Phân tích và tìm ra những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh long an) (Trang 42 - 46)

CHƢƠNG 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA

2.1. Kết quả phân tích 2 biểu mẫu đề cƣơng đang đƣợc áp dụng

2.1.2. Phân tích và tìm ra những hạn chế, bất cập

Toàn bộ phần II Mục tiêu, nội dung và phƣơng án tổ chức thực hiện đề tài của biểu mẫu đề cƣơng thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và phát triển công nghệ đã đƣợc trình bày trên đây. Tác giả mạnh dạn phân tích những mặt tích cực và còn hạn chế của từng mục trong phần này, từ đó có những khuyến nghị cho việc hoàn thiện phần nội dung của hai biểu mẫu đề cƣơng nghiên cứu này. Tác giả xin lần lƣợt phân tích các mục trong giới hạn nghiên cứu của mình nhƣ sau:

(1) Đối với mục “Mục tiêu của đề tài”:

Với cách ghi nhƣ thế này thì mục tiêu của đề tài có thể hiểu là mục tiêu (nghiên cứu) chung. Đây là mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo của đề tài. Mục này có thể xem là đầy đủ. Tuy nhiên, biểu mẫu đề cƣơng không có yêu cầu trình bày các mục tiêu cụ thể để ngƣời nghiên cứu và Hội đồng xét duyệt có thể nhận dạng đƣợc những việc cụ thể mà ngƣời nghiên cứu sẽ làm. Ngoài ra, nếu biểu mẫu có thêm yêu cầu ngƣời nghiên cứu vẽ đƣợc cây mục tiêu thì vấn đề nghiên cứu sẽ rỏ ràng hơn và từ cây mục tiêu ngƣời nghiên cứu có thể giới hạn đƣợc một phần phạm vi nghiên cứu của mình. Bởi vì chỉ có mục tiêu cụ thể mới có thể trả lời một cách rỏ ràng nhất cho câu hỏi: Tôi sẽ làm gì?

(2) Đối với mục “Tình trạng đề tài”:

Cách thể hiện ô vuông để ngƣời nghiên cứu có thể đánh dấu vào 1 trong 3 ô để thể hiện tình trạng mới, kế tiếp hƣớng nghiên cứu của chính nhóm tác giả hoặc kế tiếp nghiên cứu của ngƣời khác. Việc đánh dấu này thể hiện đƣợc tính mới của đề tài nghiên cứu và phải phù hợp với mục “Tổng quan về tình hình nghiên cứu”

Tuy nhiên, mục “Tình trạng đề tài” bố trí riêng lẻ sẽ không phát huy đƣợc tác dụng so với việc bố trí chung vào mục “Tổng quan về tình hình nghiên cứu”. Việc thể hiện tình trạng của đề tài sẽ hợp logic hơn khi đƣợc trình bày chung với phần lịch sử nghiên cứu và lý do nghiên cứu.

(3) Đối với mục “Phạm vi nghiên cứu” và “Mẫu khảo sát”:

Biểu mẫu đề cƣơng hoàn toàn thiếu yêu cầu thể hiện 2 mục này. Phạm vi nghiên cứu là giới hạn về thời gian, quy mô và vấn đề nghiên cứu. Mẫu khảo sát tức là đối tƣợng khảo sát đƣợc lựa chọn từ khách thể. Không có 2 mục này, ngƣời nghiên cứu sẽ không giới hạn đƣợc các vấn đề nghiên cứu của mình cũng nhƣ cách thức chọn mẫu để kháo sát. Theo tác giả đây cũng là một trong những thiếu sót của biểu mẫu đề cƣơng hiện hành.

(4) Đối với các mục “Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài” và “Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan”:

Hai mục này có thể đƣợc xem nhƣ “Lịch sử nghiên cứu” (Background hay Overview) và “Lý do nghiên cứu” để ngƣời nghiên cứu trình bày những nghiên cứu đã có trong cùng lĩnh vực và đánh giá tổng quan về các công trình đó để trả lời cho câu hỏi : Ai đã làm gì? Làm nhƣ thế nào? Và làm đến đâu? Trong phần này ngƣời nghiên cứu phải đƣa ra đƣợc những hạn chế và thiếu sót của các nghiên cứu trƣớc đó để đặt ra cho đƣợc câu hỏi nghiên cứu (vấn đề nghiên cứu) để từ đó ngƣời nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi: Vì sao tôi nghiên cứu?

Hai mục này tác giả nhận thấy khá đầy đủ và hợp lý phù hợp với các biểu mẫu đề cƣơng khác mà tác giả đã biết và tham khảo. Tuy nhiên, nếu lồng ghép mục “Tình trạng đề tài” vào mục này sẽ giúp ngƣời viết có thể diễn đạt đƣợc mạch logic.

(5) Đối với mục “Nội dung đề tài”:

Đây là phần quan trọng nhất của một đề tài nghiên cứu khoa học. Trong mục này biểu mẫu củ chỉ liệt kê Nội dung 1, nội dung 2, nội dung 3…Có thể xem các “nội

dung” này chính là những “luận cứ”, tức những “mục tiêu cấp dƣới”. Để có thể hiểu rõ mối quan hệ này, tác giả xin trích dẫn dƣới đây hình 2.1 của Vũ Cao Đàm

Hình 2.1: Quan hệ trong cây mục tiêu

Tóm lại: Mục tiêu cấp dưới (tức nội dung nghiên cứu) chính là luận cứ để chứng minh giả thuyết thuộc mục tiêu cấp trên tương ứng.

