Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật
4.1.2. Thảm thực vật
Khu vực nghiên cứu gồm 8 xã thì có đến hơn một nửa các xã thuộc khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo. Đó là các xã: Kí Phú, Văn Yên, Mỹ Yên, Cát Nê, Quân Chu và Thị trấn Quân Chu. Do vậy thảm thực vật ở đây mang đặc điểm của vùng đệm Tam Đảo, gồm các kiểu thảm sau:
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao dưới 800m với những loài cây có giá trị kinh tế như Chò chỉ (Shoera chinensis), Giổi (Michelia sp..), Re (Cinnamomum sp.)…
Do sự gia tăng dân số quá nhanh và nhu cầu về gỗ củi của nhân dân trong vùng cũng tăng theo, nên kiểu rừng này cũng bị khai thác, lợi dụng nhiều trong những năm từ 1970-1995. Diện tích kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới còn lại rất ít, đa phần đã bị tàn phá với hình thức chặt chọn làm kết cấu tổ thành loài và tầng thứ thay đổi nhiều, gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhìn chung quần hệ thực vật kiểu rừng này gồm nhiều tầng có chiều cao tới 25m, tán kín rậm với những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành.
- Tầng vượt tán hình thành bởi một số loại cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) như: Chò nâu (Dipterocarpus petusus), Táu muối (Vatica fleuryana), Giổi (Michelia sp.), và Trường mật (Pavviesia anamensis)…
- Tầng ưu thế gồm một số loài cây thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cà phê (Rubiaceae),
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tầng dưới tán gồm một số loài cây mọc rải rác dưới tán rừng thuộc các hộ Máu chó (Myristicaceae), họ Na (Annonaceae).
- Tầng cây bụi có các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae).
Thảm tươi gồm phần lớn các loài thuộc Ráy (Araceae, họ Cỏ (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Hồ tiêu (Peperaceae), họ Ôrô (Acanthaceae), các loài Dương xỉ...
Rừng kín thường xanh trên núi thấp
Kiểu rừng này phân bố ở các xã thuộc Tam Đảo (Kí Phú, Văn Yên, Mỹ Yên, Cát Nê, Quân Chu). Quần hệ thực vật gồm các loài họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae). Một vài nơi giáp núi Tam Đảo thuộc các xã này, mật độ cây Hạt trần dày hơn, chủ yếu là Pơ mu (Fokienia hodginsii) tạo nên một quần thể hỗn hợp giữa các loài cây lá rộng và lá kim còn gọi là kiểu phụ hỗn hợp lá rộng, lá kim.
Dưới tán rừng có Vầu đắng, lên cao hơn là Sặt gai (Arundinaria giffithiana) mọc dày đặc dọc theo các dông núi. Ven theo các sườn núi thường có các loài cây bụi thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)…
Rừng tre nứa
Khi rừng thuộc hai loại trên bị phá thì các loài Tre, nứa mọc xen vào hoặc chuyển hẳn thành rừng tre, nứa. Ở đai cao hơn 800m, loài tre tiêu biểu là Vầu và Sặt gai. Đai trung bình là Giang (ở độ cao từ 500 - 800m), còn thấp hơn (dưới 500m) là Nứa.
Rừng phục hồi sau nương rẫy
Rừng ở đây trước những năm 80 bị tác động mạnh bởi hoạt động khai thác gỗ của các Lâm trường đóng trên địa bàn giáp ranh và canh tác nương rẫy của nhân dân vùng đệm. Sau khi thành lập Vườn Quốc gia Tam Đảo, việc
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đốt nương làm rẫy đã giảm xuống rõ rệt. Do tác động mạnh của con người, thành phần thực vật ở đây ít nhiều có biểu hiện cho thực vật rừng thứ sinh được phục hồi sau khi đất được sử dụng cho canh tác nương rẫy hoặc phục hồi sau khi rừng được khai thác.
Sau khi khai thác, làm nương rẫy rừng được khôi phục bởi các loài như Bục trắng (Mallotus apelta), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macaranga denticulata), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Dền (Xylopia vielana), Dung (Symplocos sp.), Màng tang (Litsea cubeba), … Loại hình rừng này thường mọc thành các chòm rải rác thuộc các xã như Quân Chu, Văn Yên, cát Nê.
Trên các loài đất Feralit đỏ vàng, đỏ nâu, vàng, có rừng thứ sinh với thành phần loài cây phong phú hơn cụ thể là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh trong đó đáng lưu ý nhất là Mán đỉa (Pithecolobium clypearia), Chẹo tía (Engelhardtia sp.), Dung (Symplocos sp.), Lim xẹt (Peltophorum ptorocarpum)…
Rừng phục hồi ít bị tác động được thấy ở xã Mỹ yên. Do các diện tích đó được giao khoán cho người dân chăm sóc. Vì vậy, các loài thực vật rừng có giá trị còn tồn tại khá phong phú, trong đó Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Trâm (Syzygium sp.), Mán đỉa (Pithecolobium clypearia), Côm (Elaeocarpus silvetris), Trám (Canarium spp.), các loài họ Xoan (Meliaceae), đại diện các loài Ficus spp. (họ Moraceae), Thôi chanh (Alangium chinense), Sòi tía (Sapium discolor), Sau sau (Liquidambar formosana), một số loài cây bụi và thảo thuộc họ Mua (Melastomataceae), như Melastoma, Mememcylon, Medinilla… hoặc Dương xỉ thân gỗ Cyathea, và các loài thuộc Dương xỉ.
