7. Bố cục của luận văn
2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển y tế của tỉnh
2.2.5 Công tác dược, vật tư y tế
Công tác dược và vật tư y tế trong những năm 80 gặp rất nhiều khó khăn do có quá nhiều yếu tố khách quan chi phối. Trong thời gian này, ngành được tiếp nhận viện trợ y dụng cụ của UNICEF, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, một số chương trình như tiêm chủng mở rộng. Do điều kiện kinh tế khó khăn, Bộ Y tế không có đủ kinh phí để trang bị mới hoặc thay thế một số máy móc cho hệ khám chữa bệnh từ tỉnh đến huyện. Do đó, các bệnh viện đều thiếu trang thiết bị và dụng cụ thông thường.
Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, từ năm 1995-2000, đã mở rộng mạng lưới bán hàng tới tận vùng sâu, vùng xa, có chính sách đầu tư ban đầu 2 triệu đồng cho mỗi tủ thuốc trạm y tế và thực hiện quay vòng vốn tủ thuốc ở 300 xã trong toàn tỉnh, bảo đảm nhu cầu thuốc thiết yếu cho công tác điều trị tại trạm y tế. Bình quân thuốc cho đầu người ngày càng tăng. Năm 1989 là 12.000đ/người, năm 1996 là 20.000đ/người, năm 2000 là 38.000đ/người. Trong giai đoạn từ 1990, hệ thống hành nghề dược tư nhân cũng phát triển mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2004, tỉnh Thanh Hoá có 9 công ty tư nhân kinh doanh dược phẩm. Theo chỉ đạo của ngành, doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò độc quyền cung ứng thuốc phục vụ bệnh nhân BHYT, bệnh nhân nghèo theo quyết định 139 và thuốc 135 cho các xã đặc biệt khó khăn. Năm 2004, bình quân tiền thuốc đạt 58.000đ/người, chưa kế thuốc chuyên khoa và thuốc chương trình. Năm 2005, bình quân tiền thuốc đạt 100.000đ/người.
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành dược cũng có nhiều thành phần tham gia sản xuất và cung ứng thuốc chữa bệnh cho người. Đặc biệt, sau khi Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ra đời, đã có nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, nhà thuốc và đại lý thuốc tư nhân hoạt động trên khắp các địa bàn. Toàn tỉnh có 2 công ty cổ phần, 10 công tác trách nhiệm hữu hạn, 44 nhà thuốc tư nhân, 1.190 đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp, 74 nhà thuốc YHCT.
Ngay sau khi cổ phần hóa, Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hoá đã nhanh chóng sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh. Với mục tiêu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, đi tắt đón đầu để hội nhập, công ty không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, cải tiến mẫu mã bao bì hợp thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong 4 năm (2002-2006), công ty đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng để xây dựng các xưởng sản xuất đạt Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), như xưởng sản xuất thuốc non Blactam, xưởng sản xuất thuốc kháng sinh Blactam GMP ASEAN, phòng kiểm nghiệm thuốc đạt tiêu chuẩn GLP, xây dựng nhà kho, trung tâm buôn bán…với các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu chất lượng thuốc. Với sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, Công ty Dược-Vật tư y tế Thanh Hoá đã tạo bước phát triển nhảy vọt, doanh thu bán hàng của công ty tăng nhanh, tổng doanh thu năm 2002 mới đạt 114 tỷ đồng, đến năm 2006 đã đạt hơn 510 tỷ đồng (tăng gần 4,5 lần), nộp ngân sách Nhà nước từ hơn 1,4 tỷ đồng năm 2002 lên gần 10 tỷ đồng năm 2006.
Cơ chế thị trường đã tạo ra thị trường thuốc phong phú và đa dạng với nhiều loại thuốc mới, thuốc biệt dược, không còn tình trạng khan hiếm thuốc như trước đây. Tuy nhiên, đó cũng là điều kiện thuận lợi để thuốc kém chất lượng, thuốc giả lưu hành trên thị trường. Từ thực tế đó, công tác kiểm nghiệm dược phẩm đã được quan tâm hơn. Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm đã và đang ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngăn chặn kịp thời những hàng dược phẩm, mỹ phẩm kém chất lượng.
Công tác nghiên cứu và phát triển nguồn dược liệu thời kỳ này vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Trạm nghiên cứu Dược liệu đã tổ chức điều tra lại dược liệu lần thứ 2 trên phạm vi toàn tỉnh, qua đó phát hiện 714 loại cây làm
thuốc, 167 họ. Từ năm 1996, Trạm đã phát động phong trào đưa dược liệu vào trồng ở vườn tạp và dưới tán rừng. Trạm đã tập trung nghiên cứu sản xuất thử một số thành phẩm thông thường từ nguồn dược liệu địa phương như: cao lỏng ích mẫu, cồn xoa bóp, thuốc thang…Trong hai năm (1995-2996) đã hoàn thành đề tài nghiên cứu: Điều tra đánh giá nguồn dược liệu và khả năng phục vụ chiến lược phát triển dược liệu ở Thanh Hoá (Đề tài này được Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu quý 3 năm 1996); Hoàn thành giai đoạn đầu đề tà nghiên cứu khoa học: Tìm những giải pháp giữ rắn hổ mang qua đông đế phát triển nguồn dược liệu về rắn; Hoàn thành giai đoạn 1 đề tài (1996-2000): Nghiên cứu xây dựng mô hình sinh thái nông lập nghiệp phát triển cây trồng làm thuốc trong vườn rừng trung du (huyện Thạch Thành); Hoàn thành giai đoạn 1 đề tài: Trồng và giữ cây di thực vùng cao Son Bá Mười (đề tài 1996- 2000).
Trang thiết bị y tế-một yếu tố vô cùng quan trọng tác động lớn đến hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị. Trong công tác bảo đảm thiết bị y tế, những năm 1986-1990 đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận hàng viện trợ, bảo quản và phân phối đến các đơn vị, ngoài ra thực hiện chức năng sửa chữa trang thiết bị cho toàn ngành.
Được tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí bằng nhiều nguồn, ngành Y tế Thanh Hoá đã tổ chức tốt việc mua sắm, nâng cấp trang thiết bị cho các tuyến. Một số máy móc hiện đại đã được lắp đặt đưa vào sử dụng như: Dao điện, nội soi ống mềm, máy đo chuyển hóa cơ bản, siêu âm, X quang, máy xét nghiệm, vi phẫu thuật bằng kính hiển vi…. Nhìn chung đã phát huy tác dụng, đảm bảo nhu cầu phục vụ bệnh nhân. Năm 1995, danh số thực hiện tại Công ty Vật tư Y tế: 6 tỷ đồng (đạt 181% kế hoạch), nộp ngân sách nhà nước 120 triệu đồng (đạt 200% kế hoạch).