Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986 - 2005) (Trang 38 - 47)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1 Đường lối phát triển y tế của Đảng và Nhà nước

Thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, lần V và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong thời kỳ của các nhiệm kỳ Đại hội đó, nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực, cải tiến được một phần cơ cấu nền kinh tế, xã hội, đặt những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới. Song, chúng ta chưa tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới. Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm (1981-1985), chúng ta không ổn định được mục tiêu đề ra là ổn định tình hình kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Trái lại, sai lầm về tổng điều chỉnh giá, lương, tiền cuối năm 1985 đã làm cho nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn mới. Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trong khi đó, trên thế giới các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã bị khủng hoảng do không bắt nhịp được thời đại. Do đó, đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Bối cảnh đó Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, từ đó xác định nhiệm vụ và đường lối chiến lược để đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích sâu sắc những thành quả và sai lầm, khuyết điểm của cách mạng nước ta, đồng thời rút ra những bài học về hành động để phù hợp với quy luật

khách quan. Từ đó, Đại hội đã xác định nhiệm vụ, mục đích của cách mạng trong thời kỳ đất nước đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội là: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết một lòng, quyết đưa hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [30, tr. 37-38].

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị, đến xã hội, văn hoá, tư tưởng, những trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Về y tế, Đại hội nhấn mạnh: “Sức khỏe của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân. Trên cơ sở tiếp tục quán triệt các quan điểm y học dự phòng, kết hợp y học hiện đại với YHCT và phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trước mắt tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động y tế và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có biện pháp tích cực và chính sách thích hợp nhanh chóng cũng cố mạng lưới y tế, nhất là y tế huyện, quận và cơ sở. Phát động rộng rãi phong trào quần chúng và huy động lực lượng các ngành tham gia bảo vệ và làm sạch môi trường, phòng và chống dịch, phòng và chống các bệnh xã hội, nghề nghiệp….Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khám và chữa bệnh. Tăng cường giáo dục cán bộ, nhân viên y tế về thái độ, tinh thần phục vụ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, không ngừng nâng cao trình độ của nền y học và y tế nước ta. Cố gắng đầu tư thêm cho công tác y tế và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, văn hóa của đội ngũ cán bộ y tế. Phát triển sản xuất dược phẩm và thiết bị, dụng cụ y tế. Mở rộng nuôi trồng, chế biến và sử dụng có hiệu quả thuốc ta. Có chính sách đầu tư để hình thành các vùng

dược liệu tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm và cho xuất khẩu, mở rộng sản xuất hóa dược, xây dựng công nghiệp kháng sinh. Nâng cao năng lực xuất khẩu để nhập khẩu những thứ chưa sản xuất được. Xây dựng ngành công nghiệp dược phẩm. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế và sử dụng đúng các nguồn viện trợ trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân dân” [30, tr. 93-94].

Đại hội VI của Đảng là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển mình sang một thời kỳ mới của đất nước Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành y tế cả nước nói chung và y tế Thanh Hóa nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Trước năm 1986, Việt Nam đã có một nền y tế khá phát triển, với một màng lưới y tế rộng khắp tới tận thôn xóm. Y tế Việt Nam đã từng là hình mẫu cho nhiều nước học tập. Sau năm 1986, và nhất là sau năm 1989, sự tác động của cơ chế thị trường làm cho hệ thống y tế gặp nhiều khó khăn không chỉ ở nông thôn mà còn ở bệnh viện các tuyến.

Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, nhận thức của ngành y tế về đổi mới hoạt động trong điều kiện nền kinh tế chuyển dần sang kinh tế thị trường chưa rõ ràng, tuy nhiên có định hướng của Đảng, Nhà nước, trong đó có Bộ Y tế chưa ban hành kịp thời những chế độ chính sách, những cơ chế để thực hiện chuyển hướng. Ngân sách nhà nước cấp giảm dần hàng năm, nguồn thu tài chính hợp pháp không có, nhân dân thì quen được Nhà nước bao cấp toàn bộ thuốc men, thậm chí cả ăn khi vào bệnh viện.

Tăng trưởng kinh tế đã làm tăng thêm mức sống dân cư một cách đáng kể, cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hóa giàu nghèo. Có những kẻ giàu, người

nghèo ngay trong một vùng địa lý, dân cư. Cách biệt giàu nghèo đã ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng dịch vụ y tế. Nhóm người nghèo sử dụng cơ sở y tế công trong khám chữa bệnh thấp hơn hẳn nhóm người có thu nhập cao. Sự khác biệt giữa miền xuôi và miền núi cũng bắt đầu nảy sinh những vấn đề trong sử dụng các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, vấn đề tệ nạn xã hội có xu hướng ngày càng phát triển, đạo đức xuống cấp, nhiều lĩnh vực phải hoạch toán lại, nhân dân phải lo lấy việc chăm sóc sức khỏe, đến bệnh viện phải trả viện phí…..làm cho một số cán bộ ở các bệnh viện làm công tác điều trị bệnh nhân dẫn đến một số tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc.

