Chƣơng 3 : MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
3.4. Khả năng đồng hành cùng dân tộc của người Công giáo Việt Nam
3.4.1. Vấn đề Công giáo với Dân tộc trong quá khứ
Giáo lý của đạo Công giáo mang nặng những sắc thái của một nền văn hóa phương Tây. Công giáo lại được chính những người phương Tây du
nhập vào Việt Nam cùng lúc thời kỳ bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Triều Nguyễn trong chủ trương bài ngoại đã bắt bớ và giết hại những người theo đạo. Tuy nhiên, gần đây chính Giáo hội Công giáo cũng đã thừa nhận sự câu kết một thời giữa Công giáo và chủ nghĩa thực dân qua hành vi của một vài vị Giáo hoàng và giáo sĩ. Xét về phương diện văn hóa truyền thống, chủ quyền quốc gia chúng ta có cách nhìn nhận khác về các chính sách cấm đạo, sát đạo của nhà Nguyễn thời Minh Mệnh, Tự Đức. Dù vậy, nhiều người Công giáo cho đó là những yếu tố chính để vừa lôi kéo vừa đẩy người Việt Nam Công giáo ra khỏi cộng đồng dân tộc.
Tiếp sau đó là cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam. Để lôi kéo người Công giáo về phía mình, thực dân Pháp đã lợi dụng mâu thuẫn giữa hữu thần và vô thần để khoác lên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và đặt người Việt Nam Công giáo trước sự chọn lựa giữa Chúa (đồng nghĩa với đế quốc Pháp) hay Dân tộc. Đến khi đế quốc Mỹ xâm lược, câu hỏi về sự chọn lựa lại tiếp tục được đặt ra cho người Việt Nam Công giáo.
Vào thời điểm 1954, Giáo hội Công giáo Việt Nam dường như đã hoàn tất quá trình chọn lựa của mình. Vào đầu năm 1952, hàng giáo phẩm của ba nước Đông Dương, trong bức thư hướng dẫn hành động gửi cho các tín đồ trong giáo hội đã tuyên bố Công giáo “mâu thuẫn tuyệt đối” với Cộng sản và khai trừ ra khỏi giáo hội những tín đồ nào tiếp tay với cộng sản hay giúp họ nắm được chính quyền.
Tuy nhiên, trong thực tế bộ phận Công giáo yêu nước vẫn âm thầm ủng hộ con đường cách mạng và bí mật tham gia hoạt động vào các phong trào đấu tranh do Đảng lãnh đạo.