Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH
2.1. Điều kiện liên kết xúc tiến du lịch của khu vực Đông Bắc
2.1.4. Chủ trương và chính sách liên kết xúc tiến du lịch
Hiện nay, với nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng việc quảng bá đến thị trường hình ảnh các tuyến, điểm du lịch được tạo bởi sản phẩm du lịch hấp dẫn và đặc trưng liên vùng là yêu cầu cấp thiết. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương (trong đó có liên kết xúc tiến du lịch) sẽ cho phép khai thác những lợi thế của nhau về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất
phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan. Vấn đề là các địa phương phải bắt tay liên kết thực sự bằng những chương trình, việc làm cụ thể.
Liên kết quảng bá, xúc tiến sẽ giúp cho các tỉnh hiểu rõ về tiềm năng thế mạnh của các tỉnh trong khu vực. Qua đó các tỉnh có điều kiện để xác định xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng và có thế mạnh của mỗi địa phương tránh trùng lắp với các địa phương khác trong khu vực. Hơn nữa, trong quá trình liên kết các Trung tâm Thông tin – Xúc tiến du lịch có thể trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của nhau rất nhiều về cách thức tổ chức, tham gia các sự kiện, các hình thức quảng bá, xúc tiến v.v..
Mặc dù yêu cầu liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc ngày càng trở nên cấp thiết nhưng hiện nay chưa có một cơ chế chính thức cho hoạt động liên vùng này. Tuy nhiên tình hình thực tế tại Đông Bắc cũng đã ghi nhận những nỗ lực không nhỏ của các địa phương trong việc hướng tới xây dựng một cơ chế liên kết xúc tiến du lịch.
Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến về du lịch; tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh miền núi Đông Bắc cũng có có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia trực tiếp vào các hoạt động liên kết xúc tiến du lịch. Ngoài ra, các tỉnh đã thành lập Hiệp hội Du lịch như cánh tay nối dài của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà
nước đối với hoạt động du lịch, góp phần làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn và trong khu vực.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ IX – Bắc Kạn 2015, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam phối hợp với tỉnh Bắc Kạn tổ chức tọa đàm "Liên kết phát triển
du lịch tiểu vùng Đông Bắc". Tại diễn đàn này, đại diện các tỉnh tham dự
cũng đã bày tỏ mong muốn về việc xác lập một cơ chế chính sách cụ thể cho việc liên kết xúc tiến du lịch trong khu vực.
Đó là việc cần tăng cường hợp tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước của mỗi tỉnh, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm; chú trọng cải thiện các tuyến đường nối các điểm, khu du lịch nội tỉnh và liên tỉnh; xây dựng quỹ xúc tiến du lịch vùng; liên kết đường dẫn, đăng tải thông tin du lịch lẫn nhau trên trang website để cập nhật dữ liệu thường xuyên (về tài nguyên du lịch, các tour, tuyến, điểm du lịch, sự phát triển của các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực…); các sự kiện tại mỗi tỉnh phải có nội dung giới thiệu, quảng bá cho du lịch các tỉnh bạn và ngược lại; xây dựng bản đồ chung của 10 tỉnh trong vùng Đông Bắc…
“Liên kết phát triển du lịch là vấn đề được các địa phương vùng Đông Bắc coi trọng trong bối cảnh Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các tỉnh Đông Bắc cần đẩy mạnh liên kết để đề xuất các cơ chế, chính sách, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; liên kết trong nghiên cứu định hướng, xác định thị trường du lịch; liên kết trong công tác xúc tiến, quảng bá, đầu tư; liên kết về đào tạo phát triển nguồn nhân lực; liên kết để giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. Từ đó, có những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng
Hội thảo cũng đề cập tới việc nên thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch vùng Đông Bắc, thành viên là các tỉnh. Hàng năm, Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết đánh giá tình hình thực hiện công tác phát triển du lịch, giải quyết các vấn đề vướng mắc nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch của vùng phát triển. Đẩy mạnh liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch. Các tỉnh phải tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch của các địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các tỉnh trong vùng Đông Bắc…