Nhóm “Công giáo tiến bộ”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) (Trang 79)

Chƣơng 3 : MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH

3.2.3. Nhóm “Công giáo tiến bộ”

Như đã đề cập ở Chương I, trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Công giáo ở Sài Gòn nói riêng diễn ra sự phân hóa và biến chuyển khá sâu sắc về thái độ tư tưởng. Điều trong Giáo hội Công giáo tại Sài Gòn được dư luận Công giáo thế giới quan tâm trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền không phải là cuộc đấu tranh chống tham nhũng của bộ phận Công giáo thân chính quyền Sài Gòn, mà là việc nhóm nhỏ linh mục, tu sĩ, giáo dân tham gia cuộc tranh đấu của nhân dân thành phố.

Khuynh hướng đấu tranh mới này xuất phát từ một nhóm linh mục và trí thức Công giáo, mà phần đông đều đã đi du học ở châu Âu, chủ yếu tại Pháp, Bỉ… Ngay từ trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, một số Việt kiều Công giáo vận động cho hòa bình Việt Nam, cho ra tờ tuần

báo Thống nhất chống sự can thiệp của Mỹ muốn kéo dài chiến tranh và

chia cắt đất nước Việt Nam. Từ kinh nghiệm phản chiến tại Pháp, trong giai đoạn từ 1955-1968 nhóm Công giáo tiến bộ gây ý thức độc lập thống nhất dân tộc và phản chiến tại Sài Gòn. Từ 1968 đến 1975, nhóm này đã tổ chức hành động phản chiến, hướng đến tái lập hòa bình [24, tr. 48].

Trong kháng chiến chống Mỹ, nhóm Công giáo tiến bộ này quy tụ đầu tiên xung quanh tờ “Sống Đạo”. Những người này được gọi là tiến bộ,

cấp tiến hoặc thân cộng và khuynh hướng đó mỗi ngày có một tầm mức

quan trọng trong Giáo hội Công giáo Sài Gòn.

Người Công giáo tiến bộ được hiểu là những người Công giáo nghĩ khác hay nghĩ trước, đi trước số đông, nhưng đôi khi nghĩ đúng, đi đúng

song vẫn luôn bị nghi ngờ, bị cô lập, bị tẩy chay, thậm chí bị Giáo hội kỷ luật. Ở Pháp, “người Công giáo tiến bộ” xuất hiện nhiều thập niên trước Công đồng Vatican II, tiến bộ về tư tưởng, thần học cũng như về chính trị, xã hội. Còn ở Việt Nam, linh mục Trương Bá Cần cho rằng họ thiên về ý thức chính trị nhiều hơn là suy nghĩ thần học: “Có lẽ Công giáo bén rễ chưa đủ sâu, nên có thể chưa Việt Nam được với người Việt Nam, vì thế chưa thấy có một người Việt Nam Công giáo nào suy nghĩ khác hay suy nghĩ trước số đông về mặt tư tưởng, thần học. Còn về ý thức chính trị xã hội thì có lẽ Công giáo Việt Nam không bao giờ thiếu” [4, tr. 48].

Trong thời gian này, người Công giáo cấp tiến không chỉ dừng lại ở chỗ bày tỏ lập trường của mình trên báo chí mà đã tham gia các cuộc hội thảo, canh thức, xuống đường… của nhân dân lao động, trí thức, sinh viên học sinh. Không những vậy, qua lực lượng này, các phong trào tiến bộ từ bên ngoài được du nhập vào Việt Nam làm cho phong trào đấu tranh của người Công giáo Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Như vậy, những chuyển biến từ thái độ, chủ trương cho đến những hành động trong Giáo hội Công giáo thế giới và Việt Nam là những tác động thuận chiều tạo điều kiện cho người Công giáo Việt Nam tự do thể hiện thái độ yêu nước, dấn thân vào phong trào cách mạng của dân tộc chống Mỹ xâm lược.

3.3. Ý nghĩa, vai trò của phong trào yêu nƣớc của ngƣời Công giáo Việt Nam

3.3.1. Trong nước

Có thể nói, phong trào đấu tranh yêu nước của người Công giáo Việt Nam tại Sài Gòn không chỉ có tác động mạnh mẽ tới những bộ phận khác trong Giáo hội Công giáo miền Nam mà còn với các phong trào đấu tranh khác của nhân dân Việt Nam.

Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, tình hình chính trị Sài Gòn nhìn chung tương đối ổn định vì thế người Công giáo ở đây không còn bị lôi cuốn vào

những hành động chính trị như xuống đường, biểu tình, mít tinh, hội thảo để đấu tranh ủng hộ cho một chính phủ… Mặt khác, sự hiện diện của người Mỹ và những dịch vụ mới nảy sinh đã là một điểm thu hút mới đối với người Công giáo tại Sài Gòn như: “làm sở Mỹ”, buôn bán, kinh tài… Đặc biệt, vào giữa lúc người Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam, thì công tác xã hội phát triển “đột ngột” nhưng “có thể nói giới thống trị và tôn giáo là hai lực lượng mạnh nhất trong lĩnh vực hoạt động xã hội này” [65, tr. 84].

Những công tác xã hội đã thu hút rất lớn lực lượng thanh thiếu niên sống tại thành phố, đặc biệt trong đạo Công giáo. Sử dụng những hoạt động này, đế quốc Mỹ mong muốn “xoa dịu những đổ nát mà chiến tranh gây ra” đồng thời kéo người Công giáo ra ngoài những băn khoăn suy nghĩ… Tuy nhiên các công tác xã hội này đã không làm yên lòng tất cả người Công giáo. Tình hình xã hội đã chi phối người Công giáo sống tại Sài Gòn khiến cho họ rơi vào tình trạng hoang mang, dao động… “Họ vẫn chưa tìm được một cảm quan tôn giáo mới, thích hợp với hoàn cảnh tâm lý, xã hội, văn hóa của họ” [65, tr. 89]…

Trong hoàn cảnh đó, các phong trào xây dựng hòa bình, các cuộc vận động chính trị yêu cầu dân chủ, các cuộc đình công, đòi quyền sống, phụ nữ đòi phục hồi nhân phẩm… của giới Công giáo tiến bộ diễn ra ngày một mạnh mẽ, đã lôi cuốn không ít các bộ phận khác trong nội bộ Giáo hội Công giáo miền Nam Việt Nam.

Việc một số linh mục, tu sĩ và giáo dân của giáo hội Công giáo tại Sài Gòn đã tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân thành phố đã được dư luận Công giáo thế giới đặc biệt quan tâm trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền. Linh mục Laurentin, một chuyên viên của Công đồng Vatican II, gọi đây là “cánh tả” trong Giáo hội Công giáo tại Sài Gòn và coi đây là tương lai của giáo hội [65, tr. 91-92].

Một điểm đáng chú ý là tham gia đấu tranh, những người Công giáo này đã gia nhập các tổ chức hay các phong trào đấu tranh sẵn có của công

nhân, sinh viên, học sinh, trí thức… Đồng thời, vì nhu cầu đấu tranh, người Công giáo đã thành lập những tổ chức riêng nhưng cũng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đấu tranh khác…

Qua thực tiễn đấu tranh, người Công giáo đã tiếp xúc với Mặt trận dân tộc giải phóng, với các chiến sĩ cộng sản… từ đó đưa người Công giáo dần đi vào mặt trận chung, góp phần không nhỏ vào công cuộc giải phóng Sài Gòn và sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Dưới sự dẫn dắt của giới chức sắc, trí thức Công giáo, phong trào đấu tranh của người Công giáo yêu nước đã lan rộng đến những người nước ngoài ở Sài Gòn.

Do tác động của Phong trào Công giáo xây dựng hòa bình, trên 50 Thanh niên Chí nguyện Mỹ (IVS) phục vụ xã hội ở miền Nam ra tuyên cáo phản chiến. Nhóm đầu tiên là Don Luce, Mike Morrow, Tom Fox… trong đó Don Luce đã phát hiện ra “ngục chuồng cọp” ở Côn Đảo; Mike Morrow tiết lộ tin lính Mỹ thảm sát dân lành ở Mỹ Lai; còn Tom Fox là người Công giáo, hướng dẫn phái đoàn Liên tôn Hoa Kỳ đến Sài Gòn ra tuyên ngôn phản chiến, dẫn đạo cho nhóm Giám mục, linh mục, giáo dân… tự xích mình vào cổng tòa Đại sứ Mỹ để phản chiến… Sau đó, Tom Fox về Mỹ làm Tổng biên tập báo National Catholic Reporter tuyên truyền lập trường của tờ Sống đạo và tham gia tổ chức biểu tình vĩ đại đòi ngưng chiến ở Việt Nam [24, tr. 13-14].

