-a-double-
làm phức tạp thêm các tranh chấp và làm xói mịn các nỗ lực của các bên tham gia khu vực trong việc tìm ra một giải pháp hịa bình, thơng qua con đường ngoại giao.113
* Xu hướng quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines trong thời gian tới:
Philippines là quốc gia đồng minh qn sự có vai trị và vị trí quan trọng trong chiến lược “xoay trục” của Mỹ, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang gia tăng triển khai lực lượng quân sự ở khu vực châu Á - TBD. Tuy nhiên, Philippines lại là quốc gia có nền kinh tế tương đối yếu trong số các đồng minh của Mỹ ở khu vực, vậy nên thời gian tới Washington và Manila sẽ thắt chặt hơn mối quan hệ đồng minh và Mỹ sẽ gia tăng viện trợ nhiều hơn cho quốc gia Đông Nam Á này.
Thứ nhất, Mỹ và Philippines sẽ tiếp tục gia tăng hợp tác mạnh mẽ hơn trong
lĩnh vực quân sự, ít nhất trong thời hạn 10 năm của EDCA. Điều này phù hợp với nhu cầu của cả hai bên, và nhất là trong bối cảnh thách thức an ninh khu vực ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Phía Philippines thấy rằng họ cần phải hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình và Mỹ lại tỏ ý muốn giúp đỡ. Chính vì vậy, quan hệ qn sự giữa hai nước vẫn là ưu tiên và là mũi nhọn trong quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Trong bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin
ngày 28/4/2014 tại thành phố Quezon miền Tây Nam nước này, ông cho rằng, “khi
những thách thức về quốc phòng và an ninh trở lên phức tạp hơn, chúng tôi (cả Philppines và Mỹ) đã nhận ra sự thiết thực về việc có một thỏa thuận nhằm tăng cường hơn nữa khả năng của chúng tơi đối phó với những thách thức phức tạp.”114
Bên cạnh đó, theo như Ngoại trưởng Philippines ông Albert F. del Rosario khi phát
biển về EDCA đã cho rằng, “với EDCA, Philippines và Mỹ là đồng minh có chủ quyền
đã viết lên một chương mới đối tác hiện đại và lâu đời”115. Việc ký kết EDCA đã mở
113
Richard Javad Heydarian, Philippines re-embraces US military muscle. Đăng tải ngày 21/1/2016 tại
http://www.straitstimes.com/opinion/philippines-re-embraces-us-military-muscle Truy cập ngày 21/2/2016
114
Secretary of National Defense Voltaire Gazmin, Remarks of Secretary of National Defense Voltaire Gazmin on the signing of the Agreement on Enhanced Defense Cooperation Agreement between the Philippines and the United States of America. Đăng tải ngày 28/4/2014 http://www.gov.ph/2014/04/28/remarks-of-secretary-
gazmin-on-the-signing-of-the-enhanced-defense-cooperation-agreement/ Truy cập ngày 29/4/2014
115
Secretary Albert F. del Rosario, Statement: The Secretary of Foreign Affairs on the signing of the PH-U.S. Enhanced Defense Cooperation Agreement. Đăng tảu ngày 28/4/2014 tại
ra một thời kỳ mới cho quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines, điều này đánh dấu cho việc Mỹ đang gia tăng củng cố cho khẳ năng “đề kháng” của Philippines trước một Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ hơn, điều này cũng như một “phương thuốc” cho Philippines có thể mạnh mẽ và quyết tâm hơn trong việc theo đuổi vụ kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bên cạnh đó, cách động thái ngày càng cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ làm cho khoảng cách giữa Bắc Kinh và Manila trong vấn đề Biển Đông sẽ ngày càng lớn hơn, nhất là Philippines đang theo đuổi vụ kiện “đường lưỡi bị” phi pháp ở Biển Đơng. Điều này khiến cho Manila cần phải có sự ủng hộ mạnh mẽ và lâu dài của phía Washington, hy vọng được Mỹ ủng hộ một cách tích cực và chủ động. Theo như cách nhìn nhận từ phía Trung Quốc thì Mỹ sẽ sử dụng Philippines như một con cờ
