Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH
2.2. Nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc
Xét về mặt lý thuyết (như đã trình bày ở chương 1 luận văn này), nguyên tắc liên kết xúc tiến bao gồm:
- Thống nhất quan điểm liên kết
- Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ liên kết
- Phải xác định rõ ràng thị trường và thông điệp quảng cáo - Đồng thuận trong quyết định ngân sách xúc tiến
- Thường xuyên giám sát chương trình liên kết xúc tiến du lịch Tuy nhiên, đối với khu vực Đông Bắc, qua điều tra thực địa thì hoạt động liên kết xúc tiến du lịch mới đang ở những bước khởi đầu vì vậy việc tiếp cận và nhận diện các nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch vùng rất khó khăn. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một vài thành tố của các nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch khu vực này thể hiện trong các thông tin về liên kết phát triển du lịch của toàn vùng Đông Bắc.
Đối với khu vực Đông Bắc, mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020, du lịch các tỉnh tiểu vùng Đông Bắc nói riêng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói chung có hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số vùng
Đông Bắc hấp dẫn khách du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc vùng núi. Đẩy mạnh hơn nữa về liên kết phát triển sản phẩm du lịch trong tiểu vùng với nhau hoặc giữa tiểu vùng Đông Bắc với Tây Bắc, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng để tạo thành tam giác phát triển du lịch Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng – Đông Bắc – Tây Bắc, là một trong những chương trình du lịch đặc sắc của ngành du lịch Việt Nam.
Mặc dù những nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc chưa thực sự được xác lập nhưng các địa phương đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc xây dựng một số chương trình phát triển du lịch (trong đó có nội dung liên kết xúc tiến du lịch) như: chương trình “Ngày hội giao lưu văn hóa,
thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc”, Chương trình “Qua những
miền di sản Việt Bắc”. Đặc biệt, là đối với Chương trình “Qua những miền di
sản Việt Bắc”, từ năm 2009 đến nay, chương trình phát triển du lịch này đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến du lịch, tạo sự liên kết, hợp tác, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi tỉnh, kết nối và tạo các tour, tuyến du lịch mới trên quy mô vùng – khu vực Đông Bắc.
Đông Bắc là vùng có một hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn du khách, là tiền đề để phát triển các loại hình du lịch đặc thù như: du lịch sinh thái, du lịch lịch sử và du lịch tâm linh, du lịch văn hóa… Tuy nhiên cho đến nay, du lịch Đông Bắc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có này. Vì vậy, liên kết vùng trong phát triển du lịch Đông Bắc là cần thiết nhưng cần sớm xác định các nguyên tắc liên kết du lịch nói chung và các nguyên tắc liên kết xúc tiến du lịch nói riêng để tạo sự đồng thuận và thống nhất trong thực hiện nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Đông Bắc ra thị trường một cách hiệu quả.