Nội dung của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh long an) (Trang 25 - 31)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.1. Các khái niệm

1.1.4. Nội dung của đề tài

Trong luận văn này, Nội dung của đề tài đƣợc hiểu là phần II/ Mục tiêu, nội dung và phƣơng án tổ chức thực hiện đề tài thuộc Biểu mẫu Thuyết minh đề tài

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (B1-2-TMĐT) và biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (B1-2-TMKHXH) do Sở Khoa học và công nghệ Long An đang sử dụng từ năm 2007 đến nay.

(1) Mục tiêu nghiên cứu (objective)

“Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”

a) Trong một đề tài nghiên cứu bao giờ cũng có một mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo gọi là mục tiêu chung, còn các mục tiêu khác gọi là những mục tiêu cụ thể. Tập hợp các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể luôn được tổ chức thành “cây mục tiêu”. Vẽ được cây mục tiêu sẽ giúp người nghiên cứu hình dung một cách bao quát toàn bộ nội dung nghiên cứu và các bước thực hiện. Hơn nữa, căn cứ vào cây mục tiêu đã lập, chúng ta có cơ sở để lập dự toán kinh phí cần thiết cho nghiên cứu.”[2, tr.51- 52]

-Mục tiêu chung: còn đƣợc gọi là mục tiêu tổng quát của đề tài, nên nêu khái quát điều mà nghiên cứu mong muốn đạt đƣợc. Có thể tách mục tiêu tổng quát thành các phần nhỏ hơn, liên quan với nhau một cách logic. Các phần này có thể coi là các mục tiêu cụ thể.

-Các mục tiêu cụ thể: cần đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ những khía cạnh khác nhau của vấn đề và các yếu tố chủ yếu đƣợc cho là ảnh hƣởng đến hoặc gây ra vấn đề đó nhƣ đã xác định trong phần đặt vấn đề. Các mục tiêu của nghiên cứu có thể chia thành ba nhóm chính:

+ Nhóm 1: các mục tiêu nghiên cứu để lƣợng hóa vấn đề + Nhóm 2: các mục tiêu nghiên cứu để cụ thể hóa vấn đề

b) Theo Vũ Cao Đàm, khi viết đề cƣơng nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện đƣợc mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lắp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu:

- Mục đích: là hƣớng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà ngƣời nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhƣng thƣờng thì mục đích khó có thể đo lƣờng hay định lƣợng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tƣợng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.

- Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà ngƣời nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lƣờng hay định lƣợng đƣợc. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đƣa ra, và là điều mà kết quả phải đạt đƣợc. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.

(2)Phạm vi nghiên cứu (Scope)

- “Phạm vi nghiên cứu là giới hạn đối tượng nghiên cứu trong một phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định. Có 3 loại phạm vi cần quan tâm: phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát, phạm vi về thời gian của tiến trình sự vật, phạm vi giới hạn trong tập hợp mục tiêu nghiên cứu. Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư phải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu. Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu, người nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầu của nghiên cứu khoa học.” [2, tr.52-53]

(3)Mẫu khảo sát (sampling)

- “Mẫu khảo sát tức là đối tượng khảo sát được lựa chọn từ khách thể. Bất kể nghiên cứu trong lĩnh vực nào, người nghiên cứu đều phải chọn mẫu. Việc chọn mẫu

có ảnh hưỡng quyết định đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và chi phí các nguồn lực cho công cuộc khảo sát. Việc chọn mẫu phải đảm bảo tính ngẫu nhiên, nhưng phải mang tính đại diện, tránh chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu.

- Có 2 cách chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất và chọn mẫu xác suất. Chọn mẫu phi xác suất thì không quan tâm đến cơ cấu và tỉ lệ % mẫu. Chọn mẫu xác suất là chọn ngẫu nhiên theo một tiêu chí nào đó nhằm đảm bảo tính đại diện. Một số cách thông dụng chọn mẫu xác suất là: lấy mẫu ngẫu nhiên, lấy mẫu hệ thống, lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, lấy mẫu hệ thống phân tầng và lấy mẫu từng cụm.” [2, tr.68-71]

(4) Câu hỏi nghiên cứu (research question)

- “Câu hỏi nghiên cứu (hay vấn đề nghiên cứu) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẩn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lý thuyết hiện có với thực tế mới phát sinh. Đặt ra nhu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Đặt được câu hỏi nghiên cứu là giai đoạn quan trọng trên bước đường phát triển nhận thức.

- Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra ở nơi có vướng mắc giữa lý thuyết và thực tế. Trong nghiên cứu có 2 loại câu hỏi: câu hỏi về bản chất của sự vật cần tìm kiếm và câu hỏi về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ lý thuyết và thực tiễn.

- Trong nghiên cứu câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: Cần chứng minh điều gì? Như vậy, thực chất việc phát hiện vấn đề khoa học chính là đưa ra được những câu hỏi để làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời.” [2, tr.57]

- Theo tài liệu của Khoa phục vụ sinh viên, trƣờng Đại học Ryerson (Canada) có định nghĩa: Research question is the question that you are trying to answer when you do research on a topic, a proposal or a research report (tạm dịch: Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi mà ngƣời nghiên cứu đặt ra để trả lời khi nghiên cứu một chủ đề, viết một đề cƣơng hay một báo cáo khoa học)

- “Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề” nghiên cứu cho nhà khoa học và người nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng (xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí

nghiệm để kiểm chứng, trả lời. Thí dụ, câu hỏi: “Có bao nhiêu học sinh đến trường hôm nay?”. Câu trả lời được thực hiện đơn giản bằng cách đếm số lượng học sinh hiện diện ở trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: “Tại sao bạn đến trường hôm nay?”. Rõ ràng cho thấy rằng, trả lời câu hỏi này thực sự hơi khó thực hiện, thí nghiệm khá phức tạp vì phải tiến hành điều tra học sinh.

- Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, …? Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra sau mục tiêu nghiên cứu. Logic là như sau: Sự kiện khoa học => Chủ đề nghiên cứu => Tên đề tài => Mục tiêu nghiên cứu => Câu hỏi nghiên cứu => Giả thuyết nghiên cứu. Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo. Tùy theo loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thông tin khác nhau.” [16, tr.6-8]

(5) Giả thuyết nghiên cứu (Hypothesis) hay luận điểm khoa học

a) Theo giáo trình phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm, Giả thuyết nghiên cứu hay còn gọi là luận điểm là một kết luận giả định về bản chất sự vật, do ngƣời nghiên cứu đƣa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.

b) “Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh trong một nghiên cứu khoa học. Giả thuyết trả lời câu hỏi: “Cần chứng minh điều gì?”. Về logic học, giả thuyết là một phán đoán mà tính chân xác của nó cần được chứng minh.” [2, tr.63]

c) Mỗi đề tài nghiên cứu phải có ít nhất một luận điểm khoa học của ngƣời nghiên cứu. Luận điểm phải trả lời câu hỏi: “Ngƣời nghiên cứu định chứng minh điều gì?”. Luận điểm phải rỏ ràng, không chung chung nêu lên đƣợc mối quan hệ chủ yếu. Mỗi luận điểm chỉ nêu đƣợc một góc cạnh của tƣ duy khoa học.

d) Theo Nguyễn Bảo Vệ, giả thuyết là câu trả lời ƣớm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời cho “câu hỏi” hay “vấn đề” nghiên cứu. Chú ý: giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tƣợng sự vật, mà phải đƣợc kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.

e) “Về mặt logic học, giả thuyết là một phán đoán, cho nên viết giả thuyết là viết một phán đoán. Phán đoán là một thao tác logic luôn được thực hiện trong nghiên cứu khoa học. Về mặt thao tác có thể nói, phán đoán là tìm mối liên hệ giữa các khái niệm” [2, tr.61]. Một số loại phán đoán thông dụng có thể sử dụng để viết giả thuyết đƣợc liệt kê trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Một số loại phán đoán thông dụng[2, tr.62]

Phán đoán khẳng định S là P

Phán đoán phủ định S không là P Phán đoán xác xuất S có lẽ là P Phán đoán hiện thực S đang là P Phán đoán tất nhiên S chắc chắn là P Phán đoán chung Mọi S là P Phán đoán riêng Một số S là P Phán đoán đơn nhất Duy có S là P

Phán đoán liên kết S vừa là P1 vừa là P2 Phán đoán lựa chọn S hoặc là P1 hoặc là P2 Phán đoán có điều kiện Nếu S thì P