Ngoài ra, để chống lại cuộc “bầu cử độc diễn của Nguyễn Văn Thiệu”, người Công giáo yêu nước tổ chức nhiều hình thức phản đối. Cuộc đấu tranh chống bầu cử độc diễn lần hai của người Công giáo yêu nước lôi cuốn cả các linh mục người nước ngoài tham gia: “Ngày 28-9-1971, hai linh mục người Mỹ và một giáo sư người Do Thái mang quốc tịch Mỹ tới Sài Gòn, chắc không phải là đi du lịch mà là để cùng với nhân dân Việt Nam chống chiến tranh và chống bầu cử độc diễn của tổng thống Thiệu” [4, tr. 66]. “Đến sáng ngày thứ bảy 02-10-1971, đúng 8 giờ, một ngày trước bầu cử

độc diễn, bốn người Mỹ mang xích sắt và ổ khóa trong một hộp đừng đàn Guitare, chậm rãi tiến tới cổng sắt của Tòa Đại sứ Mỹ, rồi ngồi xuống, tự xiềng chân nhau vào cổng sắt và khóa chặt lại…” [4, tr. 67].

Bên cạnh đó, các linh mục nước ngoài còn lên Tòa Khâm sứ để chuyển Thỉnh nguyện thư của 12 linh mục gửi Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam, yêu cầu lên án sự can thiệp của Mỹ và lên án chủ trương kéo dài chiến tranh ở Việt Nam và cuối cùng để xác nhận giá trị của Thư chung chống cộng năm 1951 trong giai đoạn hiện tại…

3.3.2. Trên thế giới

Cuộc đấu tranh của người Công giáo yêu nước góp phần vào những thắng lợi về quân sự, chính trị trên chiến trường và trong nước tạo thế cho cuộc đấu tranh ngoại giao của cách mạng. Thắng lợi của đấu tranh ngoại giao lại tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự và chính trị thắng lớn.

Không những thế, phong trào đấu tranh của người Công giáo Việt Nam gây tiếng vang tới một số tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh làn sóng “phản chiến” của giới Công giáo trên thế giới. Tại Bỉ, Văn phòng Thanh Lao Công quốc tế cùng nhiều đoàn thể khác tổ chức mít tinh kêu gọi ngưng chiến ở Việt Nam. Hồng y Cardin, người thành lập Thanh Lao Công quốc tế, đã dẫn đầu đoàn biểu tình khổng lồ kêu gọi hòa bình. Chính quyền Sài Gòn cấm vị Hồng y này có ý định đến Sài Gòn vào tháng 3-1967 để cùng các lực lượng chủ hòa xuống đường đòi ngưng chiến…

Đặc biệt, năm 1968, lời kêu gọi ngưng chiến của Giáo hoàng Công giáo Gioan Phaolô II đã cổ vũ mạnh mẽ các phong trào đấu tranh đòi hòa bình của người Công giáo Việt Nam.

Đối với các tổ chức Việt kiều yêu nước ở Canada, Nhật Bản… cũng ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của người Công giáo trong nước. Đặc biệt, Pháp được coi là một trong những trung tâm có phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi nhất. Riêng ở Paris có 2000 người Việt sinh sống. Tổ chức Việt kiểu ở Pháp đã đến gặp bà con kiều bào ở các nước lân cận để phổ biến

chủ trương chính sách của Mặt trận, rồi còn dạy hát, ngâm thơ, kể chuyện chiến thắng ở quê nhà… Phong trào Việt kiều từ những ngày sôi động ở Paris đã lan sang 16 nước khác.Các tổ chức này cũng có báo riêng như tờ

Công giáo và Dân tộc xuất bản từ năm 1969. Tổ chức Huynh đệ Việt Nam

và báo Công giáo và Dân tộc hải ngoại ở Pháp ủng hộ cả mặt dư luận và vật chất phong trào đấu tranh của người Công giáo tiến bộ trong nước. Bên cạnh đó, các hội Việt kiều cũng có các cuộc hội họp, phong trào riêng để bày tỏ lòng yêu nước của mình.

Tuy nhiên, sự đóng góp lớn nhất của các tổ chức Công giáo Việt Nam ở nước ngoài là làm cho thế giới, đặc biệt là thế giới Công giáo hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. “Hội nghị Kitô giáo đoàn kết với

Việt Nam – Campuchia – Lào” đã được tổ chức tại Paris (Pháp) năm 1971,

tại Quebec (Canada) năm 1972 và tại Turin (Ý) năm 1973 quy tụ được hàng trăm đại biểu gồm Hồng Y, Tổng Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân và nhiều tổ chức Kitô giáo khác thuộc nhiều nước trên thế giới để ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của ba dân tộc Đông Dương, Việt Nam, Lào và Campuchia.

