7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cấu trúc, đặc trƣng, cơ chế vậ nh nh củahệ thống chính trị Việt
Việt Nam
1.2.1. Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam
Đầu tiên, về tổ chức bộ máy HTCT Việt Nam bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Trong HTCT Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là thành tố
giữ vai trị lãnh đạo Nhà nước và tồn xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị.
Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có các cơ quan Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp (Tịa án và Viện Kiểm sát nhân dân) và chính quyền địa phương.
Đối với Quốc hội: đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội Việt Nam thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vẫn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (theo Hiến pháp 2013, điều 69).
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là do Quốc hội bầu ra trong số những đại biểu quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội (Hiến pháp 2013, Điều 86, Điều 87).
Chính phủ là một cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quyền thực hiện các quyền hành pháp, là một cơ quan chấp hành của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật quy định. Tòa án nhân dân là cơ quan có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (theo Hiến pháp 2013, Điều 102).
Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và các Viện Kiểm sát khác do luật định. Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Hiến pháp 2013, Điều 102).
Chính quyền địa phương được tổ chức ở ba cấp là cấp tỉnh, huyện và xã. Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật quy định. Hội đồng nhân dân là một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương đó bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và các cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND mỗi cấp quyết định các vấn đề của địa phương đó do luật quy định; HĐND có chức năng giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương là do HĐND cùng cấp đó bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Hiến pháp 2013, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114). Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện được thành lập để bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ hệ thống chính trị địa phương và nhân dân.
Như vậy, trong hệ thống chính trị, quyền lực Nhà nước là tập trung, thống nhất không thể phân chia, nhưng có sự phân cơng và kiểm sốt lẫn nhau
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là một thành tố trong HTCT, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều 1). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có nhiệm vụ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia các công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện giám sát, phản biện xã hội.
1.2.2. Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị
Mối quan hệ giữa người có quyền và người được ủy quyền:
Trong HTCT Việt Nam có thể thấy rõ cơng dân Việt Nam là người chủ đất nước. Công dân Việt Nam thực hiện sự ủy quyền để bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước và có thể bãi miễn các cơ quan đó. Các cơ quan của nhà nước thay mặt công dân Việt Nam thực thi quyền lực nhà nước, thực chất là sự hiện thực hóa quyền, ý chí và lợi ích của nhân dân.
Quyền lực chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam là quyền lực của nhân dân ủy quyền, là tính tất yếu từ vai trị lãnh đạo của Đảng từ khi thành lập đến nay. Tất cả các tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở đều được nhân dân ủy quyền. Mọi quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân và các công dân Việt Nam đã ủy quyền cho các đại biểu của mình và tham gia giám sát đại biểu của mình trong quá trình thực thi quyền lực Nhà nước.
Ở Việt Nam nhân dân làm chủ bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam không chỉ được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật mà cịn qua hệ thống truyền thơng, các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc vận động, qua việc thực hiện quy chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, qua vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là những cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp, hội viên, các tổ chức này là cơ sở chính trị của Chính quyền. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vừa tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, vừa thực hiện những chức năng xã hội đối với các thành viên, hội viên của mình.
Quan hệ theo chiều ngang giữa các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam:
Đối với HTCT Việt Nam, các quan hệ chính trị giữa các tổ chức, cá nhân và xã hội được xác lập dựa trên cơ chế chủ đạo (đồng thời là quan hệ chủ đạo) Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Trong mối quan hệ này, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Đường lối cương lĩnh của Đảng được thể chế hóa, cụ thể hóa trong Hiến pháp, pháp luật trong hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước, từ đó Nhà nước tổ chức thực thi. Đảng lãnh đạo bằng các biện pháp như giáo dục, tuyên truyền vận động và nêu gương; bằng công tác tổ chức và công tác cán bộ; lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát.
Nhà nước Việt Nam quản lý xã hội bằng hệ thống quy phạm pháp luật, bằng hệ thống các cơ quan quản lý của Nhà nước từ các bộ đến cơ sở. Nhà nước thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quản lý theo lãnh thổ hoặc ngành theo cấp vĩ mô, vi mô, quản lý bằng các
chính sách, cơng cụ địn bẩy khác. Nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thực hiện sự nghiêm minh của Pháp luật.
