Xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986 - 2005) (Trang 54 - 62)

7. Bố cục của luận văn

2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển y tế của tỉnh

2.2.1 Xây dựng mạng lưới y tế và nguồn nhân lực

Hệ thống y tế tuyến tỉnh

Giai đoạn này, hệ thống các đơn vị y tế tuyến tỉnh có một số thay đổi về tổ chức, tên gọi và chức năng.

Ngày 04/11/1992, UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 1387 TC/UBTH thành lập Bảo hiểm y tế Thanh Hoá trực thuộc Sở Y tế Thanh Hoá. Ở các huyện, thị được phép thành lập các chi nhánh bảo hiểm trực thuộc BHYT tỉnh. Từ năm 2000, BHYT Thanh Hoá sáp nhập vào Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thanh Hoá.

Trạm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em-sinh đẻ kế hoạch trải qua một số lần chia tách. Năm 1991, sáp nhập vào Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em-kế hoạch hoá gia đình. Năm 1995 được tỉnh quyết định nâng cấp lên thành Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em-kế hoạch hoá gia đình.

Những năm 90, 15 hiệu thuốc thuộc huyện hoạt động không hiệu quả, nhiều đơn vị bị thua lỗ. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 882, ngày 18/06/1992 chuyển 15 hiệu thuốc phân cấp về Công ty Dược quản lý. Thực hiện Nghị định số 500/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 05/05/1997, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định số 787 QĐ/UB về việc hợp nhất hai đơn vị là Công ty Dược và Công ty Thiết bị vật tư y tế Thanh Hoá thành Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hoá, có 27 hiệu thuốc huyện và 4 hiệu thuốc trực thuộc. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất thuốc tân

dược và đông dược, kinh doanh thuốc và vật tư, sửa chữa và sản xuất các loại thiết bị vật tư y tế.

Sau đó, thực hiện Quyết định số 143 QĐ/UB, ngày 20/01/1998 của UBND tỉnh Thanh Hoá sáp nhập Xí nghiệp Dược phẩm vào Công ty Dược- Vật tư y tế Thanh Hoá. Ngày 08/12/2000, UBND tỉnh có Quyết định số 3136/UBTH/ĐMDN chuyển Cửa hàng vật tư trực thuộc Công ty Dược-Vật tư y tế thành Công ty Cổ phần Thiết bị-Vật tư y tế Thanh Hoá.

Ngày 17/05/1999, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 900/1999/TC-UB về việc thành lập Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khoẻ.

Ngày 27/11/2000, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 2983/QĐ-UB về việc đổi tên Bệnh viện chống Lao Thanh Hoá thành Bệnh viện Lao và Phổi Thanh Hoá.

Ngày 12/02/2004, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 335/QĐ-CT thành lập Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc trên cơ sở TTYT Ngọc Lặc. Đây là bệnh viện tuyến II trong hệ thống bệnh viện Nhà nước có chức năng chăm sóc sức khoẻ nhân dân khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá.

Năm 1997, nhằm phát triển kỹ thuật và mở rộng phạm vi hoạt động chuẩn bị cho những bước phát triển mới, theo chủ trương chung của Bộ Y tế, một số Trạm lần lượt đổi tên và bổ sung chức năng, nhiệm vụ như: Trạm vệ sinh phòng dịch đổi tên thành Trung tâm YTDP, Trạm phòng chống sốt rét thành Trung tâm Phòng chống Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng, Trạm Bướu cổ thành Trung tâm Phòng chống Bướu cổ (đến năm 2001 đổi thành Trung tâm Nội tiết), Trạm Da liễu Trung tâm Da liễu, Trạm Mắt thành Trung tâm Mắt (đến năm 2005 đổi là Bệnh viện Mắt), Trạm Kiểm nghiệm Dược phẩm thành Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm.

Như vậy, đến năm 2005 hệ thống y tế tuyến tỉnh đã có 17 đơn vị bao gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện YHCT dân tộc, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và Phổi, Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc, Bệnh viện Mắt, Trung tâm YTDP, Trung tâm phòng chống sốt rét-ký sinh trùng côn trùng, Trung tâm phòng chống bệnh Da liễu, Trung tâm Nội tiết, Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm, Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khoẻ, Công ty Cổ phần Dược-Vật tư Y tế, Công ty Cổ phần Thiết bị-Vật tư Y tế.