Tuy nhiên, sau từng phần nội dung của biểu mẫu hiện đang áp dụng hoàn toàn không có đặt ra từng vấn đề cần nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu), đồng thời không có mục để thể hiện từng luận điểm của ngƣời nghiên cứu (giả thuyết) trong đề tài của mình. Vấn đề nghiên cứu phải trả lời đƣợc: Tôi cần trả lời câu hỏi nào? Tức là cần giải quyết vấn đề gì trong nghiên cứu của tôi? Giả thuyết nghiên cứu trả lời cho câu hỏi: Luận điểm của tôi về vấn đề đó ra sao?

Tác giả đánh giá đây là một khiếm khuyết rất lớn trong biểu mẫu của một đề cƣơng nghiên cứu vì không có mục để thể hiện phần cốt lõi và tinh túy nhất của một đề tài nghiên cứu khoa học. Có nội dung chi tiết mà không có câu hỏi và giả thuyết thì ngƣời nghiên cứu sẽ không xác định rỏ mình cần chứng minh điều gì trong nghiên cứu của mình. Cũng từ đó sẽ dẫn đến sự chệch hƣớng trong nghiên cứu và bỏ sót những vấn đề nghiên cứu cần phải chứng minh.

(6) Đối với mục “Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài”

Mục tiêu cấp I

Mục tiêu cấp II

(Luận cứ của Mục tiêu cấp I)

Mục tiêu cấp III

Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài đã đƣợc liệt kê bao gồm các hoạt động nhƣ sƣu tầm, dịch tài liệu, hội thảo khoa học, điều tra, khảo sát… Các hoạt động này nhằm mục đích là tìm kiếm luận cứ, chứng minh tính đúng đắn của luận cứ và sử dụng luận cứ để chứng minh cho luận điểm khoa học của ngƣời nghiên cứu.

Phƣơng pháp chứng minh có thể đƣợc xem bao gồm phƣơng pháp thu thập và tìm kiếm thông tin, phƣơng pháp xử lý thông tin, phƣơng pháp chứng minh giả thuyết

Nội dung mục này chỉ là “Phƣơng pháp thu thập và tìm kiếm thông tin” phục vụ cho việc nghiên cứu. Trong mục này chƣa thấy đề cập đến 2 nội dung là “phƣơng pháp xử lý thông tin” và “phƣơng pháp chứng minh luận điểm”

(7) Đối với mục “Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng” Mục này biểu mẫu yêu cầu thể hiện cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phƣơng pháp giải quyết tƣơng tự khác và phân tích để làm rõ đƣợc tính ƣu việt của phƣơng pháp sử dụng.

Qua phần ghi chú, tác giả có thể hiểu rằng mục này yêu cầu ngƣời nghiên cứu chỉ ra đƣợc chổ đứng để xem xét vấn đề cần nghiên cứu, cách thức đƣợc sử dụng để tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin chứ không yêu cầu ngƣời nghiên cứu trình bày luận cứ cần thiết phải tìm.

Tuy nhiên, mục này không yêu cầu ngƣời nghiên cứu liệt kê những luận cứ dự kiến của mình để chứng minh cho luận điểm. Luận cứ phải bao gồm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế. Luận cứ phải trả lời cho câu hỏi: Chứng minh bằng cái gì?

Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh cho luận điểm mà ngƣời nghiên cứu đã giả định bằng luận điểm của mình. Vì vậy yêu cầu thể hiện luận cứ trong đề cƣơng là rất quan trọng và là điều mà ngƣời nghiên cứu phải làm để só sức thuyết phục đối với Hội đồng và công chúng.

(8) Các mục “Phƣơng án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nƣớc”, “Phƣơng án hợp tác quốc tế (nếu có)” và “Tiến độ thực hiện”

Các mục này đã đƣợc trình bày tƣơng đối đầy đủ trong biểu mẫu đề cƣơng. Đây là các hoạt động hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, giúp cho ngƣời nghiên cứu định hƣớng đƣợc sự hợp tác trong nghiên cứu và kế hoạch thực hiện của mình.

2.1.3. Bàn luận kết quả

Kết quả nghiên cứu, phân tích và so sánh giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu hiện hữu cho thấy:

- Biểu mẫu đề cƣơng không yêu cầu thể hiện mục tiêu cụ thể và trình bày dƣới dạng cây mục tiêu.

- Hoàn toàn không có mục “Phạm vi nghiên cứu” và “Mẫu khảo sát” trong các biểu mẫu đề cƣơng nghiên cứu.

- Hoàn toàn không có mục yêu cầu thể hiện “Câu hỏi nghiên cứu”, “Giả thuyết nghiên cứu” trong phần nội dung nghiên cứu của các biểu mẫu thuyết minh.

- Không có mục “Phƣơng pháp chứng minh luận điểm” mà thay vào đó là mục “Phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng” với ý nghĩa hoàn toàn khác với mục “Phƣơng pháp chứng minh luận điểm” nhằm trả lời cho câu hỏi: Chứng minh bằng cách nào?

- Hoàn toàn không có mục “Các luận cứ” bao gồm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế để có thể chứng minh cho luận điểm của ngƣời nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm luận cứ. Do vậy, việc yêu cầu thể hiện luận cứ là không thể thiếu trong một đề cƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh long an) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)