Xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Một phần của tài liệu lời cảm ơn (Trang 58)

Trên đây chúng tôi trình bày hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại địa phương :

- Những mô hình phủ xanh mang tính tự nhiên (khoanh nuôi phục hồi rừng không tác động) và một số mô hình mang tính chất bán nhân tạo (khoanh nuôi có tác động) đã góp phần tích cực việc phủ xanh trong khoảng thời gian 15 - 20 năm đầu. Thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình này. Giá trị kinh tế thấp, không có thu nhập là nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của người dân tham gia bảo vệ rừng dẫn đến nhiều nơi khoanh nuôi không thành rừng.

- Những mô hình nhân tạo (vườn rừng, trồng rừng, trồng cây công nghiệp) có sự đầu tư và tác động của con người bước đầu có nhiều thành công vì hiệu quả kinh tế mang lại đã khá cao tuy nhiên thời gian thu hồi vốn chậm hơn so với các sản phẩm nông nghiệp hàng năm như Mía, Sắn, Ngô.

Từ những kết quả điều tra thực tế tại địa phương, tôi thấy những nguyên nhân chính làm cho hiệu quả phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại địa phương chưa cao là do:

- Đối tượng được giao đất không quan tâm đến trồng rừng. Một diện tích lớn đất phải trồng rừng được giao không đúng đối tượng.

- Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng rừng trên đất trống đồi trọc chưa cao. - Các cấp, các ngành ở địa phương chưa thực sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho công tác trồng rừng và phát triển rừng. Còn các hạn chế về:

+ Mức ưu đãi đầu tư không đủ bù đắp cho các hạn chế về hiệu quả thấp trong lâm nghiệp;

+ Khả năng duy trì các hỗ trợ, khuyến khích trong thời gian chưa đủ dài đảm bảo cải thiện thu nhập cho hộ trồng rừng. Cụ thể mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha đối với trồng rừng sản xuất theo Chương trình 661 của Nhà nước là quá thấp, chưa kể thủ tục giải ngân, kiểm tra nghiệm thu phức tạp, Chính phủ

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không đủ vốn thanh toán đúng thời điểm theo dự án được duyệt (kể cả đối với rừng trồng và khoán bảo vệ, các khoản vay ưu đãi lãi suất khoảng 7%/năm) hoặc chưa đủ hấp dẫn về mặt hiệu quả đầu tư với hộ nông dân hoặc thời hạn vay quá ngắn không thích hợp cho trồng rừng.

- Hệ thống chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế thị trường; chưa bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách mới đầu tư cho phát triển rừng sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế, nhất là các hộ gia đình, cộng đồng dân cư và tư nhân tham gia phát triển nghề rừng.

- Nguồn vốn tản mạn, thiếu tập trung, đầu tư chưa đủ độ cho trồng rừng cũng như khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng.

- Chưa kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa trồng rừng và bảo vệ rừng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

- Chưa giải quyết thỏa đáng mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi, đời sống của người dân và người trồng rừng, bảo vệ rừng.

- Ngoài nguyên nhân nêu trên thì thiếu cơ sở khoa học là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng đã gây nên tổn thất trong thời gian qua. Cụ thể là:

+ Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng không phù hợp với điều kiện nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

+ Trồng rừng không theo đúng quy trình quy phạm.

+ Loài cây trồng chủ yếu mới là loài Keo, Luồng, rất ít loài bản địa. Từ những nội dung nêu trên, chúng tôi đề xuất xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc cho vùng nghiên cứu như sau:

a. Giái pháp về kỹ thuật:

Trước đây, quan niệm phủ xanh đất trống đồi trọc là trồng rừng trên đất chưa có rừng. Nhưng đến đầu những năm 1980, cùng với trồng rừng, các biện pháp NLKH, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đều được coi là phủ xanh đất trống đồi trọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, chính sách và tổ chức thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã nêu rõ nhiệm vụ đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 1 triệu ha, trồng mới rừng sản xuất 2 triệu ha, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả 1 triệu ha.

