Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện xín mần, tỉnh hà giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Những vấn đề đặt ra

2.3.1. Việc vận dụng phương thức lãnh đạo của Đảng chưa được sáng tạo, đổi mới và phù hợp với điều kiện tại địa phương

Vận dụng sáng tạo các phương thức lãnh đạo của Đảng vào điều kiện thực tiễn địa phương là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả của công tác lãnh chỉ đạo nhiệm vụ. Từ trung ương đến địa phương đã có những phương thức lãnh đạo chung và cơ bản, đồng thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo luôn thường xuyên và liên tục từ cấp trên tuy nhiên một số tổ chức Đảng chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ chưa rõ ràng. Việc đổi mới cơng tác cán bộ cịn chậm; thiếu những cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong việc thực hiện công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài; một số tổ chức Đảng còn chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, việc đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Cơng tác cán bộ cịn thiếu đi tầm nhìn xa,

chất lượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thấp. Do đó, thời gian tới Văn phòng cấp ủy cần chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng, ban hành các chương trình cơng tác của Ban Chấp hành Đảng bộ một cách khoa học, chính xác. Để đảm bảo thực hiện tốt cơng tác tham mưu này cần những người có kiến thức sâu rộng, có năng lực phân tích, tổng hợp, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban thường vụ, thường trực cấp uỷ để xây dựng được chương trình cơng tác đảm bảo nội dung có tính tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sát hợp với điều kiện thực tế; rà soát, kiểm tra lại các cơ sở Đảng tìm ra những hạn chế để khắc phục làm cho các tổ chức cơ sở Đảng thêm tinh gọn và hoạt động hiệu quả hơn; về cơng tác cán bộ cần nhanh chóng đổi mới hình thức, phương pháp thi tuyển một cách khách quan, minh bạch và dân chủ, có chính sách đãi ngộ, thu hút người tài vào làm việc trong bộ máy hệ thống chính trị, có cơ chế trọng dụng người tài, có chính sách ưu tiên người dân tộc thiểu số có trình độ, năng lực cơng tác, thực hiện chặt chẽ và minh bạch trong đánh giá và bổ nhiệm cán bộ.

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng còn thấp đặc biệt là các cơ sở Đảng ở thôn bản; việc quản lý đảng viên vẫn chưa chặt chẽ, hoạt động sinh hoạt đảng chưa đi vào nề nếp, nội dung sinh hoạt vẫn nghèo nàn, công tác phê và tự phê yếu, vai trò của tổ chức đảng ở nhiều cơ sở mờ nhạt. Cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao trình độ của đội ngũ bí thư, phó bí thư chi bộ đặc biệt là ở thôn bản, việc sinh hoạt chi bộ cần được tổ chức thực hiện thường xuyên mỗi tháng theo Điều lệ Đảng, đa dạng nội dung sinh hoạt phù hợp với điều kiện từng nơi, từng dân tộc để nắm bắt tình hình tư tưởng đảng viên, nhân dân và có chủ trương lãnh đạo kịp thời, hiệu quả; Cần xóa bỏ những quan điểm nể nang làm hạn chế nguyên tắc phê bình và tự phê bình. Đối với các cơ sở đảng thuộc các đơn vị sự nghiệp, từ chủ trương chung cần bám sát các nhiệm vụ chuyên môn

của ngành để lãnh đạo chỉ đạo phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực công tác và điều kiện thực tiễn nhất định tại nơi đó.

Cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát là vấn đề luôn được Đảng quan tâm, từ Trung ương, tỉnh đề quán triệt rất quyết liệt tuy nhiên nhiều tổ chức đảng chưa làm tốt chủ yếu làm cho qua, làm theo hình thức khơng mang lại hiệu quả, việc thi hành kỷ luật trong đảng chưa cao, tình trạng cán bộ thiếu trách nhiệm, chủ nghĩa cơ hội, suy thoái về đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ. Trước những vấn đề đó cần lựa chọn đúng những con người có đủ năng lực, phẩm chất vào làm trong các cơ quan kiểm tra, thanh tra, đào tạo những cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thực sự có năng lực, chính kiến, có lập trường, tư tưởng và phẩm chất đạo đức để dám đấu tranh không khoan nhượng với những tiêu cực trong bộ máy. Đối với cán bộ vi phạm cần kỷ luật nghiêm minh để làm gương cho cán bộ khác.

2.3.2. Những yếu kém và chậm chễ trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Dân chủ ở cơ sở là vấn đề ln được cả hệ thống chính trị huyện Xín Mần quan tâm coi đó là mục tiêu, là động lực phát triển, tuy nhiên thực tế cho thấy việc thực hiện dân chủ cịn mang tính hình thức nhiều, chưa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân.

Vấn đề nhận thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn hạn chế, chưa đầy đủ và hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ kịp thời nhiều vấn đề do thực tiễn tại huyện đặt ra, chưa giải quyết triệt để mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật, kỷ cương; chưa coi trọng đúng mức việc phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp.