quan trọng để gia tăng can dự vào khu vực, khi tờ Nhân dân (People) của Trung Quốc ngày 29/4/2014 đã đánh giá rằng, “trong vấn đề Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, Mỹ thể
hiện rõ sự thiên vị đối với Nhật Bản là điều đễ thấy. Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù bề ngồi Mỹ tun bố lập trường khơng đứng về bên nào, nhưng mức độ can dự ngày càng sâu hơn. Đặc biệt là trong tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, nếu như trước đây chỉ có ‘bóng đen’ nước Mỹ, vậy mà hiện nay hiện nhiên Mỹ đã thò ‘bàn tay đen’ vào. Cho nên, Philippines mới dám trắng trợn thách thức Trung Quốc. […] Đặc biệt là ‘hồ sơ kiện’ của Philippines đệ trình lên tịa án cơng lý quốc tế, phía quan phương Mỹ không chỉ lớn tiếng ủng hộ, mà đoàn luật sư Mỹ cũng đã làm rất nhiều.”116 Philippines có thể khiến Trung Quốc cảm thấy tức giận và “mất mặt” ; khiến nước này gia tăng một cách tiêu cực hơn các hành động mang tính gây hấn và gây sức ép lớn hơn với Philippines, điều này càng khiến Manila tìm kiếm thắt chặt quan hệ đồng minh hơn nữa với Mỹ.
Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư và viện trợ hai nước sẽ được đẩy mạnh hơn trong các cơ chế hợp tác song phương và đa phương, nhất là việc
hai nước đang thúc đẩy để đàm phán cho việc Philippines có thể gia nhập TPP, bởi nếu
http://www.gov.ph/2014/04/28/statement-the-secretary-of-foreign-affairs-on-the-signing-of-the-ph-u-s-
enhanced-defense-cooperation-agreement/ Truy cập ngày 29/4/2014
116
Manila cũng lo ngại rằng việc bị loại ra khỏi hiệp định này có thể khiến cho kinh tế
Philippines trở nên què quặt.
Ngoài ra, nguy cơ rủi ro trong quan hệ kinh tế giữa Philippines và Trung Quốc cũng khiến cho Manila và Washington tính tốn đến yếu tố thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương, điều này cũng phù hợp với chiến lược gia tăng can dự toàn diện của Mỹ tới với khu vực. Sự gia tăng thắt chặt về đồng minh quân sự giữa Mỹ và Philippines trong thời gian tới là mũi nhọn, nhưng để Mỹ có thể tham gia tốt hơn vào khu vực thì việc đẩy mạnh hợp tác về kinh tế là yếu tố vơ cùng quan trọng. Bởi ngồi đảm bảo an ninh khu vực thì nhu cầu hội nhập phát triển kinh tế là xu thế chung tất yếu và là cũng là xu thế chủ đạo của khu vực. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines cũng ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế đối với Philippines bởi Trung Quốc không chỉ là đối tác kinh tế hàng đầu của khu vực mà còn là đối tác kinh tế hàng đầu của Philippines.
Tuy nhiên, mối quan hệ với Mỹ sẽ được Philippines cân bằng với những mối quan hệ quan trọng khác để đảm bảo lợi ích quốc gia của mình. Sự kiện Scarborough có lẽ là một bài học đắt giá đối với Philippines về việc không nên trông chờ quá nhiều vào Mỹ trong hiện tại, khi mà Mỹ phải căng sức ra tồn thế giới vì những lợi ích tồn cầu của nước này. Hiệp ước MDT năm 1951 tuy có giá trị quan trọng trong quan hệ đồng minh hai nước nhưng không giúp được Philippines trong tranh chấp về biển đảo; vì Trung Quốc trên thực tế khơng tấn cơng vào vùng đất liền và khu đô thị hay các đảo có chủ quyền rõ ràng của Philippines (điều V của Hiệp ước này xác định một cuộc tấn công vũ trang vào một trong các bên bao gồm cuộc tấn công vũ trang vào vùng đô thị hoặc trên vùng đảo Thái Bình Dương thuộc quyền tài phán của mỗi nước; hoặc các lực lượng vũ trang, tàu cơng vụ và máy bay tại Thái Bình Dương).