Như vậy, phủ xanh đất trống đồi núi trọc không chỉ có giải pháp duy nhất là trồng rừng mà còn nhiều giải pháp khác. Đó là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vườn rừng, đồng cỏ chăn nuôi.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương nghiên cứu, chúng tôi đề nghị các mô hình phủ xanh sau. Chúng không những phủ xanh được đất trống trọc mà còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

- Giải pháp phủ xanh ĐTĐNT bằng trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ

Đất trống đồi núi trọc thuộc nhóm II ở những nơi đất bằng phẳng, ít dốc hoặc ĐTĐNT nhóm I có nguồn gieo giống của những cây gỗ nhưng cần tạo thành rừng sản xuất có năng suất cao, chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường thì thực hiện trồng rừng. Những vùng đất dốc, xung yếu, vùng đầu nguồn hồ Núi Cốc và hồ Vai Miếu... không có điều kiện để khoanh nuôi phục hồi rừng thì phải thực hiện giải pháp trồng rừng phòng hộ.

Những vùng đất dốc, vùng phòng hộ, những nơi hẻo lánh không có nguồn gieo giống của cây gỗ, khoanh nuôi để tạo thành các thảm cỏ, thảm cây bụi có độ che phủ càng lớn càng tốt để chống xói mòn rửa trôi, hạn chế dòng chảy, hạn chế sự bốc hơi nước để bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Trong điều kiện có kinh phí thực hiện tra dặm các loài cây gỗ để từng bước chuyển đổi thành rừng.

Qui trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc

Như đã trình bày ở trên, không phải chỗ nào cũng có thể trồng rừng một cách hiệu quả. Đặc biệt là trồng rừng phủ xanh đất trống trọc lại càng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải cân nhắc kỹ, lựa chọn nơi trồng, giống cây trồng và áp dụng chặt chẽ qui trình mới đưa lại kết quả như mong muốn. Trồng rừng để phủ xanh đất trống trọc về bản chất là nhằm tạo ra thảm thực vật cây gỗ là chủ đạo. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm môi trường và yêu cầu kinh tế xã hội cụ thể mà xác định 2 tiêu chí sau:

- Trồng rừng để lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu, phòng hộ bảo vệ môi trường là kết hợp, hoặc:

- Trồng rừng để phòng hộ, bảo vệ môi trường, chống xói mòn rửa trôi đất là chủ yếu, lấy sản phẩm trồng rừng là kết hợp.

Tương ứng với 2 mục đích đề ra có 2 qui trình thích hợp. Tiến hành khảo sát để xác định các đặc điểm sau:

- Địa hình địa mạo khu vực định phủ xanh (chú ý đất bằng hay có độ dốc <150 , >150 nhưng <250

và >250, hướng phơi), là núi hay đồi.

- Hiện trạng đất: độ sâu của tầng đất mặt (đất trồng trọt), loại đất (đất Lateris trên nền đá phiến thạch hay đất được hình thành trên nền đất granit, trên nền đát vôi, đá sét...; lượng mùn trong đất, lượng N, P, K. PH của đất.

Chế độ khí hậu thuỷ văn của vùng: lượng mưa, lượng bốc hơi hàng năm, mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao và tối thấp.

- Xếp loại đất trống trọc (loại I, II hay loại III). - Xác định mục đích trồng rừng.

Trên cơ sở số liệu khảo sát được, phân tích khả năng phát triển của rừng và xác định mục đích rừng trồng.

- Nếu đất bằng và có độ dốc <150

, có tầng đất mặt  50 cm, lượng mùn tổng số từ 3%-6% thì tiến hành trồng rừng sản xuất là mục đích chủ yếu, phòng hộ là mục đích kết hợp.

