Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh phú thọ (Trang 91 - 97)

2.3 Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Những tồn tại, hạn chế nêu trên của khu vực FDI có nguyên nhân từ sự yếu kém nội tại của nền kinh tế cũng như những hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài. Các nguyên nhân chủ yếu là:

2.3.3.1.Điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh

Hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể nên chưa đảm bảo xuyên suốt gây khó khăn cho qua trình dự đoán của các nhà đầu tư khi tìm hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam. Các Nghị định như Nghị định 164/2003/NĐ-CP ban hành ngày 22/12/2003 của Chính phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 158/2003/NĐ-CP về quy định chi tiết việc thi hành Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/12/2003 đã giảm bớt các ưu đãi về đầu tư với các doanh nghiệp trong KCN, khu chế xuất, ảnh hưởng xấu đến tâm lý các nhà đầu tư; các chính sách thiếu đồng bộ, nhiều vấn đề về thuế, hải quan, quản lý ngoại tệ, xuất nhập khẩu còn vướng mắc gây lo ngại rủi ro cho các nhà đầu tư.

Thực tế, so với một số tỉnh bạn như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh… thì Phú Thọ có vị trí địa lý ít thuận lợi hơn, hạ tầng giao thông kết nối từ địa phương với thủ đô Hà Nội, cảng biển, sân bay chưa hoàn thiện. Trong khi đó, ngân sách tỉnh còn hạn chế nên việc bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng chưa thể đáp ứng làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước

ngoài không chỉ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực mà ngay trong nước ta giữa vùng này với vùng lân cận cũng rất gay gắt. Khoảng cách về trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý chính là trở ngại mà các doanh nghiệp FDI gặp phải khi chuyển giao công nghệ hiện đại; thị trường Phú Thọ còn kém hấp dẫn, tính rủi ro trong đầu tư lớn hơn.

Hiện nay các KCN, CCN phát triển nhanh về số lượng song lại hạn chế về chất lượng dẫn đến việc thu hút đầu tư thời gian qua rất khó khăn, tỷ lệ lấp đầy thấp, chi phí san lấp mặt bằng, giá phí sử dụng còn cao. Các địa phương có CCN cũng chưa có đủ tiềm lực vốn để đầu tư, chủ yếu tự vận động các nguồn kinh phí trong việc xây dựng hạ tầng nên có vốn đến đâu đầu tư đến đó, dẫn đến việc xây dựng hạ tầng chắp vá, không đồng bộ. Thực tế toàn tỉnh hiện mới có 6 CCN được ngân sách Trung ương cấp hỗ trợ với tổng số tiền là 11 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, song cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đến thời điểm này mới có 2 CCN cơ bản đầu tư xong hạ tầng và đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy cao là CCN Bạch Hạc (Việt Trì) và CCN Đồng Lạng (Phù Ninh).

Cùng với những khó khăn về điều kiện hạ tầng cơ sở, thị trường Phú Thọ cũng như thị trường các vùng lân cận do sức mua còn yếu, dân còn nghèo, như vậy có nghĩa thị trường nội địa còn nhỏ, các điều kiện về sản xuất phụ trợ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, điều kiện vận tải còn khó khăn, giá thành vận tải cao, điều kiện đi lại không thuận lợi...tất cả những điều này làm cho giá thành sản phẩm cao hơn so với việc sản xuất sản phẩm tương tự ở các nơi khác, chung quy lại là tình hình trên làm cho độ rủi ro sản xuất kinh doanh ở Phú Thọ lớn hơn so với các nơi khác.

2.3.3.2. Các rào cản hành chính

Không phải tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn đều nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay. Ngay cả trong nội bộ các Sở, Ban, Ngành trực

tiếp liên quan cũng không phải sự nhận thức này đã được thống nhất từ cấp lãnh đạo cao nhất đến thấp nhất mà vẫn còn một bộ phận nhỏ tỏ ra mơ hồ, thờ ơ trước những yếu kém còn tồn tại trên địa bàn.. Những yếu tố đó đã gián tiếp làm các thủ tục hành chính của tỉnh trở nên phiền hà, nhiều vấn đề của nhà đầu tư trong quá trình triển khai và vận hành dự án không được quan tâm, ưu tiên giải quyết. Các nhà đầu tư đã rất nhiều lần nản lòng trước thủ tục phê duyệt dự án rườm rà cộng với thời gian thẩm định dự án quá lâu, có khi lên tới vài tháng hoặc vài năm. Khi dự án của họ được cấp phép thì thời gian kinh doanh đã trôi qua và lòng tin của họ với môi trường đầu tư của tỉnh đã suy giảm nghiêm trọng, do đó họ rút lại dự án và đi sang tỉnh khác để tìm cơ hội đầu tư.

Phú Thọ hiện đang có hiện tượng “ba không”- không biết mặt nhà đầu tư (vì nhà đầu tư có thể ủy quyền giao hết cho một công ty tư vấn); không biết địa điểm (pháp luật không quy định thẩm tra địa điểm); không biết họ hoạt động như thế nào (mặc dù vấn đề này thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng địa phương), trong đó "hai không" đầu là do cơ chế pháp luật hiện nay. Vì vậy, Phú Thọ còn bất cập trong khâu quản lý, kiểm tra doanh nghiệp FDI, vì vậy, tiếp tục "mạnh hóa" về cải cách hành chính, cụ thể thời hạn về thẩm tra giữa các cơ quan chức năng, tránh đùn đẩy công việc.

