Các nguồn lực để vận hành trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành trung tâm kết nối doanh nghiệp nhằm xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp) (Trang 92 - 95)

8. Kết cấu luận văn

3.2.3.Các nguồn lực để vận hành trung tâm

Nhân lực

- Cần lựa chọn đơn vị, cá nhân có chun mơn sâu, có uy tín trách nhiệm làm cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài, dự án. Không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nghiên cứu của tỉnh Cao Bằng.

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia có uy tín của tỉnh trên các lĩnh vực để làm công tác tƣ vấn, tham mƣu và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án về KHCN đối với ngành nơng nghiệp nói chung (lĩnh vực trồng trọt, chăn ni, lâm nghiệp, thuỷ sản... nói riêng).

- Liên kết với các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu... đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu bổ sung những tri thức mới cho đội ngũ trí thức trẻ. Kết hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia nhiều kinh nghiệm với các trí thức trẻ và nơng dân có kinh nghiệm sản xuất hăng hái áp dụng khoa học kỹ thuật để triển khai thực hiện đề tài, dự án.

- Bố trí xen kẽ nguồn nhân lực các đơn vị Trung ƣơng và địa phƣơng trong thực hiện đề tài, dự án để nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ khoa học địa phƣơng.

Tài chính

- Cần đơn giản hoá các thủ tục rải ngân, thủ tục thanh quyết toán, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học, chủ nhiệm đề tài chuyên tâm nghiên cứu về chuyên môn, tạo ra sản phẩm khoa học tốt nhất bằng cách khốn kinh phí thực hiện đề tài, dự án.

- Tiếp tục hỗ trợ một phần tài chính cho các đề tài, dự án đạt thành tích xuất sắc để nhân rộng mơ hình, tun truyền quảng bá tạo thƣơng hiệu, tạo sức lan toả lớn về các kết quả đề tài, dự án cộng đồng.

- Đầu tƣ nâng cao cho các trung tâm sản xuất giống (cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản) đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, triển khai áp dụng khoa học cơng nghệ (về máy móc cơng nghệ, đào tạo chuyên gia) đáp ứng yêu cầu ứng dụng KHCN vào sản xuất.

- Kêu gọi các nhà doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh.

Cơ sở vật chất

Triển khai kế hoạch đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bảo đảm nguồn lực đầu tƣ phát triển cho một số trƣờng đại học, cơ sở đào tạo nghề chất lƣợng cao tại các vùng kinh tế trọng điểm, có đủ năng lực và điều kiện hạ tầng khoa học và công nghệ giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội của vùng, địa phƣơng.

Xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ tăng cƣờng, nâng cấp trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các cơ sở giáo dục; ƣu tiên nâng cấp, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục có tiềm lực mạnh về nhân lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng, có nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các phịng thí nghiệm chung giữa các cơ sở giáo dục với đối tác trong nƣớc, nƣớc ngồi gắn với việc thực hiện các chƣơng trình, dự án hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Các cơ sở giáo dục công lập thực hiện cơ chế tự chủ đƣợc quyết định việc sử dụng kinh phí từ nguồn thu hợp pháp để đầu tƣ phát triển tiềm lực và hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ; đƣợc quyết định việc sử dụng cơ sở vật chất, phịng thí nghiệm, trang thiết bị để phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và làm dịch vụ khoa học và công nghệ.

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tiểu kết chƣơng 3

Hình thành những tổ chức trung gian chuyên môi giới mua, bán và làm các dịch vụ chuyển giao KH&CN từ nhà nghiên cứu tới doanh nghiệp. So sánh từ kinh nghiệm của các nƣớc có nền KH&CN phát triển và Việt Nam, các chuyên gia đã chỉ ra một trong những hạn chế dẫn đến thực trạng kể trên là do Việt Nam đang rất thiếu hệ sinh thái cho khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Thiếu các tổ chức trung gian làm vai trò cầu nối, điều tiết và hài hịa nhu cầu, lợi ích giữa cung và cầu KH&CN. Đó là các trung tâm chuyển giao cơng nghệ, mơ hình vƣờn ƣơm KH&CN hỗ trợ nhà khoa học hồn thiện các sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thƣơng mại hóa, định giá cơng nghệ, kết nối với doanh nghiệp và kết nối các bài toán nhằm giải quyết các vấn đề trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tới các nhà khoa học.

Chƣơng 3 đã trình bày các nội dung nhƣ: Cơ sở để hình thành mối liên kết giữa nhà khoa học với doanh nghiệp; Giải pháp thúc đẩy sự kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu gồm có các nhóm giải pháp nhƣ: Ứng dụng và nhân rộng các kết quả nghiên cứu KHCN; Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; Nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông-lâm, nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành trung tâm kết nối doanh nghiệp nhằm xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp) (Trang 92 - 95)