- Nếu đất có độ dốc > 150

tầng đất mặt < 50 cm, lượng mùn tổng số từ 1,2%-2,2% thì tiến hành trồng rừng phòng hộ là mục đích chính, thu hoạch gỗ và lâm sản trong rừng là kết hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giải pháp phủ xanh ĐTĐT bằng thực hiện nông lâm kết hợp

Trong hệ thống nông lâm kết hợp, cây trồng được bố trí sao cho có thể tạo được nhiều tầng tán của nhiều loại cây có nhu cầu thái khác nhau sống chung trên cùng một đơn vị diện tích đất mà chúng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng sản phẩm của các loài cây trồng. Ở đây các tầng sinh thái khác nhau trên cùng một khoảng không gian được tận dụng tối đa. Tầng trên cùng trồng cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày có kích thước và chiều cao trung bình nhưng thích nghi với ánh sáng tán xạ; tầng dưới cùng thích hợp trồng các loại cây lương thực như dong riềng. Lớp dưới cùng này không chỉ mang lại lợi ích cụ thể mà còn hạn chế dòng chảy, giữ ẩm cho đất, giảm tình trạng xói mòn rửa trôi đất. Việc trồng xen, trồng luân phiên giữ cây ngắn ngày với cây dài ngày theo giai đoạn phát triển sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất. Hệ thống cây trồng được bố trí theo kiểu nông lâm kết hợp phát huy vai trò, giá trị của từng loại cây trong hệ sinh thái: cây chủ đạo, cây hỗ trợ, cây điều tiết, tránh được tình trạng độc canh trên diện rộng. Hệ thống này tạo điều kiện cho các tập đoàn cây thực hiện hai chức năng: tổng hợp các chất hữu cơ để tạo ra năng suất sinh học và chức năng cân bằng sinh thái.

Ngoài những ý nghĩa trên, hệ cây trồng đa dạng giúp cho nhà kinh doanh có khả năng ứng phó với những rủi ro trong sản xuất và do giá cả thị trường biến động theo từng loại sản phẩm. Nó cũng góp phần hạn chế sâu bệnh. Mô hình trồng Keo xen Sắn trên đất dốc hay Keo + Chè và cây ăn quả, Keo + Đào cảnh ...tỏ ra có hiệu quả nhưng chỉ có một số hộ nhỏ lẻ chưa thành hệ thống. Mô hình này nên được lan rộng trong toàn huyện.

Giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng trồng cây công nghiệp dài ngày

Việc trồng cây ăn quả các loại, cây công nghiệp dài ngày được chọn là một trong các giải pháp hợp lý cho việc phủ xanh ĐTĐNT. Bởi lẽ giải pháp này vừa mang lại lợi ích kinh tế thiết thực vừa có giá trị bảo vệ và cải thiện môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay các công ty, nhà máy chế biến chè Đen và Chè xanh trên địa bàn đang mở rộng qui mô sản xuất; sản phẩm không những tiêu thụ trong vùng mà còn khắp các vùng trong cả nước, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc...nên nguồn nguyên liệu cần rất nhiều. Khuyến khích, tạo điều kiện về vốn, kĩ thuật cho bà con phát triển cây chè là một giải pháp tốt sử dụng hiệu quả diện tích ĐTĐNT ở những xã trong vùng.

Qui trình trồng cây công nghiệp nói chung đã được trình bày trong nhiều giáo trình khác nhau, chúng tôi không có ý định trình bày lại mà chỉ nêu lên những nội dung khái quát nhất, cần thiết nhất cho vấn đề trồng cây công nghiệp thích ứng, phù hợp nhất với khí hậu và chất đất của địa phương đang nghiên cứu. Đó là kĩ thuật trồng chè cành.

Kỹ thuật trồng chè cành

+ Chọn đất trồng chè cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Độ dốc dưới 25 độ.

- Đất có tầng canh tác dày trên 80cm, độ mùn trên 2%, thích hợp từ thịt nhẹ đến thịt nặng; giữ ẩm, thoát nước nhanh, kết cấu tơi xốp, dễ làm đất.

- Độ pH: 4,5-5,5. Độ sâu mực nước ngầm trên 1m.

+ Thiết kế nƣơng chè:

- Nương (đồi) chè là căn cứ bố trí hàng chè, sử dụng tối đa đất đai, nước tưới, có khả năng giữ ẩm, chống xói mòn.

- Lô chè: Tuỳ diện tích, địa hình cụ thể để thiết kế lô chè. Lô tối thiểu có chiều ngang 20-30 hàng chè, chiều dài 50-100m (tương đương 2.000- 4.000m2); tối đa 40-50 hàng chè, dài 100-150m (tương đương 5.000- 7.000m2).

