Từ góc độ tư tưởng, thần học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) (Trang 85 - 87)

Chƣơng 3 : MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH

3.4. Khả năng đồng hành cùng dân tộc của người Công giáo Việt Nam

3.4.2. Từ góc độ tư tưởng, thần học

Đối với Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, Công đồng Vatican II như đã mở ra một “cánh cửa” để người Công giáo trở về, đồng hành với dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai. “…Chỉ nguyên việc chấp nhận

những giá trị văn hóa và truyền thống khác ngoài giá trị Kitô giáo, để cho phép giáo dân được trở về với cái nôi của dân tộc mình, dám suy nghĩ về việc cùng cộng tác với người ngoại đạo, đấu tranh cho dân tộc, mà không sợ bị rút phép thông công, điều đó quả mang một ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng” [75, tr. 234].

Trong hiện tình thế giới và Việt Nam, một trong những vấn đề sôi bỏng được đặt ra là vấn đề liên lạc giữa tôn giáo và cộng sản. Trước đây, việc đồng hành của người Công giáo với cộng sản là một thách thức lớn về thần học, nhưng trong hoàn cảnh lịch sử này, không còn đặt “song luận một sống một chết” mà là tìm cách đối thoại, cộng tác và sống chung [56, tr. 34]. Với cách nhìn đối thoại của Công đồng Vatican II, người Công giáo “duyệt lại” kiến thức, thái độ và hành động của mình đối với cộng sản, tìm hiểu giáo lý của Công đồng Vatican II về thái độ phải có đối với cộng sản… Từ đó, người Công giáo đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: muốn phục vụ lý tưởng xây dựng công lý và hòa bình cho dân tộc người Công giáo phải đối xử với cộng sản như thế nào?

Bằng cái nhìn cởi mở, linh mục Nguyễn Viết Khai, “người Công giáo chống cộng nhất nước” đưa ra 5 đề nghị ứng xử với cộng sản, trong đó có hai điểm đặc biệt đó là: “phải thay đổi não trạng, ngôn ngữ và tư tưởng” và người Công giáo cần phải “xây dựng đức tin sáng suốt và vững mạnh và sống đạo một cách đích thực” nghĩa là không phải chỉ giữ đạo trong nhà thờ, bằng tràng chuỗi… mà phải đem đạo vào đời [55, tr. 5-33].

Như vậy, vấn đề Công giáo và cộng sản đã “gặp một số hoàn cảnh thuận lợi hơn xưa kia” vì cả hai bên đều đã xích lại gần nhau hơn. Cộng sản được đánh giá là đã mang những gương mặt khác, còn Kitô giáo cũng chuyển mình cởi bỏ những ràng buộc liên hệ với những chế độ, những chủ nghĩa, của những giai đoạn lịch sử cố định.

Biết nhìn nhận, thấu hiểu cá tính của đối phương là điều kiện căn bản để thành công trong cuộc gặp gỡ: “Không che dấu những khác biệt căn bản

trong những nguyên tắc triết lý, nhưng nếu người Kitô hữu cũng như người mác xít ý thức được những gì đang qua và những gì đang đến, những gì đang sống dậy vươn lên trong hàng triệu con tim của người Kitô hữu, thì nhãn giới đối thoại và cộng tác sẽ thành một niềm hy vọng lớn cho ngày mai của một nhân loại bớt đau khổ, sống trong công bình, nhân đạo và yêu thương hơn” [56, tr. 34-51].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)