7. Cấu trúc của luận văn
2.1. i nét về hệ thống chính trị huyện ín Mần, tỉnh iang
2.1.1. Khái quát chung về huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Huyện Xín Mần là huyện vùng cao núi đất cách thành phố Hà Giang 145 km về phía Tây, phía Bắc giáp huyện Mã Quan (Trung Quốc), phía Tây giáp các huyện Si Ma Cai và Bắc Hà của tỉnh Lào Cai, phía Đơng giáp Hồng Su Phì, phía Nam giáp huyện Quang Bình. Huyện Xín Mần là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao hiểm trở, địa hình bị chia cắt mạnh. Địa hình phổ biến ở Xín Mần là dạng vòm hoặc nửa vịm xen kẽ các dạng địa hình dốc, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp, xen kẽ với những dải núi cao là thung lũng với những dải đất hẹp. Trên địa bàn huyện có hai con sơng là sơng Chảy và sơng Nậm n chảy qua.
Xín Mần có 18 xã và 01 thị trấn, huyện có tổng số 187 thôn, tổ dân phố; trong đó có 4 xã biên giới tiếp giáp với huyện Mã Quan – Vân Nam (Trung Quốc) là xã Xín Mần, xã Nàn Sỉn, xã Pà Vầy Sủ và xã Chí Cà, tổng chiều dài đường biên giới là 32 km. Xín Mần nằm trong 61 huyện 30a (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo) tính đến hết năm 2018 huyện cịn 16 xã vùng III, 163 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 19 xã, thị trấn
Về kinh tế
Huyện Xín Mần có tổng diện tích tự nhiên là 58.702,22 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 16.166 ha; đất Lâm nghiệp là 33.993 ha và đất chưa khai thác có 8.543,22ha [103, 2]. Với đặc điểm kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, Xín Mần đang tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình của Ban chấp hành Đảng bộ huyện “về đột phá tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng
nghành chăn nuôi đạt 35% giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020”.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm lãnh chỉ đạo, triển khai tích cực; thực hiện tốt việc huy động và bố trí lồng ghép các nguồn vốn để tập trung triển khai xây dựng Chương trình nơng thơn mới trên địa bàn (quỹ phát triển thôn năm 2016 là 19,544 tỷ đồng [52, 2]; Kinh phí phát triển nơng thơn mới năm 2018 là 2,215 tỷ đồng [57, 2]; dự kiến năm 2019 tổng kinh phí là 726.800.000đ [60, 2].
Cơng nghiệp, giao thông, xây dựng được chú trọng phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vự thủy điện kết quả hệ thống điện lưới được mở rộng, 165/187 thơn có điện lưới quốc gia đạt tỷ lệ 88,25; tỷ lệ hộ được sử dụng điện tồn huyện đạt 85,77 (tính đến tháng 12/2018); 100 các xã/thị trấn có đường nhựa, bê tơng đến trung tâm xã, 100 thơn bản có đường đảm bảo xe cơ giới đến trung tâm thơn, trong đó 115/187 thơn có đường bê tơng đến trung tâm thơn chiếm 61,5 (tính đến tháng 12/2018) [57, 2].
Thương mại dịch vụ đang được đẩy mạnh, hệ thống chợ nông thơn, chợ biên giới được duy trì và phát triển, tổng giá trị hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới và hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu đạt 11,635 triệu USD (số liệu tháng 12/ 2018); Thị trường bán lẻ phát triển ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, cụ thể tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 346,4 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 76,4 tỷ đồng (tính đến tháng 12/2018) [57, 3].
Các thành phần kinh tế tiếp tục được mở rộng và phát triển, phát huy được vai trò chủ động trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tập trung dân chủ; chỉ đạo xây dựng và bước đầu triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế Hợp tác xã giai đoạn 2016 – 2020. Trong năm 2018 đã thành lập mới 07 hợp tác xã, với tổng vốn đăng ký 115,098 tỷ đồng. Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh 95 hộ. Tính đến tháng 12 năm 2018, tồn huyện có 25 doanh nghiệp, 47 hợp tác xã đang hoạt động. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã phát huy được vai trò chủ động trong sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường được chú trọng, tỷ lệ áp dụng máy móc thiết bị trong sản xuất tăng từ 1 đến 2% mỗi năm đóng góp khoảng 10 – 15 vào tăng trưởng nông nghiệp.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về khoáng sản, bồi thường hỗ trợ tái định cư được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Về cải cách hành chính
Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, tập trung cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan, đơn vị từ huyện đến xã, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên hầu hết các lĩnh vực qua đó đã rút ngắn thời gian giải quyết công việc, nâng cao chất lượng thi hành công vụ, tạo môi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng hiệu quả cơng nghệ thơng tin đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ cơng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, 100 cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn được kết nối mạng internet; triển khai sử dụng chữ ký số tích hợp trên phần mềm vnptioffice.vn; Phát huy hiệu quả hệ thống hội nghị trực tuyến với 04 điểm tại trung tâm huyện và 19/19 điểm cầu tại các xã, thị trấn; Triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát tại trung tâm huyện, các đơn vị trường học, trạm y tế và trụ sở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để bảo đảm an ninh chính trị - an tồn xã hội, giao thơng,…; Phối hợp với trường Đại học kinh tế - Quản trị kinh doanh Thái Nguyên bồi dưỡng
chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho hơn 1.100 cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện..... Kết quả chấm điểm xếp loại chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh, huyện Xín Mần đứng thứ 02/11 huyện, thành phố (năm 2018). Duy trì hoạt động có hiệu quả trung tâm hành chính cơng huyện Xín Mần.