Đây là thành quả của cả một quá trình và từ đây hệ thống này đã trở thành một động lực quan trọng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ đã được Đảng, chính quyền và nhân dân giao phó.

Hệ thống y tế tuyến huyện

Ngày 12/04/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 109/HĐBT về việc sắp xếp tổ chức biên chế hành chính sự nghiệp, Bộ Y tế có hướng dẫn số 2521/TC ngày 25/05/1988 về tổ chức và hoạt động của TTYT huyện, thị. Tại Thanh Hoá, tính đến năm 1993, mới có 8/23 huyện thành lập TTYT. Đến năm 1994, đã thành lập được 13 TTYT. Đến hết năm 1995, tất cả các huyện, thị trong toàn tỉnh đã thành lập TTYT.

Như vậy, TTYT huyện được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức y tế hành chính sự nghiệp hiện có của tuyến huyện như: Phòng Y tế, Đội Vệ sinh phòng dịch-chống sốt rét, Đội Sinh đẻ kế hoạch, Bệnh viện Đa khoa khu vực, Phòng khám Đa khoa khu vực….Việc thành lập TTYT làm cho việc triển khai công tác được thuận lợi và nhanh chóng so với trước. Việc thành lập các TTYT thay thế cho hệ thống trước đây là cần thiết. Mô hình có tác dụng tập trung các đơn vị y tế lại một mối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành công tác của huyện và ngành, đồng thời cũng tập trung nhân lực,

vật lực và tài lực một các kinh tế và hiệu quả nhất. Cho đến năm 2006, toàn tỉnh có 27 TTYT thuộc 27 huyện, thị, thành phố (gọi chung là huyện). TTYT huyện chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về y tế trong phạm vi toàn huyện.

Về nhân lực, đến năm 2002, có 2.899 cán bộ công tác tại 27 TTYT huyện, thị, trong đó có 689 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học (chiếm tỷ lệ 23,7%), 1.700 cán bộ có trình độ trung học y và dược (chiếm tỷ lệ 58,8%), 160 cán bộ có trình độ sơ học y và dược (chiếm tỷ lệ 5,5%) và 350 cán bộ khác (chiếm tỷ lệ 12%). Bình quân Thạc sĩ y/huyện là 0,25, bác sỹ chuyên khoa I/huyện là 3,96, dược sỹ đại học/huyện là 1,4. Bình quân 24 bác sỹ/huyện. Số lượng cán bộ đại học tăng đã đáp ứng được một số yêu cầu về chuyên khoa trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh [51, tr. 210].

Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Y tế tuyến huyện đã có từ 1-3 khu nhà cao tầng kiên cố và trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh như: máy X.quang, điện tim, xét nghiệm sinh hoá đa chức năng, máy tạo ôxy, máy xét nghiệm nước tiểu, siêu âm chuẩn đoán thai…..Chất lượng các dịch vụ y tế không ngừng được tăng lên, đã thu hút được nhiều người bệnh đến khám và điều trị, giảm được tỷ lệ bệnh nhân gửi lên tuyến trên. Tại mỗi TTYT đã được trang bị từ 1-5 máy vi tính phục vụ công tác quản lý điều hành. Đến cuối năm 2004, bắt đầu khởi động thực hiện thu nhận thông tin qua mạng.

Hệ thống các đơn vị y tế cơ sở

Bên cạnh việc tổ chức sắp xếp lại hệ thống y tế tuyến huyện thì vấn đề kiện toàn lại mạng lưới y tế tuyến xã cũng được đặt ra cấp thiết. Trong những năm 1988-1990, tình hình hoạt động của mạng lưới y tế xã, phường hết sức khó khăn. Do đó, việc cũng cố mạng lưới y tế xã, phường trở thành 1 trong 6 chương trình y tế quốc gia, là 1 trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Số trạm y tế xã hoạt động khá chiếm tỷ lệ ít, chủ yếu là loại trung bình và

yếu kém. Trang thiết bị tại trạm y tế hết sức nghèo nàn, xuống cấp cần phải thay thế. Tủ thuốc tại trạm y tế cũng rất nghèo nàn, 50% số tủ thuốc xã đạt giá trị từ 20.000-50.000đ. Do đó, khi nhân dân đau ốm thì không đủ thuốc để điều trị, nhất là khu vực miền núi.