Việc phát huy dân chủ trong xã hội vẫn còn nhiều vấn đề, một bộ phận nhân dân còn bức xúc, khiếu kiện phức tạp. Số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan chức năng, như UBND xã, Tòa án nhân dân huyện còn nhiều nhưng tỷ lệ đơn, thư được giải quyết chưa được như

mong muốn. Các nghị định và pháp lệnh về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tại một số xã, một số cơ quan, đơn vị chưa được tổ chức thực hiện tốt.

Do đó, một mặt trong mỗi tổ chức Đảng, chính quyền phải thật sự dân chủ, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của mình; đồng thời mỗi tổ chức Đảng, chính quyền và cán bộ cơng chức là nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo ra môi trường và điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình. Mặt khác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội là chỗ dựa vững chắc để nhân dân thơng qua đó nâng cao năng lực làm chủ của mình và từ đó Mặt trận và các đồn thể cũng phát huy được chức năng giám sát, phản biện xã hội của mình đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

2.3.3. Phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội cịn chậm đổi mới, đặc biệt là hiện tượng hành chính hóa đang có dấu hiệu gia tăng

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội là những tổ chức tập hợp và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, nên phải thật sự gần dân, bám dân nhưng thực tế có lúc chưa làm được cịn hiện tượng hành chính và hình thức. Về việc bảo vệ và đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội đơi khi cịn xa dân, chưa nói lên được tiếng nói của nhân dân, chưa thể hiện được nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng và chính quyền. Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể ở một số xã có lúc cịn biểu hiện “hành chính hóa” trong hoạt động. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội chưa thực sự rõ nét, cơng tác nắm tình hình nhân dân có lúc, có việc chưa tốt; việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua do tỉnh và Trung ương phát động chưa thường xuyên, chính sách cho cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập, hạn chế; đối với công tác giám sát, phản biện xã hội chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, những biểu hiện mang tính “hành

chính hóa” vẫn cịn diễn ra. Cán bộ Mặt trận chưa thật sự mang phong cách “trọng dân, gần dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Do đó:

- Cần nghiên cứu giải pháp để đổi mới tổ chức bộ và phương thức hoạt động của Mặt trận và các ngành đoàn thể hướng vào nhiệm vụ chung là xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết tồn dân và cơng tác dân vận ở địa phương. - Các tổ chức chính trị - xã hội cần tham gia vào quá trình quản lý nhà nước theo một cách nào đó để hợp lý, thiết thực hơn đảm bảo hiệu quả và khắc phục tình trạng hình thức như thời gian vừa qua.

- Mặt trận Tổ quốc cần tìm ra phương thức hoạt động thiết thực hơn để làm tốt nhiệm vụ, vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình, ngồi ra phải làm thế nào để thu hút được đông đảo các tầng lấp nhân dân tham gia vào hoạt động của Mặt trận nhằm thực hiện tốt vai trị của mình.

2.3.4. Việc sắp xếp hợp lý cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi hợp nhất, sáp nhập một số cơ quan, đơn vị

Trong quá trình đổi mới tổ chức bộ máy HTCT huyện Xín Mần một trong những vấn đề khó khăn nhất là xử lý đội ngũ cán bộ, cơng chức dơi dư. Vì vậy, khi triển khai không những cần mạnh dạn thực hiện chủ trương sáp nhập, hợp nhất các cơ quan có chức năng nhiệm vụ tương đồng nhau hoặc khơng đủ điều kiện về dân số, diện tích đối với các xã, thị trấn mà cịn giải quyết tốt đối với lực lượng cán bộ dôi dư.

Đối với cán bộ sức khỏe yếu hoặc hạn chế về năng lực cần có chế độ phù hợp để động viên họ khi nghỉ, cịn đối với cán bộ trẻ có đủ năng lực phẩm chất thì có thể sắp xếp đảm nhận những vị trí cơng việc tại các cơ quan, tổ chức khác. Đồng thời bán sát và đồng bộ với lộ trình kiện tồn về tổ chức bộ máy của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức khác khi tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tiểu kết chương 2:

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khó khăn huyện Xín Mần đã nghiêm túc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới hệ thống chính trị ở địa phương. Từ việc triển khai đồng bộ chủ trương đổi mới tổ chức bộ máy HTCT của huyện, những năm vừa qua ta thấy huyện Xín Mần đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới HTCT. Từ những kết quả đó đã phát huy và cụ thể hóa được chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các thành tố trong hệ thống chính trị huyện Xín Mần, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đã đề ra, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

hƣơng 3.

P ƢƠ ƢỚ Ả P ÁP ỔI MỚI TỔ CHỨC B MÁY CỦA HỆ TH Í Ị HUYỆ Í MẦN, TỈ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện xín mần, tỉnh hà giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)