Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Kết quả đạt được
Nhận thức của các tỉnh Đông Bắc về vai trò của du lịch, trong đó có liên kết xúc tiến du lịch đã được củng cố, nâng dần lên và chuyển biến theo hướng tích cực.
Quy mô và phạm vi hoạt động liên kết xúc tiến du lịch được mở rộng, không chỉ tại địa phương mình mà mở rộng ra khu vực và cả nước. Có sự liên kết, hợp tác các địa phương với nhau để cùng nhau xúc tiến quảng bá và phát triển du lịch trong vùng.
Chất lượng hoạt động liên kết xúc tiến du lịch ngày càng được cải thiện, với nhiều hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch, như việc tổ chức các đoàn khảo sát tour, tuyến, điểm du lịch mới cho các đơn vị lữ hành; tham gia các cuộc hội chợ triển lãm chuyên ngành du lịch, tham gia các buổi hội thảo để tìm giải pháp giúp cho ngành du lịch ngành càng phát triển.
Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch ngày càng trưởng thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, có những đóng góp tích cực trong việc tham mưu cho các cấp đề ra được những chính sách, chương trình có tính đột phá đối với hoạt động xúc tiến của du lịch, để công tác xúc tiến từng bước đi vào nề nếp và có tính chuyên nghiệp.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Trong thời gian vừa qua đã có một số hoạt động liên kết quảng bá, xúc tiến của du lịch các tỉnh Đông Bắc như cùng tham dự Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội VITM, Tổ chức Hội chợ du lịch trong khuôn khổ Ngày hội
văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Đông Bắc, tổ chức các buổi Tọa đàm/Hội nghị về hợp tác phát triển du lịch/xúc tiến du lịch vùng… Tuy nhiên vai trò của các Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch của một số tỉnh chưa thực sự rõ nét, có tỉnh giao cho phòng Nghiệp vụ du lịch, có tỉnh thì không tham gia v.v.. Hiện nay việc liên kết quảng bá, xúc tiến của của các tỉnh Đông Bắc mới đang ở mức độ manh nha và còn điểm hạn chế, cụ thể như sau:
- Chưa có sự ký kết hợp tác một cách chính thức giữa các Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch của các tỉnh. Hiện nay mới chỉ có một số cuộc họp để trao đổi sơ bộ để thống nhất về chủ trương hợp tác chứ chưa có văn bản ký kết hợp tác với những điều khoản rõ ràng.
- Chưa xây dựng được nội dung liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch và việc trao đổi thông tin giữa các tỉnh chưa được thường xuyên.
- Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ.
- Đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong xúc tiến du lịch/liên kết xúc tiến du lịch ở từng địa phương không giống nhau: có Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc Sở VHTTDL tỉnh, có Trung tâm Xúc tiến du lịch trực thuôc UBND tỉnh
- Các hoạt động xúc tiến du lịch của vùng có liên kết nhưng chưa chặt chẽ và chưa dài hạn.
- Thiếu chiến lược xúc tiến du lịch cho toàn vùng trong từng giai đoạn, từng thị trường. Tiếp thị điểm đến du lịch Đông Bắc cần thiết phải được tiếp thị đồng bộ cùng với điểm đến du lịch Việt Nam.
Hoạt động liên kết xúc tiến du lịch các tỉnh Đông Bắc còn có những tồn tại đã nêu bởi rất nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, như:
- Kinh phí : ngân sách quảng bá du lịch của từng địa phương khiêm tốn, cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc, bất cập, thiếu chính sách ưu tiên, cơ
chế cấp kinh phí hàng năm chưa linh hoạt để có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch xúc tiến du lịch mang tính đột phá.
- Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu tính độc đáo giữa các địa phương trong vùng, gây cảm giác nhàm chán từ du khách, chưa có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, sản phẩm quà tặng đặc trưng.
- Các địa phương, các công ty du lịch chưa có sự hợp tác bền chặt. Việc liên kết nếu có thì chỉ là liên kết trong việc tổ chức sự kiện, chứ chưa thật sự liên kết để cùng phát triển sản phẩm du lịch.
- Nguồn nhân lực hoạt động trong du lịch còn thiếu về chất và lượng không đủ đáp ứng nhu cầu của vùng.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém chưa được đầu tư đúng mức và thiếu đồng bộ. Thế mạnh của vùng là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập. Số khách sạn 3 sao trở lên vẫn còn ít, thiếu các khu vui chơi, và đặc biệt là thiếu các khu mua sắm cao cấp nên không đủ hấp dẫn để giữ chân du khách trong thời gian dài so với các vùng khác. Một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, du lịch vùng Đông Bắc chưa được chú trọng đúng mức, còn bị động.
- Toàn vùng Đông Bắc chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong các các lĩnh vực khách sạn 5 sao, Khu vui chơi giải trí tầm cở khu vực và quốc tế, sân golf… nên còn ít nhà đầu tư đến với Đông Bắc.
Nhìn chung, nhược điểm cơ bản trong liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc hiện nay là tự phát và manh mún; thiếu tính lâu dài; hạn chế về năng lực tài chính… Tuy còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu liên kết xúc tiến du lịch vùng Đông Bắc đã có một nền tảng tương đối ổn định về mặt tài nguyên du lịch và thống nhất về chủ trương liên kết để bắt đầu bước vào giai
đoạn mới với những thách thức và cơ hội. Vì vậy, du lịch vùng Đông Bắc cần phải gạt bỏ tính cục bộ để tăng cường liên kết, hợp tác thật sự hiệu quả, hơn nữa.
Như vậy, có thể thấy liên kết xúc tiến du lịch 6 tỉnh miền núi Đông Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) bước đầu cũng đã có những khởi sắc nhất định. Tuy nhiên vẫn nằm trong tình trạng hình thức, chỉ lo tổ chức các sự kiện mang tính chất quảng bá bề nổi mà thiếu chiều sâu. Đặc biệt, liên kết xúc tiến du lịch ở vùng Đông Bắc chưa thực sự hình thành được cơ chế chung trong chỉ đạo, điều hành, khuyến khích mở rộng liên kết song phương giữa hai tỉnh và đa phương với nhiều tỉnh khác nhau. Mặc dù phạm vi liên kết đã mở rộng cả sự quảng bá, tạo sản phẩm, xây dựng các chính sách, đào tạo nguồn nhân lực.
Hi vọng nếu được sự quan tâm của Bộ VHTTDL và TCDL chắc chắn sự liên kết xúc tiến du lịch ở vùng miền núi còn nhiều khó khăn sẽ xuất hiện những điểm sáng mới, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở vùng cao xa xôi.
Tiểu kết chƣơng 2
Với hệ thống cứ liệu, số liệu cụ thể, nội dung chương 2 đã đi sâu trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng liên kết xúc tiến du lịch 6 tỉnh khu vực Đông Bắc hiện nay, chỉ ra những điểm còn hạn chế trong công tác liên kêt xúc tiến du lịch tại 6 tỉnh khu vực Đông Bắc và nguyên nhân của những hạn chế đó. Với những luận cứ trên, chương 2 cũng góp phần làm rõ tính lỏng lẻo và thiếu hiệu quả trong liên kết xúc tiến du lịch giữa 6 tỉnh khu vực Đông Bắc mà luận văn nghiên cứu. Đây chính là cơ sở, làm căn cứ cho việc đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp, kiến nghị ở chương 3.
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG BẮC