Ngày 03/02/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 58/TTg quy định một số vấn đề về chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường. Nhờ đó, số trạm y tế hoạt động khá đã tăng lên, số trạm y tế hoạt động yếu kém đã giảm nhiều. Đội ngũ cán bộ trực trạm cũng đã được chuyển đổi cả về số lượng và chất lượng. Số lượng bác sỹ được tăng cường, giảm số cán bộ cơ sơ cấp.

Nhằm tạo động lực cho mạng lưới y tế tuyến xã, ngày 06/11/1995, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 3123 QĐ/UBTH về quy định tổ chức, hoạt động và chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường và thị trấn. Theo đó, khu vực đồng bằng trung du từ 8.000 dân trở xuống được bố trí 4 cán bộ, từ 8.000-12.000 dân được bố trí 5 cán bộ và trên 12.000 dân được bố trí 6 cán bộ. Khu vực miền núi, biên giới dưới 3.000 dân được bố trí 4 cán bộ, từ trên 3.000 dân được bố trí 6 cán bộ. Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và những xã có phòng khám đa khoa khu vực thì được bố trí 3 người có trình độ trung cấp trở lên. Bên cạnh đó, quyết định còn quy định rõ chế độ tiền lương và phụ cấp cùng những chế độ khác đối với cán bộ công tác tại các trạm y tế. Đây là định hướng đúng đắn góp phần quan trọng vào việc xây dựng và cũng cố mạng lưới y tế xã, phường ở tỉnh Thanh Hoá.

Tuyến y tế xã, phường, thị trấn được cũng cố, bố trí đủ cán bộ, tăng cường về chất lượng, các cơ sở đã đi vào hoạt động có chiều sâu, cả về chuyên môn và công tác quản lý. Chế độ giao ban hàng tháng giữa TTYT huyện với các trạm đã trở thành nề nếp. Năm 1995, tổng số cán bộ y tế cơ sở là 2.164 cán bộ (trong đó có 102 bác sỹ). Tuy nhiên, chất lượng hoạt động ở một số trạm y tế xã, phường chưa cao, chưa có tính thuyết phục để thu hút người bệnh đến

khám và điều trị, cán bộ y tế chưa làm hết chức năng quy định, chưa chủ động để bám cơ sở, bám dân, khai thác nhu cầu của nhân dân mà chỉ chờ dân đến khám và điều trị tại trạm nên công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cộng đồng còn nhiều hạn chế.

Từ năm 1996-2000, công tác cũng cố mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường theo hướng đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất như: nhà cửa, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, đẩy mạnh xã hội hoá về y tế, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ. Kết quả có 100% trạm y tế hoạt động. Đội ngũ cán bộ được cải thiện về chất lượng với 235 bác sỹ công tác tại trạm (năm 2000).

Từ năm 2000-2006, mạng lưới y tế tuyến xã được cũng cố thêm một bước. Số cán bộ y tế xã trong định biên chế là 2.840, bình quân đạt 4,5 người/trạm (miền núi 5,15, miền xuôi 4,19) và 218 cán bộ do xã hợp đồng. Như vậy, bình quân đạt 4,9 người/trạm. Số xã có bác sỹ là 370 xã (58,45%) tính đến 6 tháng đầu năm 2006, trong đó miền núi đạt 47,42%, đồng bằng đạt 63,33%. 585 trạm y tế có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi, đạt tỷ lệ 92,4%, trong đó miền núi đạt 90,72%, đồng bằng đạt 93,17%. Cán bộ y tế cơ sở định biên đã được đóng Bảo hiểm xã hội, được hưởng chính sách hỗ trợ khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và khi công tác tại vùng cao. Hoạt động của y tế cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế ban hành đã dần dần đi vào nề nếp. Nội dung và phương thức hoạt động đã chuyển biến theo hướng dự phòng tích cực, gần dân hơn. Quản lý các chỉ số sức khỏe chặt chẽ và tốt hơn. Hiệu suất công tác cao hơn, tinh thần phục vụ và chất lượng dịch vụ y tế cao hơn, người dân sử dụng dịch vụ y tế tại trạm nhiều hơn, có trạm đạt 0,81 lượt người/năm [81, tr.7].