Phán đoán tƣơng đƣơng S khi và chỉ khi P

Ghi chú: S: là chủ ngữ và P: là vị ngữ

(6)Phƣơng pháp chứng minh luận điểm

a) “Phương pháp là cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để chứng minh giả thuyết (luận điểm). Trong logic học có một khái niệm tương đương là luận chứng. Tuy nhiên ban đầu khái niệm này trong logic học chỉ mang ý nghĩa là lập luận. Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp không chỉ là lập luận mà còn rất nhiều việc phải làm trước khi lập luận, ví du: phương pháp chọn mẫu, phương pháp phõng vấn, quan sát, điều tra, thực nghiệm… Có nhiều phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội, trong đó những phương pháp chủ yếu được sử dụng là: khảo sát tại hiện trường, phõng vấn, điều tra bằng bảng câu hỏi, hội thảo và chỉ đạo thí điểm trong các nghiên cứu giải pháp.” [2, tr.64]

b) “Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm 3 việc: tìm kiếm luận cứ, chứng minh tính đúng đắn của bản thân luận cứ và sử dụng luận cứ để chứng minh giả

thuyết. Để làm 3 việc đó phải có phương pháp. Phương pháp trả lời câu hỏi: Chứng minh bằng cách nào?” [2, tr.65]

c) “Phương pháp chứng minh là các cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm. Phương pháp chứng minh giả thuyết bao gồm phương pháp tìm kiếm, chứng minh và sử dụng luận cứ. Muốn chứng minh luận điểm khoa học, người nghiên cứu cần phải có đầy đủ luận cứ khoa học. Trong quá trình tìm kiếm luận cứ, người nghiên cứu cần những loại thông tin sau:

- Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu.

- Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước. - Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của người nghiên cứu.” [2, tr.66]

d) Trong nghiên cứu khoa học, phƣơng pháp không chỉ là lập luận, mà còn rất nhiều việc phải làm trƣớc khi lập luận nhƣ: phƣơng pháp chọn mẫu, phƣơng pháp thu thập thông tin, phƣơng pháp xử lý thông tin, phƣơng pháp chứng minh…

- Đối với quá trình thu thập thông tin, ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau đây: Nghiên cứu tài liệu; khảo sát thực địa; phỏng vấn; hội nghị khoa học; điều tra bằng bảng câu hỏi; thực nghiệm; trắc nghiệm xã hội…

- Đối với quá trình xử lý thông tin, ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau đây: Xử lý thông tin định lƣợng; xử lý thông tin định tính.

- “Đối với phương pháp chứng minh giả thuyết, người ta thường sử dụng hai phương pháp chứng minh là chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp.

+ Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết được rút ra từ sự đúng đắn của các luận cứ.

+ Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết được rút ra trên cơ sở tính không đúng của phản giả thuyết. Chứng minh gián tiếp được sử dụng khi không có luận cứ để chứng minh trực tiếp.” [7, tr.55-56]

(7) Luận cứ (Evidence)

a) “Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát, phõng vấn, điều

tra hoặc thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được chứng minh và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận điểm.” [2, tr.64]

b) “Luận cứ là bằng chứng (vật liệu) được đưa ra để chứng minh luận đề. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thử nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: chứng minh bằng cái gì? Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề.” [15, tr.2]

c) Theo Vũ Cao Đàm, luận cứ là bằng chứng để khẳng định giả thuyết của tác giả đặt ra là đúng. Về mặt logic học, luận cứ là phán đoán đã đƣợc chứng minh trƣớc khi đƣợc sử dụng để làm bằng chứng chứng minh giả thuyết. Trong khoa học có 2 loại luận cứ: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế.

- Luận cứ lý thuyết: Hay còn gọi là cơ sở lý luận, là các luận điểm khoa học đã đƣợc chứng minh, bao gồm các khái niệm, các tiên đề, định lý, định luật hoặc các quy luật xã hội, tức là các mối liên hệ đã đƣợc khoa học chứng minh là đúng.

- Luận cứ thực tế: Là các luận điểm khoa học đƣợc thu thập từ các sự kiện trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra, tổng kết kinh nghiệm hoặc khai thác từ những báo cáo về các công trình nghiên cứu trƣớc đó.

d) “Người nghiên cứu càng đưa được nhiều luận cứ thì luận điểm càng có sức thuyết phục. Khi viết đề cương hoặc bảo vệ trước Hội đồng, người nghiên cứu phải chuẩn bị rất nhiều luận cứ từ các góc cạnh khác nhau. Với mỗi câu hỏi của một ủy viên Hội đồng, người nghiên cứu phải dùng những luận cứ khác nhau để làm rỏ luận điểm của mình.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh long an) (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)