Về văn hóa – xã hội
Tồn huyện Xín Mần có 13.710 hộ và 67.381 người, bao gồm 18 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Nùng chiếm 42 ; Dân tộc Mông chiếm 24 ; Dân tộc Tày chiếm 14 ; Dân tộc Dao chiếm 07 , còn lại là dân tộc khác (cuối năm 2018). Hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số hộ theo đạo là 1.566 hộ/8.572 khẩu (trong đó gồm 4 hệ phái đạo Tin lành với 44 điểm nhóm Tin lành: 1.539 hộ/8.421 khẩu, với 2 chức sắc và 88 chức việc; các tôn giáo khác gồm: Công giáo: 02 hộ/7 khẩu; Tà đạo san Sư kẻ tọ: 24 hộ/138 khẩu; Đức chúa trời: 01 hộ/6 khẩu. Tồn huyện có 44 nhà sinh hoạt tơn giáo. Có 29 điểm nhóm đạo Tin lành Việt Nam (Miền Bắc): 26 điểm nhóm; Tin lành Liên hữu cơ đốc; 03 điểm nhóm;) với 1.093 hộ/5.927 khẩu được cấp giấy chứng nhận sinh hoạt tơn giáo, cịn 15 điểm nhóm với 446 hộ/2.494 khẩu chưa được cấp giấy chứng nhận sinh hoạt tơn giáo [60, 5]. Tình hình hoạt động tơn giáo trên địa bàn huyện Xín Mần cơ bản ổn định, khơng có vấn đề phức tạp xảy ra.
Hiện nay huyện đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Xây dựng kế hoạch giảm nghèo và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn cho công tác giảm nghèo, thực hiện đầy đủ các chính sách, chương trình, phương án giảm nghèo, đảm bảo 100 các hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách và có cơ hội thốt nghèo bền vững.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản là ổn định.
2.1.2. Đặc điểm hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Hệ thống chính trị Việt Nam là một thể thống nhất, theo Hiến Pháp 2013. Ngồi những đặc điểm chung, hệ thống chính trị huyện Xín Mần cịn có những đặc điểm riêng biệt như sau:
Đây là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang (theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004). Có 04 xã biên giới tiếp giáp với Mã Quan – Trung Quốc, tổng chiều dài đường biên giới 32 km.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03 tháng 2 năm 1930, cùng với khơng khí cách mạng của dân tộc, phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc vùng Xín Mần (giai đoạn này huyện Xín Mần chưa thành lập, vùng Xín Mần đang thuộc huyện Hồng Su Phì) phát triển mạnh mẽ; đặc biệt là khi Chi bộ Xỉn Khâu – Chế Là được thành lập ngày 6 tháng 9 năm 1949, Chi bộ Đảng đầu tiên tại đây, đồng thời là cơ sở quan trọng cho sự thành lập Đảng bộ huyện Xín Mần. Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ huyện Xín Mần đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cách mạng, lao động sản xuất, đào tạo bồi dưỡng cán bộ địa phương. Đi cùng với đó là phát triển các cơ sở đảng, phát triển đảng viên, xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo hậu phương vững chắc cho miền Nam tiền tuyến. Sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc của huyện vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, với sự hi sinh, gian khổ, luôn kiên cường bám trụ vùng đất biên cương của Tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất của Việt Nam tạo thành một pháo đài quân sự vững chức tại vùng biên giới của Tổ quốc.
