Chƣơng 3 : MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
3.5. Bài học lịch sử
Đạo Công giáo được sinh ra và trưởng thành dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của hàng giáo sĩ ngoại quốc, trong một nếp sống đóng khung sau lũy tre của xứ đạo, với những biện pháp ngăn cấm của giáo sĩ thừa sai đối với tình cảm dân tộc của người Việt Nam nên việc một bộ phận người Công giáo Việt Nam rất vất vả trong việc nhận thức và biểu thị lòng yêu nước và những tín hữu nào muốn tỏ lòng yêu nước đều phải rất dũng cảm, thậm chí chấp nhận trả giá đắt.
Nhưng từ ngàn xưa, nhân dân Việt Nam là một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống kiên cường bất khuất trong mọi cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước. Cũng từ lâu, cơ sở đó trở thành sức mạnh cốt lõi duy trì khối tình đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết “lương – giáo”… Bởi thế, mặc dù gặp nhiều khó khăn, rào cản nhưng người Việt Nam Công giáo có nhiều trang sử ái quốc trên con đường dài cùng đi với dân tộc. Trước khi Đảng Cộng sản ra đời, tinh thần ái quốc của người Công giáo được đúc kết trong câu nói nổi tiếng “trước khi là người Công giáo tôi đã là người Việt Nam” mà linh mục Đậu Quang Lĩnh nói trước khi bị Pháp đày ra côn đảo.
Nhưng từ sau 1945, vấn đề yêu nước của người Công giáo trở nên phức tạp hơn, bởi lực lượng Công giáo bị nhiều đối tượng chính trị xâm nhập, lôi kéo và lợi dụng. Điều này thấy rõ trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi một bộ phận người Công giáo bị lôi kéo vào cuộc chiến chống lại
dân tộc. Mặc dù vậy, “người Việt Nam Công giáo” trong khắp cả nước đã thành lập các tổ chức ái quốc: ở miền Nam có Đoàn Công giáo cứu quốc,
Liên đoàn Công giáo, Công giáo kháng chiến; miền Bắc có Ủy ban Liên lạc
Công giáo Liên khu III, Ủy ban Liên lạc Công giáo khu tả ngạn, Hội Công
giáo kháng chiến Việt Bắc. Các tổ chức này góp phần vạch trần âm mưu lợi
dụng tôn giáo của thực dân Pháp, đồng thời tích cực động viên đồng bào giáo dân tham gia phong trào cách mạng chống thực dân Pháp. “Có thể nói, mỗi làng Công giáo miền Bắc đều đã có hàng ngàn lượt dân công tham gia chiến dịch lịch sử này và bên cạnh những hy sinh rất to lớn của toàn dân, không xứ đạo Công giáo nào mà không có những con em phải hy sinh trên cùng một chiến tuyến với các bộ đội và dân công khác, để đem lại cuộc chiến thắng lẫy lừng như thế cho cả dân tộc ta vào mùa xuân năm 1954, giải phóng một nửa đất nước” [100, tr. 22].
Trong cuộc kháng chiến 20 năm chống Mỹ cứu nước, dưới chế độ Sài Gòn, Công giáo không còn là lực lượng bình thường, mà nó bị chính trị hóa và trở thành vấn đề hệ tư tưởng. Thông qua việc Công giáo hóa miền Nam để dùng lực lượng chính trị này thành chỗ dựa rường cột cho chế độ mới, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã biến cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở thành cuộc “chiến tranh ý thức hệ”. Bởi vậy có thể nói, chế độ Sài Gòn là “thời kỳ hoàng kim” của đạo Công giáo ở Việt Nam.
