1.3 Kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
1.3.2 Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Phú Thọ
Mỗi địa phương có những điều kiện khác nhau nên việc thu hút và sử dụng các nguồn lực FDI cũng mang sắc thái khác nhau. Có địa phương thành công nhưng có những địa phương còn sai sót, hiệu quả kém. Phú Thọ đã xem xét, nghiên cứu những bài học thành công cũng như thất bại ở các tỉnh nhằm quản lý tốt hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với sự phát triển của mình. Qua bài học thành công của hai tỉnh, thành phố trên và một số tỉnh khác, Phú Thọ có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như:
Thứ nhất tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài của Trung tâm tư vấn và Xúc tiến đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Phát huy vai trò của Sở KH&ĐT, Ban Quản lý các KCN tỉnh trong công tác tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài, thực sự trở thành cầu nối vững chắc giữa nhà đầu tư nước ngoài đối với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài các vấn đề liên quan đến: thủ tục đầu tư, tư vấn về chính sách pháp luật, các chính sách ưu đãi, các quy định của tỉnh….cung cấp các gói thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài về các lĩnh vực: các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực của tỉnh, các thông tin cần thiết khác như: thực trạng nguồn nhân lực, phương thức đào tạo và tuyển dụng nhân lực, thực trạng về cơ sở hạ tầng cứng (hệ thống đường giao thông, quy hoạch các khu công nghiệp, điện, cấp thoát nước,….) và cơ sở hạ tầng mềm (hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, quyền sở hữu trí tuệ….).
thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI. Từ đó ngăn chặn được tình trạng các dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng không triển khai thực hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về: tiến độ thực hiện dự án, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, môi trường, thuế và các nghĩa vụ tài chính, đảm bảo an ninh trật tự tại hiện trường dự án.
Thứ ba, triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Từ đó xây dựng lòng tin, tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho những doanh nhân, nhà đầu tư là người nước ngoài đang triển khai thực hiện các dự án FDI tại tỉnh Phú Thọ. Việc này có tác dụng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam với quốc gia có đầu tư trực tiếp tại tỉnh, từ đó thúc đẩy việc mở rộng quy mô các dự án hiện có, thu hút được thêm nhiều dự án FDI mới.
Thứ tư, đối với các dự án đầu tư đã được cấp phép vào những lĩnh vực đang được khuyến khích như: công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, công nghệ cao… nhưng thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa có quy định về cơ chế ưu đãi chung hoặc quy định được xem xét cơ chế ưu đãi đặc thù, sở KH&ĐT và ban Quản lý các KCN cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp để tiến hành thủ tục điều chỉnh bổ sung ưu đãi cho dự án. Đối với các dự án thuộc diện được xem xét cơ chế ưu đãi đặc thù, cần nghiên cứu lựa chọn những dự án có đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng ít diện tích đất, có số nộp ngân sách lớn, phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu đề xuất cơ chế ưu đãi đặc thù trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Chính phủ phê duyệt. Việc thu hút đầu tư nước ngoài và quan tâm đến những dự án FDI đã được cấp phép sẽ đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh.
Kết luận chương 1
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức kinh doanh quốc tế phổ biến, có nhiều dạng đầu tư nước ngoài, trong đó FDI đóng vai trò hết sức quan trọng, thường đem lại hiệu quả cao cho nước tiếp nhận đầu tư và cả các nhà đầu tư. Vì vậy, quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay cho các Bộ, các Ngành, các đơn vị từ Trung ương đến địa phương.
Tác giả đưa ra những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm các khái niệm thuộc phạm trù đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp FDI, vai trò của doanh nghiệp FDI…Từ đó tạo tiền đề đánh giá một cách chính xác những thành tựu đạt được; những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cùng những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó.
2. Qua kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài ở một số tỉnh trong nước, Phú Thọ đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm nhằm quản lý tốt nguồn vốn FDI hiện đang được triển khai trên địa bàn tỉnh và công tác xúc tiến đầu tư thời gian tới.
3. Việc thu hút và quản lý doanh nghiệp FDI vào địa bàn nhận đầu tư giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là đáp ứng một phần nhu cầu cấp thiết về vốn và phát triển theo định hướng quy hoạch của địa bàn nhận đầu tư. Do vậy bên cạnh việc phát huy nội lực, Phú Thọ cần tăng cường thu hút, quản lý FDI thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, thanh tra, kiểm tra giám sát các dự án trước và sau khi cấp phép hoạt động.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