Ngày 01 tháng 4 năm 1965 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 49/CP về việc thành lập huyện Xín Mần trên cơ sở tách từ huyện Hồng Su
Phì (Hà Giang) gồm 17 xã: Bản Díu, Bản Máy, Bản Ngị, Chế Là, Chí Cà, Cốc Pài, Cốc Rế, Nấm Dẩn, Nàn Ma, Nàn Xỉn, Ngán Chiên, Pà Vầy Sủ, Tả Nhìu, Tân Nam, Thèn Phàng, Thu Tà, Xín Mần. Cùng ngày này, Tỉnh ủy Hà Giang đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Đảng bộ, chính quyền huyện Xín Mần; đây là một bước ngoặt quan trọng mang tính lịch sử, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc ở đây đồng thời từ đây nhân dân Xín Mần nhận được sự quan tâm sát sao hơn của Đảng và Nhà nước.
Cùng với đó, ngày 18 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 136/HĐBT, tách xã Bản Máy của huyện Xín Mần để sáp nhập vào huyện Hồng Su Phì, tách các xã Trung Thịnh, Nàng Đơn thuộc huyện Hồng Su Phì để sáp nhập vào huyện Xín Mần và tách các xã Nà Chì, Quảng Nguyên, Khuôn Lùng, của huyện Bắc Quang để sáp nhập vào huyện Xín Mần (theo Quyết định 136-HĐBT năm 1983 về việc điều chỉnh địa giới giữa các huyện Xín Mần, Hồng Su Phì và Bắc Quang). Huyện Xín Mần có 21 xã: Bản Díu, Cốc Pài, Cốc Rế, Khn Lùng, Nàn Xỉn, Nàng Đôn, Bản Ngị, Chế Là, Chí Cà,Tân Nam, Thèn Phàng, Thu Tà, Trung Thịnh, Xín Mần Ngán Chiên, Nà Chì, Nậm Dẩn, Nàn Ma, Pà Vầy Sủ, Tả Nhìu, Quảng Nguyên. Cho đến ngày 29 tháng 8 năm 1994, xã Nàng Đơn cắt trở về huyện Hồng Su Phì quản lý. Cuối năm 2002, huyện Xín Mần có 20 xã: Bản Ngị, Bản Díu, Chế Là, Cốc Pài, Chí Cà, Cốc Rế, Cốc Pài, Khuôn Lùng, Cốc Pài, Nấm Dẩn, Nàn Xỉn, Nàn Ma, Ngán Chiên, Quảng Nguyên, Pà Vầy Sủ, Tả Nhìu, Thèn Phàng, Tân Nam, Thu Tà, Trung Thịnh, Xín Mần. Tiếp đó, ngày 1 tháng 12 năm 2003, chuyển xã Tân Nam về huyện Quang Bình quản lý. Tiếp theo, ngày 31 tháng 3 năm 2009, xã Cốc Pài thành thị trấn Cốc Pài - thị trấn huyện lị huyện Xín Mần.
Từ khi thành lập, hệ thống chính trị huyện Xín Mần thường xuyên được củng cố và kiện tồn. Cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được quan tâm
thường xuyên, đặc biệt trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 (khóaXVII) Đảng bộ huyện ln quan tâm chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đảng bộ huyện hiện có 72 chi, Đảng bộ trực thuộc. Trong đó gồm: 23 Đảng bộ cơ sở (khối nơng thơn có 19 đảng bộ; khối cơ quan có 4 Đảng bộ) và 49 chi bộ khối cơ quan với 4.919 đảng viên (cập nhập tháng 12/2018) [6, 2].
Trong tổ chức bộ máy huyện Xín Mần hiện nay bao gồm 13 phịng ban chun mơn, 64 đơn vị sự nghiệp, 19 xã, thị trấn, 06 Hội đặc thù, 04 Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Huyện ủy; Trung tâm bồi dưỡng chính trị; khối đồn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nơng dân, Huyện Đồn, Liên Đoàn lao động, Hội cựu chiến binh và Hội liên hiệp phụ nữ.
Tổng số cán bộ công chức, viên chức: số biên chế cơng chức, viên chức cấp huyện có 1.773 người. Cán bộ cơng chức cấp xã có 428 người, cán bộ khơng chun trách cấp xã có 161 người, cấp thơn là 1.250 người [6, 2].
Qua gần 55 năm xây dựng và phát triển, qua từng thời kỳ của cách mạng, Đảng bộ huyện Xín Mần đã đề ra những chủ trương đúng đắn, phù hợp, từng bước giải quyết và khắc phục các khó khăn, thách thức. Sự chung sức, chung lịng và mối quan hệ gắn bó mật thiết của Đảng bộ huyện, chính quyền huyện và nhân dân các dân tộc huyện Xín Mần ngày càng được xây dựng vững mạnh, đã và đang đưa huyện vùng cao biên giới Xín Mần từng bước phát triển đi lên.