Các ý kiến đóng góp cho giải pháp đề xuất của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh long an) (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA

2.3. Kết quả khảo sát thành viên HĐKH và cán bộ quản lý khoa học của tỉnh

2.3.4. Các ý kiến đóng góp cho giải pháp đề xuất của tác giả

a) Tại mục “Nội dung nghiên cứu của đề tài”, không nhất thiết cứ phải có một nội dung tƣơng ứng với mỗi mục tiêu cụ thể, vì các mục tiêu cụ thể là một bộ phận gắn bó hữu cơ trong mục tiêu tổng quát, và mỗi nội dung nghiên cứu cũng có thể đồng thời nhằm đến các mục tiêu cụ thể khác nhau (các nội dung nghiên cứu cũng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chứ không thể là những nội dung rời rạc.

b) Không nhất thiết mỗi nội dung phải gắn với một mục tiêu, một giả thuyết và một câu hỏi nghiên cứu.

Về 2 ý kiến trên, tác giả giải trình như sau: Theo trình tự logic giữa các mục trong nội dung một đề cương nghiên cứu khoa học đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, tương ứng với 1 mục tiêu cấp trên có thể có 1 hoặc nhiều mục tiêu cấp dưới (tức nội dung nghiên cứu). Nội dung ở đây chính là luận cứ để chứng minh giả thuyết thuộc mục tiêu cấp trên. Sở dĩ tác giả gắn kết nội dung vào mục tiêu để dễ dàng trình bày vấn đề nghiên cứu theo một trình tự logic nhất định.

Về ý kiến này, tác giả giải trình như sau: Nội dung nghiên cứu là công việc phải làm cụ thể theo mục tiêu đã đề ra. Do đó tương ứng với một nội dung nghiên cứu nhất thiết phải có ít nhất một câu hỏi nghiên cứu, và tương ứng với một câu hỏi nghiên cứu nhất thiết phải có ít nhất một giả thuyết nghiên cứu. Đây là trình tự logic của đề cương nghiên cứu mà phần cơ sở lý luận tác giả đã trình bày ( xem thêm tại trang 46 Luận văn này).

c) Nên gộp chung mục “Tình trạng đề tài” vào chung với mục “Tổng quan tình hình nghiên cứu”, vì 2 mục này có mối quan hệ thiết thực với nhau.

Về ý kiến này, tác giả giải trình như sau: Ý kiến này tác giả sẽ tiếp thu để nghiên cứu đưa vào phần khuyến nghị của luận văn.

d) Không cần thiết vẽ sơ đồ cây mục tiêu vì đã có mục trình bày các mục tiêu cụ thể.

Về ý kiến này, tác giả giải trình như sau: Cây mục tiêu là sơ đồ giúp cho người nghiên cứu và người xét duyệt giới hạn các vấn đề cần nghiên cứu. Mặc dù trong biểu

mẫu đã có thể hiện các mục tiêu cụ thể nhưng chỉ ở mức là mục tiêu cấp 2. Trong những trường hợp cần thể hiện mục tiêu cấp 3, cấp 4… thì sơ đồ cây mục tiêu sẽ phát huy tác dụng.

e) Nên chỉnh sửa lại cụm từ “Phƣơng pháp chứng minh luận điểm” thành cụm từ “Phƣơng pháp nghiên cứu”

Về ý kiến này, tác giả giải trình như sau: Phương pháp nghiên cứu là cụm từ rất chung chung không nói rõ được bản chất của sự việc. Tác giả muốn sử dụng cụm từ Phương pháp chứng minh luận điểm để muốn nhấn mạnh cách thức chứng minh một luận điểm khoa học và trả lời cho câu hỏi: Chứng minh bằng cách nào?

f) Việc phân loại đề tài cần xác định hƣớng dẫn tiêu chí phân loại. Các mục mô tả, giải thích, giải pháp, dự báo không giúp đƣợc cho việc phân loại.

Về ý kiến này, tác giả giải trình như sau: Theo Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm, phân loại nghiên cứu khoa học theo chức năng bao gồm 4 loại: nghiên cứu mô tả, nghiên cứu giải thích, nghiên cứu giải pháp và nghiên cứu dự báo. Do vậy, tác giả đã sử dụng cách phân loại này để đưa vào giải pháp khuyến nghị của mình.

g) Nên có phần hƣớng dẫn cách viết cho các mục: Nội dung, mục tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.

Về ý kiến này, tác giả giải trình như sau: Ý kiến này tác giả sẽ tiếp thu và có phần hướng dẫn chi tiết theo trình tự logic cho người nghiên cứu khi viết đề cương.

h) Cần bổ sung thêm mục :”Sự cần thiết của đề tài”

Về ý kiến này, tác giả giải trình như sau: Sự cần thiết của đề tài đã được thể hiện trong phần Tổng quan tình hình nghiên cứu (lý do nghiên cứu), nên tác giả nhận thấy không cần phải bổ sung thêm mục này vào biểu mẫu đề cương.

2.3.5. Bàn luận kết quả

Về vấn đề này tác giả đã điều tra khảo sát các đối tƣợng liên quan cho thấy đa số các ý kiến cho rằng cần phải bổ sung thêm các mục sau đây: các mục tiêu cụ thể, sơ

đồ cây mục tiêu, phân loại đề tài, giới hạn và chọn mẫu khảo sát, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu; sắp xếp lại các mục: cách tiếp cận, phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin, phƣơng pháp chứng minh, kỹ thuật sử dụng và bổ sung thêm mục các luận cứ bao gồm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế trong biểu mẫu Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh long an) (Trang 57 - 59)