Trước yêu cầu đổi mới hoạt động y tế đang đứng trước một thực tế hết sức phức tạp, với khả năng đầu tư có hạn của ngân sách, ngành y tế phải từng bước khắc phục tình trạng bao cấp tràn lan, song phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các chính sách xã hội. Trong khi xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, những ảnh hưởng của cơ chế thị trường trong đời sống kinh tế, đổi mới với sự công bằng trong ngành y tế đã đặt ngành đứng trước lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình thực tế để tồn tại và phát triển. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động rất lớn đến công tác y tế, làm ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ngành y tế.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã đưa ra chủ trương chung nhằm phát triển y tế trong cả nước: Hướng phát triển y tế là Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tư nhân là một lực lượng cần tham gia cùng chia sẻ.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 04 (khóa VII) ngày 14/01/1993 “Về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế của sự

nghiệp CS&BVSKND từ sau khi thực hiện đổi mới, đã đưa ra những quan điểm cơ bản và mục tiêu của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân:

Các quan điểm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân: - Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe.

- Việc chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề về bệnh tật cần phải theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, đi đôi với nâng cao hiệu quả điều trị.

- Kết hợp y học hiện đại với YHCT dân tộc.

- Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.

- Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đa dạng hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe (Nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó y tế nhà nước là chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế.

Mục tiêu phát triển sự nghiệp CS&BVSKND: Mục tiêu tổng quát là giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, làm cho giống nòi ngày càng tốt.

Các mục tiêu cụ thể:

- Từng bước khắc phục về cơ bản về các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Khống chế và giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và các bệnh dịch khác. Hạ dần tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ, các bệnh lao, phong, hoa liễu…..khắc phục các hậu quả của chiến tranh trên lĩnh vực sức khỏe. Chủ động phòng chống các bệnh SIDA, ung thư, cao huyết áp, tâm thần, bệnh nghề nghiệp; chống các tệ nạn xã hội như mãi dâm, ma túy….

- Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, quan tâm những người có công với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh về dinh dưỡng ở trẻ em.

Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ chính trị “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong tình hình mới” tiếp tục nhấn mạnh về tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đồng thời cũng đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể đối với công tác này. Về mục tiêu của công tác CS&BVSKND trong tình hình mới, Nghị quyết nhấn mạnh: Giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khoẻ đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khoẻ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện nghị quyết của Đảng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngày 19/03/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 35/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Chiến lược CS&BVSKND giai đoạn 2001- 2010”. Nghị quyết đề ra mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho công tác CS&BVSKND giai đoạn 2001-2010, đồng thời đưa ra những giải pháp lớn để thực hiện chiến lược này. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu chung là: Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.

Các mục tiêu cụ thể:

- Các chỉ tiêu sức khoẻ đạt được vào năm 2010: + Tuổi thọ trung bình 71 tuổi.

+ Tỷ suất chết mẹ giảm xuống còn 70/100.000 trẻ đẻ sống. + Tỷ lệ chế trẻ em dưới 1 tuổi hạ xuống dưới 25‰ trẻ đẻ sống. + Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 32‰.

+ Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng dưới 2.500g giảm xuống dưới 6%. + Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 20%. + Chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,60 m trở lên.

+ Có 4,5 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/10.000 dân.

- Giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Không để dịch lớn xảy ra. Khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết các bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch, viêm gan B và viêm não Nhật Bản B, các bệnh lây truyền qua đường tình dục….Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS.

Phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn và thương tích, đái tháo đường, bệnh nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử và các bệnh do lối sống không lành mạnh mang lại (nghiện ma túy, nghiện rượu, béo phì….).

- Nâng cao tính công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến y tế trong các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ngành y tế nước ta phát triển kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

Những quan điểm trên không những xuyên suốt thời kỳ đổi mới mà nó còn có giá trị định hướng cho sự phát triển y tế trong giai đoạn sau. Nhờ vào sự đúng đắn của những quan điểm này, Đảng và Nhà nước tiếp tục đưa ra Chiến lược phát triển CS&BVSKND giai đoạn (2001-2010): “Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu về y tế quốc gia. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ở tất cả các tuyến. Đặc biệt coi trọng tăng cường dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người bị di chứng chiến tranh, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong của bà mẹ có liên quan đến thai sản. Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, không để xảy ra dịch lớn. Tích cực phòng, chống các bệnh không do nhiễm trùng, khắc phục hậu quả tai nạn và thương tích. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn truyền máu.

Hoàn chỉnh quy hoạch, cũng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, có bác sỹ làm việc ở tất cả các trạm y tế xã đồng bằng và trung du, phần lớn xã miền núi. Nâng cấp bệnh viện huyện, tỉnh; phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực (liên huyện) ở các địa bàn xã trung tâm tỉnh. Hoàn thiện hai TTYT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986 - 2005) (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)