1.2 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
1.2.1 Khái quát quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh
Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với hành vi hoạt động của con người theo pháp luật. Đồng thời, các cơ quản lý nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước
nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của nhà nước chẳng những không suy giảm, mà còn trở nên quan trọng hơn, bởi vì nhà nước yếu kém sẽ không thể có thị trường phát triển lành mạnh. Nhà nước trở thành nhân tố kích thích hoặc kìm hãm các quan hệ thị trường tuỳ thuộc vào việc có hay không tạo ra được môi trường pháp lý, điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội (KTXH) cho kinh doanh và đầu tư. Do đó, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng thông qua cơ chế, chính sách, kế hoạch định hướng và khống chế phần nào các doanh nghiệp hoạt theo mục tiêu phát triển của địa phương. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường pháp luật của địa bàn sở tại có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chủ động tiến hành hợp tác, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký.
Như vậy, trong quá trình hợp tác kinh doanh có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với doanh nghiệp FDI. Một mặt, Nhà nước với vai trò quản lý của mình sẽ đảm bảo cho lợi ích doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh, phát triển ổn định mà vẫn theo đúng định hướng phát triển của đất nước, của địa phương; Mặt khác, các doanh nhân tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích, các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà chỉ Nhà nước mới có khả năng xử lý, điều hòa các xung đột đó. Doanh nghiệp hoạt động thành công hay thất bại không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực và kinh nghiệm quản lý của họ mà còn phụ thuộc nhiều vào vai trò điều tiết của nhà nước. Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đều là các nhà kinh doanh có kinh nghiệm nhưng khi họ kinh doanh ở một quốc gia khác vẫn cần có sự hỗ trợ của nước chủ nhà. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ nhà đầu tư nước ngoài cần có sự hỗ trợ của nhà nước về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, thị trường lao động.