Số lượng và chất lượng cán bộ y tế đều được cải thiện do đó đã đáp ứng được một số yêu cầu về CS&BVSKND. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán

bộ này cũng đã được thực hiện tốt. Theo đó, ngoài ngân sách tỉnh đã chi cho số cán bộ của trạm y tế xã, hàng năm họ còn được nâng lương theo chế độ hiện hành, được hưởng chế độ trực, phụ cấp khu vực đặc thù, phụ cấp trách nhiệm, độc hại, được tham gia đóng BHYT, Bảo hiểm xã hội, được hỗ trợ nghiệp vụ phí và hành chính phí cho mỗi trạm. Ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ cho cán bộ y tế công tác tại các xã vùng cao.

Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Bằng nguồn ngân sách sự nghiệp y tế và các chương trình, dự án (xoá xã trắng, xoá đói, giảm nghèo 135, Tầm nhìn thế giới,…) đã xây dựng được 532/633 trạm y tế nhà mái bằng. Đại đa số các trạm y tế xã được trang bị các loại dụng cụ y tế, nhiều trạm y tế xã được trang bị bộ truyền thông. Vốn tủ thuốc mỗi xã đạt từ 3-5 triệu đồng, đáp ứng được thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Thực hiện Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT, ngày 02/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010”, sau 3 năm triển khai, tính đến hết năm 2005, đã có 248 Trạm y tế xã đạt Chuẩn quốc gia y tế xã (bằng 39,17%), trong đó có 94 xã miền núi và xã vùng 135; có 4 huyện đạt trên 60% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là Thọ Xuân, Đông Sơn, Yên Định và Thiệu Hóa. Năm 2006, trong tỉnh đã có 55 xã, phường, thị trấn được Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế trong toàn tỉnh lên 47,87%.

Bên cạnh hệ thống y tế xã, y tế thôn, bản trong giai đoạn này cũng được tập trung xây dựng. Trước đổi mới, y tế thôn, bản gắn liền với hợp tác xã và đội sản xuất đó đó được trả thù lao bằng công điểm. Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì những mặt trái của cơ chế này đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đội ngũ y tế thôn, bản, làm cho đội ngũ y tế thôn, bản từng bước bị tan rã cùng với y tế xã, phường, thị trấn.

Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW về cũng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Quyết định số 58/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 20/04/1996, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định số 910/TC-UBTH quy định tổ chức và chế độ chính sách đối với cán bộ y tế thôn, bản. Nhờ đó, y tế thôn, bản dần được khôi phục và đi vào hoạt động.

Đến năm 2005, toàn tỉnh có 5.573 thôn, bản, trong đó có 5.127 thôn, bản có nhân viên y tế họat động, chiếm tỷ lệ 92%. 100% nhân viên y tế thôn, bản đã được nhà nước trả phụ cấp, một số nơi được trả thêm bằng nguồn kinh phí của địa phương và đóng góp của cộng đồng. Hoạt động đã đi vào nề nếp và có hiệu quả hơn, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân tại cộng đồng.

Như vậy, cho đến 2005, hệ thống bệnh viện tỉnh Thanh Hoá có 36 bệnh viện (8 bệnh viện tuyến tỉnh, 24 bệnh viện đa khoa huyện, 2 cơ sở điều trị trong TTYT huyện, 1 khu điều trị phong thuộc Trung tâm phòng chống Da liễu và 1 bệnh viện ngoài công lập), 34 phòng khám đa khoa khu vực, với 4.690 giường bệnh, đạt 12,65 giường trên 1 vạn dân, trong đó giường bệnh ngoài công lập chiếm 2,7% tổng số giường bệnh.

Về hệ thống YTDP, toàn tỉnh có 34 Trung tâm YTDP, trong đó có 9 trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986 - 2005) (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)