Nhưng giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, đặc biệt là Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm tới vấn đề tôn giáo. Trong quan điểm về tôn giáo, bên cạnh việc tôn trọng tự do tín ngưỡng, Đảng Cộng sản luôn kiên trì công tác vận động tín đồ các tôn giáo trong đó có đạo Công giáo và đặc biệt luôn duy trì mối quan hệ với lực lượng Công giáo yêu nước, đồng thời chống kẻ thù lợi dụng chia rẽ dân tộc Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của cách mạng miền Nam, đặc biệt, dưới tác dụng trực tiếp của cuộc đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc trong cao trào chống Mỹ cứu nước, cùng với sự chứng kiến toàn bộ cảnh đổ nát về nhiều
giá trị tinh thần và vật chất của dân tộc, trong lòng Giáo hội Công giáo đã diễn ra sự phân hóa mới và ngày càng sâu rộng. Trong hoàn cảnh đó, những yếu tố tích cực trong lực lượng Công giáo Việt Nam được đẩy lên cao trào, tạo nên phong trào dân tộc dân chủ đòi hòa bình, đòi quyền dân sinh dân chủ… Từ đó, là bộ phận quan trọng trong loại hình lực lượng thứ ba, người Công giáo yêu nước góp phần quan trọng trong phong trào dân tộc ở các đô thị miền Nam nói chung và ở Sài Gòn nói riêng, gây ảnh hưởng ra nước ngoài… Đó chính là cơ sở để khẳng định khả năng đồng hành dân tộc.
Vấn đề yêu nước của người Công giáo Việt Nam là vấn đề mang tính lịch sử và khả năng yêu nước nơi người Công giáo không bao giờ mất. Điều này được tái khẳng định trong cuộc đấu tranh ở đô thị miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai cứu nước.
Từ sau 30-4-1975, lịch sử đất nước bước kỷ nguyên mới và vấn đề Công giáo với Dân tộc cũng đã sang một trang sử mới. “Hôm qua, trong cách mạng dân tộc dân chủ, vấn đề tôn giáo chủ yếu là nhằm làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của bọn đế quốc và tay sai, loại bỏ ảnh hưởng chính trị phản động trong các tôn giáo đưa quần chúng các tôn giáo đi theo sự lãnh đạo của Đảng, giành lấy độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc… Hôm nay, tình hình đã khác. Trước hết, chủ nghĩa đế quốc bị đuổi khỏi nước ta. Vấn đề loại bỏ ảnh hưởng chính trị phản động trong các tôn giáo không còn được đặt ra một cách gay gắt như trước, tuy vậy vẫn phải lưu ý. Thứ hai, số đông quần chúng các tôn giáo đã hiểu chế độ cũ, đã giác ngộ về chủ nghĩa xã hội…” [44, tr. 284]. “Trên đất nước này sẽ chẳng còn xảy ra xung đột giữa các nguồn tư tưởng tín ngưỡng đáng tiếc nữa, bởi lẽ, người ta tự do tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, người ta tự do theo bất cứ triết thuyết đạo giáo nào mình xem là đúng, là đẹp, nhưng trong mỗi chúng ta, cái chung nhất vẫn là tất cả đều yêu nước Việt Nam, dẫu có đi xa mấy cũng “trở về dân tộc” [75, tr. 9].
Tình hình đất nước đã khác, khó khăn có nhưng dù khó khăn song người Công giáo cũng không thể đi khác được quy luật lịch sử, mà theo GS.Trần Văn Giàu, quy luật đó là đồng hành cùng dân tộc: “Ở đâu ta có thể không rõ, song, ở xứ ra, thì rất lâu đời, tư tưởng, tín ngưỡng nào mà xa rời với chủ nghĩa yêu nước truyền thống thì khó có miếng đất tốt lành để cắm rễ cho sâu” [75, tr. 8].
Tiểu kết
Như vậy, phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn trong giai đoạn này là một minh chứng góp phần làm sáng tỏ một trang sử yêu nước nữa của Công giáo Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Hệ quả tàn khốc của cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ cùng chính quyền Thiệu gây ra trên quê hương Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính cho sự bùng nổ phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, nếu không có tinh thần canh tân hòa giải của Công đồng Vatican II (1962-1965), đặc biệt trong đó là những thái độ đối thoại với thế giới cộng sản thì phong trào đấu tranh của người Công giáo ở Sài Gòn cũng khó có được sự đồng thuận của chính người Công giáo trong nước cũng như trên thế giới, thậm chí là của chính giáo triều Rôma. Bên cạnh đó, chính nhóm “Công giáo tiến bộ” là nhân tố quan trọng của phong trào đấu tranh dân sinh, dân chủ cũng như trong các phong trào đấu tranh tư tưởng của người Công giáo. Tập hợp những cá nhân này cũng là một trong những cây cầu quan trọng nối kết các phong trào của người Công giáo với phong trào đấu tranh chung của các giới cũng như của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận, góp phần tạo nên thắng lợi lịch sử 1975, giải phóng Sài Gòn.