Mục tiêu cuối cùng của quản lý nhà nước là phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho nhân dân được làm tất cả những gì mà pháp luật Việt Nam khơng cấm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để phát triển nhanh và mạnh mẽ lực lượng sản xuất của đất nước.
Quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ phối hợp hành động, được thực hiện theo quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cơ quan hữu quan ở từng cấp ban hành. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa là thành viên thuộc Mặt trận Tổ quốc. Chính vì vậy quan hệ giữa Đảng với Mặt trận Tổ quốc vừa là quan hệ lãnh đạo vừa là quan hệ hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Còn đối với các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa phải tuân theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.
Quan hệ theo chiều dọc từ Trung ương đến cơ sở:
Trong quan hệ giữa Trung ương – địa phương và cơ sở của các tổ chức trong HTCT Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính bốn cấp, ở mỗi cấp đều có các tổ chức trong các thành tố tạo nên HTCT. Với bốn cấp đó, cấp dưới phải phục tùng cấp trên để đảm bảo sự thống nhất, thông suốt mọi công việc từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời đi kèm sự phân cấp đó là sự phân quyền nhất định, để đảm bảo rằng cấp dưới vừa thực hiện chủ trương của cấp trên và cả nước, đồng thời cũng phát huy được sự năng động sáng tạo của các địa phương và cơ sở.
1.2.3. Đặc trưng của hệ thống chính trị Việt Nam
Từ những khái niệm đã phân tích và làm rõ ở trên về “chính trị”, “hệ thống chính trị”, “hệ thống chính trị Việt Nam” và “hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa” có thể thấy, HTCT của Việt Nam hiện nay bao gồm những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất là hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh:
Hệ thống chính trị được xây dựng từ lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị, nắm chính quyền nhà nước, chi phối tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện lãnh đạo các phần tử trung gian và giai cấp trung gian chống lại giai cấp bóc lột sẽ hình thành hệ thống chun chính vơ sản, và sự hình thành chun chính vơ sản là tất yếu từ lịch sử và như V.l. Lênin đã chứng minh: “... chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, khơng những cho giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội khơng có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa”2
và nhà nước đó tất nhiên phải là một nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủ đối với những người vơ sản và nói chung những người khơng có của), và chuyên chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản), chuyên chính vơ sản cịn là việc thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Cịn chính quyền Xơ viết là một hình thức của dân chủ vô sản, “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần; Chính quyền Xơ viết so với nước cộng hòa tư sản dân chủ nhất thì cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”3,…
Đến giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là người vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giải quyết những nhiệm vụ to lớn của cách mạng Việt Nam, từ đó đánh thắng các đế quốc xâm lược, những kẻ thù hung bạo để giành độc lập tự
2 V.I.Lênin: Toàn tập(1976), t. 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.44.
do cho dân tộc, thành lập Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cùng với những thắng lợi to lớn đó, vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 trước sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đổi mới tồn diện, trong đó có đổi mới HTCT. Cụ thể là trong Đại hội VI (tháng 3 năm 1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan điểm đổi mới tồn diện trong đó có đổi mới hệ thống chun chính vơ sản. Qua 33 năm đổi mới, hệ thống chính trị Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực và đáng kể:
Về cơ cấu tổ chức của HTCT được mở rộng, đa dạng hơn cụ thể như thời gian trước Đại hội VI của Đảng thì Hội cựu chiến binh Việt Nam không thuộc hệ thống chun chính vơ sản. Từ Đại hội VI của Đảng thì Hội cựu chiến binh Việt Nam là một thành viên của hệ thống chun chính vơ sản (từ tháng 3 năm 1989 là hệ thống chính trị).
Về chức năng, nhiệm vụ của các thành tố trong HTCT được xác định rõ ràng hơn ngày một hoàn thiện hơn. Cụ thể: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam có chức năng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cịn Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể có chức năng, nhiệm vụ quan trọng là tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đồn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Mối quan hệ, sự phối hợp hoạt động giữa các thành tố trong hệ thống chính trị càng được quy định cụ thể, rõ ràng
hơn nhằm phát huy tốt vai trò của từng tổ chức và vai trò, sức mạnh tổng hợp của cả HTCT trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.