Chƣơng 3 : MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
3.4. Khả năng đồng hành cùng dân tộc của người Công giáo Việt Nam
3.4.3. Từ truyền thống dân tộc
Sự đồng hành giữa Công giáo với cộng sản là một thách thức lớn cả đối với tôn giáo cũng như đối với cách mạng, nhưng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam mẫu số chung là chủ nghĩa dân tộc và lợi ích quốc gia đã giúp cả đôi bên vượt qua trở ngại đó.
Được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lòng yêu nước đã kết tinh lại thành chủ nghĩa yêu nước, mà nội dung cơ bản của nó là ý thức về dân tộc.
Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ được coi là tương lai của đất nước, của Giáo hội, mặc dù “day dứt” hiện tại, nhưng họ vẫn luôn đặt niềm tin “mãnh liệt” về dân tộc với hy vọng “một ngày… không phải bây giờ” sự thức tỉnh và ý thức mà bấy lâu bị bao phủ bởi biến cố xã hội. Trong hoàn cảnh hiện tại, “niềm tin vào dân tộc là niềm tin sau cùng và vững chắc nhất khi chung quanh mình tất cả mọi lý tưởng, thần tượng, ước mơ đều đã sụp đổ”…
Về truyền thống yêu nước nơi người Công giáo yêu nước, linh mục Trần Tam Tỉnh đã khẳng định: “Không phải chủng viện đã dạy cho tôi lòng yêu nước, không phải các linh mục đã khuyên bảo giáo dân chống Pháp, không phải Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đã giành được độc lập cho quê hương” [97, tr. 53].
“Tự đặt cho mình cái tên là “Việt Nam Công giáo” với ý nghĩa Tổ quốc là hiện thực thiêng liêng hơn cả, những người Công giáo yêu nước đã nhìn lại và tự phê phán về thái độ chính trị của Giáo hội mình suốt trong lịch sử đã “luôn luôn đi với ngoại bang”. Đồng thời họ cũng nhìn thẳng vào sự
thật, tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ, tính cách tiếp tay và đồng lõa với Mỹ - Ngụy của giáo quyền…” [75, tr. 235].
Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua thư từ gửi cho đồng bào các tôn giáo hoặc thư từ trao đổi với các chức sắc tôn giáo, đã chỉ ra điểm chung nhất của tất cả mọi người không kể lương hay giáo là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: “Dẹp bỏ cái dị biệt nhỏ, giữ lại cái tương đồng lớn. Dị biệt nhỏ về đức tin, về lối sống; cái tương đồng lớn là mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc” [119, tr. 52-53].