Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Thực trạng công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở địa phương
4.3.2. Các hoạt động và đầu tư cho phủ xanh ĐTĐNT
Các hoạt động phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu thông qua các chương trình nhà nước: chương trình 661, trồng rừng PAM; ngoài ra có một số chương trình nông lâm kết hợp, xây dựng vườn rừng, trang trại do các các hộ nông dân hoặc các cơ quan chuyên môn tại đại phương thực hiện.
Đối với dự án 661:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Dự án 661 vẫn đang tiếp tục thực hiện. Đây là một dự án lớn trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính Phủ đề ra từ năm 1997. Sau 10 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân, tăng độ che phủ rừng, tăng khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Dự án đã thực hiện 2 nội dung sau:
* Trồng rừng:
Để thực hiện trồng rừng, những năm đầu Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đại từ cũng đã thực hiện tìm kiếm loài cây trồng phù hợp với thực tế tại địa phương. Keo là loài cây được lựa chon đầu tiên, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và được sự ủng hộ của người dân. Đến năm 2003 là cây Lim. Đây là loài cây có khả năng sinh trưởng tốt và cho hiệu quả cao nên đã được người dân ủng hộ, vì vậy cây Lim được đưa vào trồng hỗn giao với cây Keo. Đến nay mô hình đã thực hiện được 6 năm, kết quả cho thấy cây trồng phát triển tốt.
Theo kết quả khảo sát các mô hình lâm sinh trong Dự án 661 của BQLDA 661 tại huyện Đại Từ cho thấy các mô hình Keo hỗn giao với Lim xanh và Luồng + Lim xẹt đều sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt trên 70%. (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại huyện Đại Từ).
* Khoanh nuôi phục hồi rừng:
Có 2 phương thức khoanh nuôi phục hồi rừng đã được áp dụng tại địa phương: khoanh nuôi có tác động và khoanh nuôi không tác động. Kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điều tra cho thấy trong 4 xã đã điều tra, chỉ có 8 hộ trên tổng số 27 hộ được giao đất có áp dụng phương thức khoanh nuôi có tác động. Các hộ còn lại không áp dụng phương thức khoanh nuôi có tác động. Kết quả điều tra còn cho thấy các tác động trong khoanh nuôi chủ yếu là phát luỗng vệ sinh rừng, việc trồng bổ sung rất hạn chế. Trong quá trình thực hiện, người dân không được hướng dẫn kỹ thuật và qui trình trồng nên hiệu quả đạt được không cao.
Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng tại địa phương chỉ đơn thuần là khoanh vùng bảo vệ cho thảm thực vật rừng phục hồi tự nhiên. Phần lớn các hộ gia đình đều không quan tâm đến diện tích đất rừng được giao. Nói cách khác, đa số diện tích đất giao cho các hộ gia đình thực chất là bỏ hoang cho rừng phục hồi tự nhiên.
* Công tác giống và khuyến nông khuyến lâm
Đây là một nội dung luôn được chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Về giống cây trồng, các cơ sở sản xuất giống trên điạ bàn huyện đã áp dụng các tiến bộ khoa học trong công tác gieo ươm tạo giống cây lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng tại địa phương. Những năm trước đây (trước năm 2006) hằng năm huyện cũng hỗ trợ 60 triệu đồng mỗi năm để hỗ trợ hạt giống và túi bầu cho công tác gieo ươm cây giống từ ngân sách của huyện phục vụ công tác giống trồng rừng tại địa phương theo chương trình phủ xanh ĐTĐNT kết hợp với chương trình cải tạo vườn tạp.
* Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và trang trại
Trên địa bàn huyện, các mô hình NLKH quy mô lớn điển hình rất ít, chủ yếu là các mô hình dân tự trồng theo kinh nghiệm.Từ năm 2009 trạm KNKL huyện đã thực hiện Dự án Canh tác bền vững trên đất dốc do Quỹ môi trường toàn cầu hỗ trợ. Dự án hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, đầu tư toàn bộ cây giống và phân bón (tổng đầu tư khoảng 7-8 triệu đồng/ha) dưới hình thức cho vay vốn không lãi suất thời hạn 1 năm với mô hình trồng Sắn, thời hạn 2 năm với mô hình Sắn xen Keo. Trong đó mô hình Sắn xen Keo 20 ha, còn lại Sắn và
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sắn xen Đậu tương 10 ha. Năm đầu tiên trồng sắn mục đích cải tạo đất sau đó trồng xen Keo, trồng Sắn trên đất dốc, cây cỏ và các cây họ Đậu cải tạo đất. Trên đó trồng Cỏ voi, cây Cốt khí làm băng xanh chống xói mòn.
* Trồng rừng phủ xanh
Theo số liệu báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ, trong năm 2008 toàn huyện đã trồng mới được 1.018,5 ha rừng; trồng sau khai thác 458 ha; cải tạo 112,2 ha rừng nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy các hoạt động và đầu tư cho công tác phủ xanh trên địa bàn chủ yếu phục thuộc và các chương trình của nhà nước thông qua các dự án phát triển nông lâm nghiệp. Các mô hình hay hoạt động do người dân tự thực hiện phần lớn mang tính tự phát. Tuy nhiên, từ việc thực hiện các dự án do nhà nước tài trợ, một số người dân đã học tập được những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng các mô hình trang trại và trồng rừng phục vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Điều đó cho thấy, nếu được đầu tư một cách đầy đủ, có sự phối hợp tốt giữa các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân thì công tác phủ xanh tại địa phương chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu đáng kể. Vấn đề ở đây chính là vốn đầu tư, kiến thức khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực để thực hiện. Về công tác tổ chức, chúng tôi thấy rằng phòng nông lâm nghiệp và các trung tâm khuyến nông là khâu quan trọng trong việc phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, là cầu nối liên kết giữa các nhà khoa học và người dân trong việc phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.