Nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu lời cảm ơn (Trang 25 - 27)

3.1.3 .Khí hậu, thủy văn

3.5. Nhận xét và đánh giá chung

3.5.1. Thuận lợi

- Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của Huyện là: Sự đoàn kết nhất trí của các dân tộc anh em trong Huyện, sự nhiệt tình cách mạng với sự lãnh đạo vững vàng của đảng bộ Huyện, nhân dân các dân tộc trong Huyện quyết tâm phấn dấu xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển về mọi mặt.

- Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Là Huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh lị hơn 20 km. Hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn các Huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.

- Là Huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lượng nhỏ, không lớn. Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển và xuất khẩu.

- Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của Huyện.

- Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối liền với khu ATK Tân Trào- Tuyên quang và Định Hoá.

3.5.2. Khó khăn

- Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ xây dựng rừng và phát triển kinh tế còn chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Do đời sống khó khăn, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ vẫn xảy ra, rừng tự nhiên hiện có khó bảo tồn nguyên vẹn.

- Do điều kiện địa hình đồi núi chia cắt, độ dốc lớn, đất đai dễ bị thoái hóa bạc màu nếu không có biện pháp bảo vệ trong quá trình sản xuất.

- Vốn phục vụ phát triển kinh tế còn thiều thốn, tập quán canh tác manh mún và lạc hậu nên sản xuất còn nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp.

Nhìn chung nền kinh tế của huyện Đại Từ còn chậm phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu lời cảm ơn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)