Mặc dù phong trào đấu tranh yêu nước này mới chỉ dừng lại trong bộ phận tín đồ, một phần chức sắc, trí thức xong nó đã thể hiện về những khả năng để người Công giáo đồng hành cùng với dân tộc.
Như thế, truyền thống yêu nước của người Công giáo Việt Nam là vấn đề mang tính lịch sử và khả năng yêu nước nơi người Công giáo không bao giờ mất. Điều này được tái khẳng định trong cuộc đấu tranh ở đô thị miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai cứu nước.
KẾT LUẬN
1. Dưới thời chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, do tác động trực tiếp của cuộc chiến tranh, ý thức về dân tộc, tinh thần yêu nước nơi người Công giáo Việt Nam được khơi dậy mạnh mẽ. Trong thời gian này, phong trào đấu tranh thể hiện tinh thần yêu nước của người Công giáo được sự chỉ dẫn của giới chức sắc, trí thức tiến bộ và đặc biệt dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, các phong trào tập trung vào các mục tiêu hòa bình, dân sinh dân chủ... đấu tranh cho các tầng lớp nhân dân ở miền Nam cũng như cho toàn dân tộc.
So với các phong trào Công giáo đấu tranh trong các giai đoạn trước, phong trào đấu tranh trong giai đoạn này tận dụng được những xu hướng thuận chiều diễn ra trên thế giới và trong nước để triển khai đấu tranh công khai và bán công khai chống âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, những lực lượng cản trở hòa bình, thống nhất ở Việt Nam.
Sống trong đô thị Sài Gòn, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai, người Công giáo tiến bộ đẩy mạnh đấu tranh chính trị nhằm vạch rõ bộ mặt xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới, trên cơ sở đó động viên, tập hợp, huấn luyện các thành viên đi vào đấu tranh trên các môi trường xã hội cụ thể. Cuộc đấu tranh chính trị này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó tạo ra một môi trường đấu tranh không ngừng, góp phần làm suy sụp chỗ dựa “rường cột” của chế độ Sài Gòn. Từ đó, người Công giáo góp phần làm sụp đổ cuộc “chiến tranh ý thức hệ” mà Mỹ và Thiệu ra sức thực hiện, đồng thời góp phần vào thắng lợi chung cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước.
Thật may mắn, “luồng gió” canh tân hòa giải của Công đồng Vatican II đã mở ra cánh cửa mới để người tín hữu Việt Nam được tự do thể hiện tinh thần ái quốc, dấn thân vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Bởi vậy, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến đấu, đặc biệt trong trận chiến cuối cùng
giải phóng Sài Gòn, người Công giáo Việt Nam từ giáo dân, tu sĩ, linh mục… cùng với nhân dân đấu tranh vũ trang giành chính quyền về cho cách mạng.
2. Trước đó, người Công giáo thường bị chính quyền Sài Gòn lôi cuốn vào các cuộc đấu tranh chính trị, hay bị “ru ngủ” bởi các hoạt động từ thiện, xã hội… Các cuộc đấu tranh chủ yếu tập trung vào các quyền lợi của riêng giới Công giáo. Khi nói đến hòa bình, Giáo hội Công giáo miền Nam thường xóa nhòa ranh giới chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa rồi cho cả vào một rọ. Từ đó họ lên án chiến tranh chung chung… Từ chỗ xóa nhòa tính chất của cuộc chiến tranh, họ đi đến kêu gọi chấm dứt chiến tranh bằng cách “thức tỉnh lương tâm của con người giữa hai bên lâm chiến”.