- Hàng chè: Việc bố trí hàng chè có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và tuổi thọ của chè. Phương pháp bố trí hàng chè tuỳ thuộc vào độ dốc của nương.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ 6-25 độ, bố trí hàng chè theo đường đồng mức (xác định đường đồng mức bằng thước chữ A).

- Thiết kế đường thuận tiện cho đi lại, chăm sóc chè, vận chuyển vật tư và sản phẩm thu hoạch.

Hệ thống đường gồm: đường trục rộng 5-6m; đường liên đồi nối các khu sản xuất với nhau rộng 4-5m, có độ nghiêng vào trong mép đồi; đường lên đồi rộng 2,5-3m, mặt đường nghiêng vào phía trong đồi, bố trí theo đường xoáy ốc để hạn chế dòng chảy. Đường quanh đồi bố trí theo đường đồng mức, khép kín vòng quanh lưng chừng đồi, rộng 2,5-3m. Đường lô nhằm phân chia các lô chè rộng 1-1,5m, đường viền chân đồi rộng 2,5-3m.

Đường phải có hệ thống thoát nước (trừ đường lô, đường chăm sóc phụ).

+ Làm đất:

- Làm đất kịp thời vụ, thực hiện đất chờ cây, sau đó gieo cây phân xanh rồi mới trồng chè.

- Đất phải làm sạch (gốc rễ, cỏ dại, đá…), san phẳng để thuận tiện cho canh tác. Tốt nhất nên cày sâu 35-45cm.

- Đào rạch trồng chè: miệng rộng 50-55cm, đáy rộng 40-45cm. Tiến hành gieo cây phân xanh trực tiếp lên hàng chè hoặc giữa 2 hàng, lượng 10- 12kg hạt/ha, bón bổ sung 100kg supe lân + 30kg urê.

+ Bón phân

- Phân hữu cơ 20-25 tấn/ha + phân supe lân 500-600kg/ha. Trộn đều với đất, rải mỏng theo rãnh, bón trước khi trồng 0,5 tháng đến 1 tháng.

Tiêu chuẩn cây giống, mật độ - Chiều cao cây 20-25cm.

- Có 6 lá thật trở lên.

- Đường kính thân 2,5-3mm (tính sát gốc). - Thân hoá nâu 2/3, cứng cáp, nguyên bầu đất. - Không lẫn giống, không sâu bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tuỳ theo từng loại giống và ưu thế của từng vùng mà áp dụng mật độ trồng khác nhau.

- Mật độ đảm bảo 2-2,5 vạn bầu/ha đối với giống Hùng Đỉnh Bạch, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên (hàng cách hàng 1,3-1,4m, cây cách cây 0,35-0,4m). Với các giống nhập nội như Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Keo Am Tích, mật độ 2,5- 2,8 vạn bầu/ha (hàng cách hàng 1,2-1,3m, cây cách cây 0,3-0,33m).

Cách trồng

Trên rạch đã đào và lấp phân, tiến hành bổ hố sâu 20-25cm. Dùng dao rạch bầu, tránh làm giập nát, biến dạng bầu đất. Đặt bầu đứng, chóp lá hướng về phía Tây đối với nương chè có diện tích nhỏ. Nếu độ dốc cao thì đặt bầu đứng, phần thân nghiêng vào sườn đất. Lá mẹ chừa trên mặt đất, lấp toàn bộ cổ rễ.

Sau khi trồng xong, ủ cỏ xung quanh gốc và tưới cho chè. Đảm bảo duy trì độ ẩm 80-85% và sạch cỏ dại, thường xuyên kiểm tra và trồng dặm.

(Nguồn: niengiamnongnghiep.vn)

c. Giải pháp về vốn, đầu tư

Phát triển nông nghiệp nông thôn cần quá trình lâu dài và nhu cầu về vốn đầu tư lớn. Do vậy, giải pháp lâu dài là thực hiện phương châm Nhà nước và

Một phần của tài liệu lời cảm ơn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)