Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật
4.1.1. Hệ thực vật
Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật là hết sức cần thiết, đặc biệt với các nội dung nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian, kiến thức tôi chưa thể thống kê đầy đủ và chính xác được nhưng chắc chắn là những loài, họ phổ biến và thường gặp đã được thống kê.
Kết quả điều tra cho thấy hệ thực vật vùng nghiên cứu khá đa dạng và phong phú, với 443 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 306 chi, 104 họ 5 ngành như sau:
Ngành Thông đất (Lycopodiophita): 2 họ, 2 chi 3 loài Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta): 1 họ, 1 chi, 2 loài Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 7 họ, 14 chi, 18 loài Ngành Thông (Pinophyta): 2 họ, 2 chi, 3 loài
Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta): 92 họ, 287 chi, 417 loài. Trong đó:
o Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida): 73 họ, 228 chi, 333 loài o Lớp 1 lá mầm (Liliopsida): 19 họ, 59 chi, 84 loài
Danh sách các loài được trình bày trong phụ lục 1.
Trong hệ thực vật những họ có nhiều chi gồm: họ Đâu (Fabaceae) 21 chi, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 20 chi, họ Cỏ (Poaceae) 19 chi, họ Cúc (Asteraceae) 11 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) 10 chi, họ Re (Laraceae) và họ Lan (Orchidaceae) cùng có 8 chi, họ Bông (Malvaceae) và họ Xoan (Meliaceae) có 7 chi, họ Na (Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Sảng (Sterculiaceae) và họ Du (Ulmaceae) có 6 chi; họ Xoài (Anacardiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae) và họ Đay (Tiliaceae) có 5 chi.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những họ có nhiều loài gồm: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 30 loài, sau đó là họ Cỏ (Poaceae) 29 loài, họ Đậu (Fabaceae) 26 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) 17 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Re (Lauraceae) có 14 loài, họ Cúc (Asteraceae) 12 loài, Họ Sảng (Sterculiaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Lan (Orchidaceae) có 10 loài, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 8 loài; họ Cau dừa (Arecacaea), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Du (Ulmaceae) cùng có 7 loài; họ Dẻ (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Xoan (Meliaceae) có 6 loài; họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Ôrô (Acanthaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Bố hòn (Sapindaceae) có 5 loài.
Các loài, chi, họ trong hệ thực vật đã điều tra được đều thuộc hệ thực vật của Thái Nguyên - Bắc Kạn.
Những loài cây gỗ lớn có giá trị sử dụng cao ít hơn, số lượng cá thể của chúng cũng ít hơn so với các trạng thái thảm thực vật Thái Nguyên - Bắc kạn. Trong thành phần gồm chủ yếu cây gỗ nhỏ, cây tiên phong ưa sáng, cây bụi ít có giá trị.
Đa số các loài đều có sự phân bố rộng và có thể gặp tại nhiều vùng trong khu vực nghiên cứu cũng như ở các vùng trong cả nước. Đó là các loài thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae),. Nhưng cũng có những loài chỉ thấy trong phạm vi hẹp với số lượng ít cần được bảo vệ như Nghiến, Trai lý.
Về hiện trạng, kết quả điều tra cho thấy:
- Các loài ưu thế trong các trạng thái rừng nguyên sinh khi bị khai thác thì khả năng tái sinh tự nhiên là rất kém như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garciniafagraeoides), Sâng (Pometiapinnata).
- Trong hệ thực vật có nhiều thành phần là cây gỗ tiên phong ưa sáng có khả năng tái sinh tự nhiên tốt như: Hu đay (Trema angustifolia), Ba soi (Macranga denticulata), Bồ đề (Styax tonkinensis), Hu nâu (Mallotus
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
paniculatus), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Chẹo (Engelhardtia roburghiana, E. spicata), Vối thuốc (Schima wallichii), Ràng ràng (Ormosia sp.), Re (phoebe
sp.), Ngát (Gironiera subaequalis), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Sơn rừng (Rhus rhetsoides)…
- Các loài cây bụi, cây cỏ chịu hạn đang có xu hướng lan tràn và chiếm ưu thế trên các vùng đất trống trọc làm cản trở quá trình tái sinh và phục hồi tự nhiên của thảm thực vật rừng.