Nhưng từ khi trực tiếp đưa quân can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam, Mỹ đã lộ rõ bản chất một đế quốc thực dân xâm lược. Chiến tranh của kẻ xâm lược là chiến tranh phi nghĩa. Cuộc chiến tranh để giải phóng hoặc để bảo vệ nền độc lập của một dân tộc chống lại xâm lược là cuộc chiến tranh mang tính chất chính nghĩa. Đặc biệt từ năm 1968, với những thắng lợi ý nghĩa của cách mạng và của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Mặt trận dân tộc giải phóng đã thu hút được nhiều người Công giáo tham gia kháng chiến.
Ngoài ra cũng phải nói thêm, việc cùng lúc chiến tranh đang leo thang ở Việt Nam thì Công đồng Vatican II (1962-1965) được khai mở ở Rôma và vạch ra đường hướng canh tân , hòa giải đã tạo điều kiện cho một luồng tư tưởng mới được duy trì và phát triển trong lòng xã hội miền Nam Việt Nam nửa sau thế kỷ XX. Với tinh thần đó, người Công giáo ở miền Nam cũng bắt đầu cởi mở hơn và ý thức trách nhiệm đối với xã hội và đối với đồng loại nhiều hơn. Thêm vào đó các phong trào , các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh, can thiê ̣p Mỹ của nhân dân thế giới ngày càng lan rô ̣ng ma ̣nh mẽ đã đưa người Công giáo yêu nước xích la ̣i gần với dân tô ̣c , với sự nghiê ̣p đấu tranh thống nhất đất nước của Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam.
3. Chiến tranh là hủy diệt, nhưng với nhiều trường hợp chiến tranh lại là cơ hội cho người ta nhìn nhận lại mình. Sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ can thiệp ở miền Nam Việt Nam. Đối diện trực tiếp với chiến tranh đã làm đảo lộn đời sống văn hóa xã hội truyền thống , các phong trào tranh đấu của người Công giáo, đã xác định được cho mình đế quốc Mỹ là kẻ thù của dân tộc và chế độ Nguyễn Văn Thiệu là tay sai của Mỹ, trở lực ngăn cản hòa bình ở miền Nam Việt Nam nói riêng và toàn thể Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, người Công giáo yêu nước đã gặp người cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược và chia cắt của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Đặc biệt cuộc tranh đấu về tư tưởng đã mở ra mô ̣t con đường cho người Công giáo ở Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung được tìm về với dân tộc , đồng hành cùng với dân tô ̣c trong mô ̣t môi trường xã hô ̣i mới mẻ . Kể từ ngày Giải phóng , tất cả các Giáo hội trên thế giới đã hướng về và chăm chú theo dõi Giáo hội Việt Nam như mô ̣t thử nghiê ̣m mới mẻ và tích cực tro ̣ng các nước xã hô ̣i chủ nghĩa.
4. Dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, phong trào tranh đấu của người Việt Nam Công giáo diễn ra với nhiều dạng thức khác nhau. Trong một Giáo hội Công giáo bị phân hóa ở miền Nam Việt Nam, những người Việt Nam Công giáo dám đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc không phải là đa số, mà đứng về với Đảng Cộng sản, với Mặt trận Dân tộc giải phóng lại càng không phải đa số. Nhưng dù chỉ là những thiểu số nhưng lịch sử đã ghi nhận công lao của họ trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình cho dân tộc. Đặc biệt, tuy nhỏ bé nhưng những hành động của thiểu số này mang nhiều ý nghĩa. Nó mở ra một cuộc hành trình mới cho người Công giáo Việt Nam tìm về với dân tộc, với truyền thống văn hóa, với cội nguồn bị lãng quên của mình.
5. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận, người Công giáo Việt Nam có nhiều trang sử yêu nước. Những trang sử về người Việt Nam Công giáo không phải là để tẩy xóa hay che lấp trang sử đen tối khác của Giáo hội Công giáo
Việt Nam, nhưng là để khẳng định điều này là Công giáo tự bản chất không phải là một cái gì mâu thuẫn với lòng yêu nước, yêu Tổ quốc. Không thiếu những người Việt Nam Công giáo trong suốt các giai đoạn lịch sử đã phụng sự Tổ quốc mình, đã tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp và hạnh phúc cho đồng bào mình, vừa với tính cách là