Từ sau 1970, những người Việt Nam Công giáo đấu tranh ở trong cũng như ở ngoài nước, vào giai đoạn này, đều đã có chung một lựa chọn rõ rệt theo chủ trương chung của đồng bào cả nước là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Thiệu nhào” [22, tr. 235]…

Dù mới chỉ là một “thiểu số” trong Giáo hội Công giáo, nhưng ảnh hưởng của phong trào đấu tranh phản chiến, xây dựng hòa bình của người Công giáo yêu nước đã tác động mạnh mẽ ở trong cũng như ngoài nước, góp phần không nhỏ vào việc kết thúc chiến tranh Việt Nam.

3.4. Khả năng đồng hành cùng dân tộc của ngƣời Công giáo Việt Nam

3.4.1. Vấn đề Công giáo với Dân tộc trong quá khứ

Giáo lý của đạo Công giáo mang nặng những sắc thái của một nền văn hóa phương Tây. Công giáo lại được chính những người phương Tây du

nhập vào Việt Nam cùng lúc thời kỳ bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Triều Nguyễn trong chủ trương bài ngoại đã bắt bớ và giết hại những người theo đạo. Tuy nhiên, gần đây chính Giáo hội Công giáo cũng đã thừa nhận sự câu kết một thời giữa Công giáo và chủ nghĩa thực dân qua hành vi của một vài vị Giáo hoàng và giáo sĩ. Xét về phương diện văn hóa truyền thống, chủ quyền quốc gia chúng ta có cách nhìn nhận khác về các chính sách cấm đạo, sát đạo của nhà Nguyễn thời Minh Mệnh, Tự Đức. Dù vậy, nhiều người Công giáo cho đó là những yếu tố chính để vừa lôi kéo vừa đẩy người Việt Nam Công giáo ra khỏi cộng đồng dân tộc.

Tiếp sau đó là cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam. Để lôi kéo người Công giáo về phía mình, thực dân Pháp đã lợi dụng mâu thuẫn giữa hữu thần và vô thần để khoác lên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và đặt người Việt Nam Công giáo trước sự chọn lựa giữa Chúa (đồng nghĩa với đế quốc Pháp) hay Dân tộc. Đến khi đế quốc Mỹ xâm lược, câu hỏi về sự chọn lựa lại tiếp tục được đặt ra cho người Việt Nam Công giáo.

Vào thời điểm 1954, Giáo hội Công giáo Việt Nam dường như đã hoàn tất quá trình chọn lựa của mình. Vào đầu năm 1952, hàng giáo phẩm của ba nước Đông Dương, trong bức thư hướng dẫn hành động gửi cho các tín đồ trong giáo hội đã tuyên bố Công giáo “mâu thuẫn tuyệt đối” với Cộng sản và khai trừ ra khỏi giáo hội những tín đồ nào tiếp tay với cộng sản hay giúp họ nắm được chính quyền.

Tuy nhiên, trong thực tế bộ phận Công giáo yêu nước vẫn âm thầm ủng hộ con đường cách mạng và bí mật tham gia hoạt động vào các phong trào đấu tranh do Đảng lãnh đạo.

3.4.2. Từ góc độ tư tưởng, thần học

Đối với Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, Công đồng Vatican II như đã mở ra một “cánh cửa” để người Công giáo trở về, đồng hành với dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai. “…Chỉ nguyên việc chấp nhận

những giá trị văn hóa và truyền thống khác ngoài giá trị Kitô giáo, để cho phép giáo dân được trở về với cái nôi của dân tộc mình, dám suy nghĩ về việc cùng cộng tác với người ngoại đạo, đấu tranh cho dân tộc, mà không sợ bị rút phép thông công, điều đó quả mang một ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng” [75, tr. 234].

Trong hiện tình thế giới và Việt Nam, một trong những vấn đề sôi bỏng được đặt ra là vấn đề liên lạc giữa tôn giáo và cộng sản. Trước đây, việc đồng hành của người Công giáo với cộng sản là một thách thức lớn về thần học, nhưng trong hoàn cảnh lịch sử này, không còn đặt “song luận một sống một chết” mà là tìm cách đối thoại, cộng tác và sống chung [56, tr. 34]. Với cách nhìn đối thoại của Công đồng Vatican II, người Công giáo “duyệt lại” kiến thức, thái độ và hành động của mình đối với cộng sản, tìm hiểu giáo lý của Công đồng Vatican II về thái độ phải có đối với cộng sản… Từ đó, người Công giáo đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: muốn phục vụ lý tưởng xây dựng công lý và hòa bình cho dân tộc người Công giáo phải đối xử với cộng sản như thế nào?

Bằng cái nhìn cởi mở, linh mục Nguyễn Viết Khai, “người Công giáo chống cộng nhất nước” đưa ra 5 đề nghị ứng xử với cộng sản, trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)