7. Cấu trúc của luận văn
1.3. uan điểm của ảng về hệ thống hính trị cơ sở v đổi mới hệ
thống chính trị Việt Nam
Quan điểm của Đảng về hệ thống chính trị cơ sở:
Hệ thống chính trị cơ sở là hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp xã là bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam. Trong hệ thống chính trị cơ sở bao gồm tổng thể các thành tố: Đảng bộ cơ sở, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở hoạt động với một cơ chế nhất định để thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại cơ sở.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống chính trị cơ sở bao gồm Đảng bộ cơ sở, Chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân. Đảng bộ cơ sở đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo chính quyền và xã hội nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Thực hiện xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. Chính quyền địa phương là trung tâm, là trụ cột của HTCT cơ sở trực tiếp quản lý, điều hành xã hội đúng theo quy định, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, theo các Nghị quyết của Đảng bộ cơ sở cũng như ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân địa phương. Được sự ủy quyền của nhân dân để tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước tại cơ sở, thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của chính quyền địa phương và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định nguyên tắc hoạt động của HTCT cơ sở là: Đối với Đảng bộ cơ sở, Đảng ủy thay mặt đảng bộ lãnh đạo tất cả các lĩnh vực bằng Nghị quyết, định hướng, lựa chọn nhân sự, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND, UBND, thực hiện kiểm tra chính quyền
địa phương, kiểm tra cán bộ, công chức thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước. Chính quyền cơ sở thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước được quy định, trực tiếp điều hành và quản lý xã hội nhằm duy trì đảm bảo ổn định an ninh chính trị. Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được sự ủy quyền của nhân dân tham gia quản lý Nhà nước ở địa phương, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của chính quyền (Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân), tích cực tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Quan điểm của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam:
Đổi mới hệ thống chính trị là yếu tố quan trọng để tăng cường thực hiện và phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Trọng tâm của việc đổi mới HTCT là đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác; Việc đổi mới HTCT phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cũng chính là nhân tố để bảo đảm xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong điều kiện như hiện nay.
Trong bối cảnh cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động, Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Để thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước đi lên, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nhấn mạnh việc đổi mới là vấn đề sống còn của đất nước. Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định, trong toàn bộ hoạt động của Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, “ quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” và “lấy dân làm gốc” của Đại hội VI đã tạo ra động lực mới, phong trào cách mạng mới cho đất nước. Trong Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, Đảng đã xác định: “Tập trung dân chủ là nguyên tắc
quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của chúng ta” [24, 47]. Đảng xác định nguyên nhân làm suy yếu tinh thần đoàn kết trong Đảng là thực trạng tập trung quan liêu bao cấp, độc đốn, gia trưởng, khơng tơn trọng ý kiến cấp dưới, khơng phát huy trí tuệ tập thể từ đó dẫn tới những quyết định sai lầm.
Khái niệm HTCT được Hội nghị Trung ương 6 khóa VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 3 năm 1989) đưa ra để thay cho khái niệm chun chính vơ sản. Từ HTCT quần chúng nhân dân được thực thi quyền lực của mình trong xã hội. Mục tiêu của đổi mới tổ chức bộ máy HTCT là “nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”[70, 89]. Năm 1991 Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong Cương lĩnh đã xác định những chủ trương cơ bản của Đảng về vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa và HTCT. Đây là những định hướng mang tính chiến lược, chỉ dẫn về quan điểm, nguyên tắc, nội dung và phương pháp để đổi mới chính trị. Nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”.
Tiếp theo đó, tại Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6 năm 1992) đã tổng kết đánh giá tình hình và nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới: “Thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, ngăn chặn và khắc phục tệ vơ tổ chức, vơ kỷ luật, độc đốn, chun quyền trong bộ máy của Đảng; chấn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng ở các cấp;…; chỉnh đốn tổ chức cơ sở đảng,… Xác định rõ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước
và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị nhằm nâng cao vai trò, chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng” [25, 52 – 196].
Cùng với đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ngày 16 tháng 8 năm 1999 khẳng định: “Kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị lần này là tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII; là một nội dung quan trọng của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nhằm đạt được mục tiêu: giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, bản chất cách mạng của Nhà nước ta, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị” [25, 34]. Theo Nghị quyết Hội nghị lần 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” ngày 18 tháng 3 năm 2002 Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu: cần phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong HTCT, song song với đó là xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các thành tố trong hệ thống dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ nhân dân, sát với nhân dân, được dân tin cậy.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và giải pháp xây dựng HTCT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tất cả tổ chức và hoạt động của HTCT ở Việt Nam đều nhằm mục đích xây dựng và hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân [31, 238]. Trong Nghị quyết Đại hội này Đảng đã xác định mục tiêu liên tục xây dựng, hoàn thiện HTCT là cần phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đồng thời khơng ngừng đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới; xây dựng HTCT trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng và nhân dân tăng cường sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc.
Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về: “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hồn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” đã khẳng định rõ mục tiêu và quan điểm đổi mới HTCT từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt nhấn mạnh: đổi mới và hoàn thiện HTCT từ Trung ương đến địa phương là để xây dựng tổ chức bộ máy một cách đồng bộ, tinh gọn, ổn định đồng thời phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng hợp lý với điều kiện thực tế, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng với u cầu nhiệm vụ chính trị và có mức thu nhập bảo đảm cho cuộc sống.
Đặc biệt, tại Đại hội XII của Đảng đã xác định sáu nhiệm vụ trong nhiệm kỳ (2016-2020), trong đó nhiệm vụ đầu tiên là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược” [35, 63]. Nghị quyết Đại hội khẳng định cần đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm và nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn những biểu hiện lạm dụng quyền lực, vi phạm kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ các chủ trương của Đảng về thống nhất lãnh đạo trong công tác cán bộ và cách thức quản lý cán bộ, đi đôi với việc phát huy quyền và trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong HTCT về công tác cán bộ.
Trong Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội nêu rõ, trong năm 2018, Chính phủ hồn thành việc ban hành các văn bản để làm cơ sở cho việc
sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế5. Đảng cũng ban hành các Nghị quyết của Hội nghị T.Ư 6 (khóa XII), trong đó khơng chỉ quan tâm đến tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, mà nhận thức rất rõ yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Nghị quyết đã đặt nền tảng định hướng rất quan trọng giúp các bộ, các ngành, địa phương thực hiện sâu rộng việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) xác định, trong q trình triển khai cần tuân thủ nguyên tắc một cơ quan làm nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Các mơ hình, quy mơ tổ chức bộ máy cần phù hợp với những tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng địa phương, đơn vị; quá trình đổi mới HTCT phải ln gắn liền với q trình bảo đảm quyền lực chính trị thực sự thuộc về nhân dân, hoàn thiện và nâng cao trình độ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng về dân chủ của nhân dân. Song hành cùng quá trình đổi mới HTCT là ngăn chặn, đẩy lùi các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chia rẽ, chống phá.
Yêu cầu cấp thiết của đổi mới HTCT là phải xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức chính trị - xã hội, mối quan hệ giữa các tổ chức này trong thiết chế chung có sự thống nhất, khắc phục tình trạng trùng lặp, lấn sân, đùn đẩy lẫn nhau giữa các tổ chức cá nhân, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Vấn đề trọng tâm trong đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam là đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
5 https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/38514302-quyet-tam-doi-moi-to-chuc-bo-may-cua-he-thong- chinh-tri.html