Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH
1.2. Các vấn đề cơ bản trong liên kết xúc tiến du lịch
1.2.4. Vai trò của liên kết xúc tiến du lịch
- Góp phần tích cực trong việc phát huy hết khả năng nguồn lực từ con người tới tài nguyên vào hoạt động phát triển du lịch của điểm đến: Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác hợp lí khi và chỉ khi giữa các doanh nghiệp/các địa phương có mối liên hệ mật thiết. Hiện nay, nguồn tài nguyên du lịch nước ta rất phong phú và đa dạng nhưng vẫn đang tồn tại thực trạng một số điểm du lịch luôn thu hút khách, thậm chí rơi vào tình trạng quá tải, gây sức ép tới tình hình an ninh, môi trường tự nhiên lẫn nhân văn. Nhưng bên cạnh đó, còn nhiều điểm du lịch chưa khai thác hết khả năng gây nên tình
trạng lãng phí tài nguyên du lịch. Từ thực trạng đó, chúng ta thấy giữa các doanh nghiệp đang độc quyền, chưa phát huy hết sự liên kết như quảng bá, chia sẻ kinh nghiệm thu hút nguồn khách. Đó là những mặt hạn chế mà ngành du lịch hiện nay đang gặp phải. Phát huy được tính liên kết là cách giúp các ngành, địa phương và doanh nghiệp khai thác hợp lí nguồn lực con người và tài nguyên du lịch.
- Tăng cường tính cạnh tranh cho điểm đến: ngành du lịch có lớn mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh được hay không chính nhờ vào một phần của sự liên kết giữa các bên tham gia trong quá trình phát triển du lịch. Nếu các địa phương (điểm đến), doanh nghiệp du lịch liên kết và tìm ra tiếng nói chung trong xây dựng, hoạch định chiến lược, chia sẻ kinh nghiệm và trách nhiệm v.v.. thì sự vận hành của ngành du lịch sẽ có những bước tiến xa. Bên cạnh đó, hiện nay đang có xu thế liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong nước với doanh nghiệp du lịch nước ngoài trong việc đưa/đón khách sang du lịch lẫn nhau. Đó là xu thế chung, là một nhân tố góp phần nâng cao sự hợp tác cùng có lợi, làm hạn chế tính cạnh tranh, rất có lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
- Góp phần phát triển du lịch có trách nhiệm: du lịch là tổng thể của tính đa ngành nên sự đóng góp của các doanh nghiệp du lịch đối với xã hội là không hề nhỏ. Một dự án xây dựng khu du lịch ngoài mục tiêu kinh tế còn có mục tiêu xã hội, xóa đói giảm nghèo mà nó đem lại cho cộng đồng, cho xã hội thông qua tạo công ăn việc làm cho lao động trực tiếp như bàn, buồng, bếp, lễ tân; đóng góp thuế; tiêu thụ các sản phẩm của cộng đồng địa phương làm ra. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với địa phương, khách du lịch có ý nghĩa quan trọng tới trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nếu địa phương ra sức bảo vệ môi trường còn doanh nghiệp và
du khách thiếu ý thức thì sự ô nhiễm sẽ ngày một tăng, kéo theo sự suy giảm chất lượng tài nguyên du lịch là điều hiển nhiên.
- Kích thích gia tăng tiêu dùng du lịch: thực tế hiện nay thời gian khách lưu lại tại các điểm du lịch cũng như địa phương là rất ngắn. Nguyên nhân thường do sự hạn chế của dịch vụ; thiếu cái mới lạ, độc đáo của sản phẩm du lịch… Trừ các thành phố du lịch lớn, còn lại rất nhiều địa phương chỉ là trạm trung chuyển của du khách, hoặc chỉ có thể giữ chân du khách 1-2 đêm. Vì vậy, nếu phát huy được sự liên kết tức là khi giữa các địa phương tìm được tiếng nói chung thì việc thu hút khách lưu lại với thời gian dài sẽ thuận lợi hơn. Từ đó kéo theo các lợi ích khác mà các chủ thể tham gia đều được hưởng lợi.
- Giúp các doanh nghiệp du lịch/địa phương tiết kiệm chi phí khi sản xuất sản phẩm, dịch vụ: mục tiêu tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận luôn đặt ra với bất cứ ngành kinh doanh nào chứ không riêng gì du lịch. Nhưng trong lĩnh vực du lịch, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các điểm đến với nhau có thể giúp tiết kiệm được chi phí thông qua việc giảm giá dịch vụ cho nhau; thể hiện trong việc chung tay quảng bá, xây dựng sản phẩm, dịch vụ để cùng khai thác; tận dụng nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp với nhau.