2.3.3.3. Các rào cản quy hoạch:

Công tác quy hoạch cũng là một hạn chế khác không kém phần nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, mặc dù luật pháp, chính sách và môi trường đầu tư không ngừng được hoàn thiện nhưng hiệu quả thu hút FDI vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của các tỉnh. Theo các chuyên gia quản lý dự án, một trong những nguyên nhân là do quy hoạch phát triển các ngành chủ chốt đến nay vẫn chưa được xác định. Nhiều nhà đầu tư đã mất khá nhiều thời gian tìm hiểu và hình thành dự án nhưng đến khi dự án được hình thành thì lại phải huỷ bỏ vì quy hoạch thay đổi, đó cũng là do tỉnh Phú Thọ chưa có

quy hoạch cho đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chưa được coi trọng. Trong các năm vừa qua, tỉnh vẫn chưa có sự nghiên cứu nghiêm túc và xây dựng các danh mục dự án đầu tư chủ yếu cần thu hút. Vì thế, để tránh rủi ro, các nhà đầu tư phải chờ đợi để thăm dò.

Trong khi quỹ đất sạch tại nhiều địa phương đang ngày càng trở nên khan hiếm thì việc các dự án FDI "chiếm đất", không triển khai thực hiện đã khiến nhiều nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư thật sự, cấp bách đành bỏ lỡ cơ hội đầu tư vì không tìm được mặt bằng. Đây là sự lãng phí lớn về nguồn lực. Không chỉ vậy, tình trạng "treo" của các dự án FDI còn gây khó khăn, bức xúc cho người dân trong diện giải tỏa mặt bằng để thực hiện dự án.

2.3.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực

Thực tế ở Phú Thọ cho thấy, đội ngũ những người làm kinh doanh và viên chức Nhà nước còn thiếu và yếu. Nét nổi bật của sự yếu kém thể hiện ở chỗ: Khả năng hiểu biết về luật và áp dụng luật, kinh nghiệm nắm bắt thị trường, kinh nghiệm làm ăn với người nước ngoài, trình độ ngoại ngữ, thông lệ quốc tế... còn yếu. Tỉnh vẫn chưa có các hình thức đào tạo thích hợp, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư để họ đáp ứng được yêu cầu công việc.

Năng lực của cán bộ quản lý, thẩm tra và làm công tác xúc tiến đầu tư ở các tỉnh nhìn chung hạn chế. Cán bộ quản lý chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến việc thẩm định năng lực tài chính, kỹ thuật cũng như những tác động về môi trường, kinh tế - xã hội lâu dài của các dự án có quy mô lớn, có tác động không những đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn tác động đến kinh tế - xã hội của cả nước.

2.3.3.5. Hoạt động xúc tiến đầu tư:

đa dạng. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến đầu tư còn giàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm; chưa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác.

Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng, chưa được tiến hành rộng rãi và toàn diện. Đó là nguyên nhân mà ngoài Hàn Quốc ra, rất ít quốc gia khác biết tới Phú Thọ hoặc là có đầu tư nhưng rất ít như Nhật Bản hay Trung Quốc. Trang web giới thiệu tiềm năng thu hút đầu tư của tỉnh còn ít thông tin, chưa có đầy đủ thông tin về các tiềm năng của tỉnh cũng như danh mục các dự án FDI kêu gọi vốn đầu tư. Tỉnh chưa thực sự đầu tư kinh phí để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương.

Vậy, từ một số nguyên nhân cơ bản trên, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các ban, ngành khắc phục và phát huy hơn nữa lợi thế của mình nhằm tăng sức cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong tỉnh

Kết luận chương 2

1. Với phương châm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000ha đất để ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía

Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao…

2. Các doanh nghiệp FDI đã có đóng góp vào GDP, vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tự khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. FDI đã thu hút được một lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết bức xúc vấn đề về lao động việc làm.

3. Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, hiện nay hoạt động của khu vực có vốn FDI của Phú Thọ cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại. Dự án xin được rút giấy phép chiếm số vốn khá lớn, số dự án hoạt động có hiệu quả chưa nhiều. Còn tồn tại một số khiếm khuyết trong công tác quy hoạch, xúc tiến dự án đầu tư. Việc tiếp thu và sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc nước ngoài còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa góp phần vào hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh.

4. Sự tồn tại, hạn chế trong thu hút, sử dụng nguồn FDI là do nhiều nguyên nhân. Tình hình đó đặt ra vấn đề cấp bách cần nhanh chóng khắc phục những yếu kém, đổi mới phương thức quản lý FDI vào Phú Thọ. Mục tiêu đặt ra là các cơ quản Nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp với các Ban, ngành liên quan xây dựng các chương trình, kế hoạch thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực này. Từ đó nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sao cho hiệu quả, đạt mục đích đề ra, đưa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh phú thọ (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)