Rừng trồngcó 3 loài rừng chính:
Rừng Thông: Do hậu quả của việc chặt phá của dân trong vùng, đến nay chỉ còn lại một diện tích rất nhỏ ở làng Duyên, xã Kí Phú. Rừng được trồng vừa để tạo cảnh quan sinh thái, vừa để khai thác gỗ.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Rừng Bạch đàn: Chủ yếu là Bạch đàn liễu (Eucalyptus exerta), sinh trưởng chậm nhưng có khả năng phát triển trên những vùng đồi cao. Hiện nay rừng bạch đàn liễu cơ bản đã được khai thác hết. Giống Bạch đàn mới (Eucalyptus camaldulensis), nhập từ Australia được trồng khắp nơi, sinh trưởng nhanh cả về đường kính và chiều cao. Với mật độ trồng 2500 cây/ha và tốc độ sinh trưởng nhanh, Rừng trồng bạch đàn chỉ 2 năm đã khép tán.
Một số xã ven Tam Đảo còn trồng thêm loại Bạch đàn mà dân ở đây quen gọi là Bạch đàn "Rau dền" (Eucalyptus urophylla). Bạch đàn này sinh trưởng chiều cao chậm hơn so với Bạch đàn trắng, nhưng sinh trưởng đường kính cũng không kém. Ưu điểm của loài này là thân cây cứng chắc, mọc thẳng và ít bị đổ nghiêng khi còn non.
Rừng Keo: Loài Keo phổ biến là Keo lá tràm (Acasia auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia mangium), thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) được nhập nội để trồng thuần loài hay trồng hỗn giao với Bạch đàn. Cây có tán lá dày chậm phân huỷ, rễ cây có nốt sần nên có tác dụng che phủ và cải tạo đất rất tốt. Nhưng Keo có nhược điểm là phân cành sớm, nhiều thân, cây nhỏ, giá trị sử dụng kém nên hiện nay ít được phát triển.
Trảng cây bụi
Thành phần thực vật trảng cây bụi không phong phú nhưng số lượng cá thể lại nhiều. Nguyên nhân chính là do sự thoái hoá của đất, thành phần dinh dưỡng nghèo, độ ẩm thấp, xói mòn xảy ra mạnh mẽ. Đây là những vùng núi đất phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch sau nhiều lần rừng bị khai phá làm nương hoặc chặt trắng hoặc bị đốt cháy thường xuyên hoặc sau khai thác mỏ, các loại trảng được hình thành, sau đó các loại cây bụi ưa sáng mọc nhanh cũng xuất hiện và phát triển tốt .
Thành phần các loài cây bụi ở đây là các cây ưa sáng, chịu hạn, nhiều khi có cả lá cứng và có gai. Phổ biến là Thẩu tấu (Aporosa dioica), Thổ mật (Bridelia tomentosa), Thao kén (Helicteres spp.), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Me rừng (Phyllanthus emblica), Mua rừng (Melastoma soptemnervium), Sim (Rhodomyrtus
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tomentosa), Màng tang (Litsea cubeba), Sầm (Memexylon edule), Chổi xuể (Baeckea frutescens), Lau (Saccharum), Tơ xanh (Casytha filiormis), Bòng bong (Lygodium sp.), Kim cang (Smilax sp.), cỏ tranh (Imperata cylindrica), Seo gà (Pteris multifida)…, Số cá thể nhiều thường tập trung vào một số họ như họ Mua (Melastomaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Hoà Thảo (Poaceae).
Trảng cỏ
Thành phần thực vật trảng cỏ được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh do đốt nương hàng năm, có thể phân biệt bằng hai loại hình sau:
- Trảng cỏ cao: thường gồm các loài cỏ cao khoảng 2m mọc thành từng bụi như Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ chít (Thysanolema maxima), mọc chung với cỏ Lào (Chromolaena odorata), rải rác trên trảng cỏ này có các cây bụi như: Thao kén (Helicteres spp.), Chổi xuể (Baeckea frutescens), Thẩu tấu (Aporosa dioica), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa)… Trảng cỏ cao phân bố rải rác ở độ cao dưới 400m ở các bãi trống ven đường Tam Đảo.
- Trảng cỏ thấp: Thường gồm các loài cỏ thấp hơn 1m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác. Thành phần loài tương đối nghèo nàn, cỏ tranh (Imperata cylindrica) chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis), …
Nhận xét: Từ kết quả phân loại thảm thực vật có thể thấy, rừng nguyên sinh hay thứ sinh đều đã ít nhiều bị tác động bởi nhân tố con người làm cho tính chất của hệ sinh thái rừng cũng ngày càng bị biến đổi bởi những tác động đó. Những diện tích rừng kín thường xanh chỉ còn lại rất ít chủ yếu ở những xã nằm trong VQG Tam Đảo.
Các trạng thái thảm thực vật thứ sinh đang trong quá trình diễn thế đi lên là đối tượng cần quan tâm, nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tác động để phục hồi hoặc phủ xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn