Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986 - 2005) (Trang 114 - 118)

7. Bố cục của luận văn

3.2 Một số bài học kinh nghiệm

Sau 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội, cũng cố an ninh quốc phòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự quản lý điều hành của UBND tỉnh, chỉ đạo của ngành y tế, sự phối hợp và giúp đỡ có hiệu quả của các ban ngành, các đoàn thể và địa phương, sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, sự nghiệp CS&BVSKND ở Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu to lớn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân đối với công tác chăm sóc sức khoẻ. Thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển y tế trong 20 năm qua ở Thanh Hoá, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm để tiếp tục phát triển hơn nữa trong tình hình mới:

Thứ nhất, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo cụ thể, sát sao của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể nhân dân. Đây là điều đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định để đảm bảo thực hiện thắng lợi công tác y tế trong thời kỳ mới.

Đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người và chính là đầu tư cho phát triển. Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện một các đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Y tế cũng như chủ trương, chính sách của tỉnh về y tế, từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tập trung phấn đấu. Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các đoàn thể và các tổ chức xã hội cùng phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt kế hoạch triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về y tế. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hành động khi triển khai thực hiện công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Từng bước tăng cường đầu tư kinh phí cho sự nghiệp y tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

Thứ hai, tiếp tục cũng cố và hoàn chỉnh mạng lưới y tế cơ sở cả về chính sách, đào tạo cán bộ và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, địa phương và ngành cùng lo. Đóng góp của nhân dân và các tổ chức xã hội là chính, hỗ trợ của trên là quan trọng, ngay ở các xã và kể cả y tế thôn, bản. Vì y tế cơ sở là y tế cho cộng đồng dân cư nhỏ nhất của xã hội, là người trực tiếp chăm lo sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng. Điều này vừa đảm bảo quan điểm y học dự phòng, vừa thể hiện tính ưu việt và nhân văn cao cả của xã hội ta. Đây là bài học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó khẳng định vai trò không thể thay thế được của y tế đối với việc CS&BVSKND, thể hiện sự công bằng cho mọi người dân trong việc chăm sóc sức khoẻ của chính mình.

Thứ ba, phát triển sự nghiệp y tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, vì vậy phải huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định đúng vai trò, chức năng của mình trong việc chỉ đạo các hoạt động y tế ở địa phương với mục đích hướng sự

phát triển y tế phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu mà tỉnh đề ra. Muốn vậy, điều quan trọng là phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngành, của từng địa phương đối với công tác y tế, không trông chờ, ỷ lại, biết dựa vào nhân dân để phát triển sự nghiệp y tế.

Làm tốt hơn nữa xã hội hóa công tác y tế, ưu tiên và hướng mạnh hơn nữa về cơ sở, huy động mọi nguồn lực để giải quyết cơ bản, dứt điểm từng việc trong công tác y học dự phòng, đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường và nước sạch. Có những giải pháp tích cực đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người sống ở những vùng khó khăn được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản và chuyên sâu đem lại niềm tin cho nhân dân đối với chế độ.

Thứ tư, cần gắn chặt hơn nữa công tác phát triển y tế trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của từng địa phương.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa các chương trình y tế quốc gia để không ngừng nâng cao chất lượng công tác CS&BVSKND trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và xã hội. Y tế phát triển vừa là đối tượng vừa là động lực cho sự phát triển đất nước và con người, nó tham gia tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nếu sức khoẻ phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ Tổ quốc, sức khoẻ rất cần cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành y tế là đội ngũ xung kích trên mặt trận CS&BVSKND, đem lại lợi ích sức khoẻ cho tất cả mọi người. Sự phát triển y tế luôn gắn liền với phát triển kinh tế, kinh tế phát triển tạo điều kiện thúc đẩy việc CS&BVSKND được tốt hơn, nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn mạng lưới cơ sở nhanh hơn.

Cùng với việc gắn phát triển y tế với phát triển kinh tế là phát triển y tế gắn liền với văn hoá. Đó là việc thực hiện tốt công tác YTDP, vệ sinh môi trường sống, thực hiện phong trào ba công trình, vận động “Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hoá”, nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường sống sạch sẽ chính là bảo vệ sức khoẻ của mình và được nhân dân hưởng ứng. Và thông qua các hoạt động văn hoá truyền thống, hiện đại ngành y tế đã lồng nhiều nội dung y tế vào để tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc chăm sóc sức khoẻ.

Thứ năm, có những biện pháp hợp lý và đúng đắn để cải thiện đời sống, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ nhân viên ngành y tế.

Muốn vậy, cần phải có những cơ chế, chính sách thiết thực để khuyến khích, thu hút đội ngũ cán bộ y tế yên tâm công tác, phát huy hơn nữa tài năng và y đức của mình trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, làm tròn bổn phận của người thầy thuốc. Để hoàn thành tốt công tác được giao, điều quan trọng là cũng cố sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ ngành và từng đơn vị, xây dựng cơ chế quản lý, cơ chế làm việc mới phù hợp để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác và xây dựng tổ chức vững mạnh, tạo ra một tinh thần cố kết cộng đồng cao, đồng nghiệp gắn bó cùng nhau sống và làm việc trong một môi trường đầy tình thương yêu, chia sẻ.

Thứ sáu, cần ra sức khắc phục và hạn chế những khó khăn, tồn tại mà ngành đang phải đối mặt là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp y tế của tỉnh.

Muốn vậy, cần phải nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đẩy mạnh công tác thanh tra, quản lý hành nghề y dược tư nhân, quản lý nghiêm ngặt thuốc gây nghiện, thuốc độc, phòng chống thuốc giả, thuốc kém phẩm chất. Đồng thời tăng cường tiết kiệm, đấu tranh kiên quyết với các tệ nạn xã hội, tệ tham nhũng, hối lộ, lãng phí thời gian, tiền của của công ở mọi khâu, mọi lúc, mọi người và mọi đơn vị. Đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn những tiêu cực nảy sinh trong nội bộ ngành y tế, tạo cho nhân dân có niềm tin vào đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, xứng đáng với danh hiệu “Lương y như từ mẫu”.

Những bài học kinh nghiệm nêu trên cần được quán triệt không chỉ ở giai đoạn hiện tại mà còn phải coi đó là bài học thiết thực để tiếp tục phát triển hơn nữa sự nghiệp y tế tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn tiếp theo nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CS&BVSKND của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển y tế (1986 - 2005) (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)