Ni dung đổi mới tổ chức b máy hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện xín mần, tỉnh hà giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Ni dung đổi mới tổ chức b máy hệ thống chính trị

Đa dạng các mơ hình hợp nhất, sáp nhập và tăng cường trách nhiệm người đứng đầu

Việc đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị bao gồm đa dạng các mơ hình hợp nhất, sáp nhập các cơ quan, tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm các đầu mối, giảm số cán bộ lãnh đạo. Trong đó bước đầu thực hiện một số mơ hình thí điểm đó là thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc chung cho khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp; hợp nhất cơ quan Ủy ban Kiểm tra cấp ủy với Thanh tra; hợp nhất Ban Tổ chức cấp ủy với Phòng, Sở Nội vụ; hợp nhất Văn phịng Ðồn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HÐND và Văn phòng UBND thành Văn phòng tham mưu, giúp việc chung; thành lập Trung tâm truyền thông, trên cơ sở hợp nhất cơ quan báo chí, Sở, Phịng Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ðài Phát thanh - Truyền hình hoặc hợp nhất Sở, Phịng Văn hóa - Thể thao và Du lịch với Sở, Phịng Thơng tin và Truyền thông, thành lập Sở, Phịng Văn hóa - Thơng tin - Thể thao và Du lịch; hợp nhất Sở Giáo dục và Ðào tạo với Sở Khoa học và Công nghệ, thành lập Sở Giáo dục - Khoa học và Công nghệ; hợp nhất Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo thành Ban Tuyên giáo - Tổ chức; sáp nhập Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận và Trung tâm bồi dưỡng chính trị tại cấp huyện; hợp nhất Phòng Nội vụ với Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội; hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Sở Thông tin - Truyền thông thành Ban Tuyên giáo - Thông tin và Truyền thông;…

Cùng với việc hợp nhất, sáp nhập các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng nhau là thực hiện mơ hình bố trí một cán bộ hai chức danh, từ đó yêu cầu đặt ra cho các cán bộ lãnh đạo là phải xác định rõ mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Một người đứng đầu hai đơn vị, tổ chức, sẽ giúp cán bộ lãnh đạo phải thay đổi phong cách làm việc theo hướng khoa học, năng động hơn, chủ động hơn, sử dụng nhiều hình thức

trong chỉ đạo, giải quyết cơng việc thơng qua ứng dụng cơng nghệ. Từ đó địi hỏi cán bộ lãnh đạo phải xây dựng tác phong làm việc nhanh, chính xác, đúng giờ, yêu cầu cao về chất lượng, phát huy trí tuệ tập thể, phân cơng nhiệm vụ cho cấp phó rõ ràng, kết hợp giữa tăng trao quyền và tăng trách nhiệm, sắp xếp hợp lý nhiều cuộc họp trong một buổi, xác định trước từng nhóm vấn đề có nhiều hạn chế, vướng mắc để họp chuyên đề, bàn giải pháp khắc phục,…

Tinh giản biên chế, giảm số lượng cán bộ không chuyên trách

Trong nhiều năm Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương tinh giản biên chế, làm tinh gọn bộ máy HTCT, trong đó thể hiện cụ thể như trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XI) về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện HTCT từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 39 – NQ/TW của Bộ chính trị (khóa XI) về “Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”; Nghị quyết số 18 Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả”,… Đổi mới tổ chức bộ máy HTCT trong đó có triển khai chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhằm thực hiệu quả việc tinh giản biên chế và giảm số lượng cán bộ không chuyên trách cần tăng cường tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị và không ngừng cải cách chính sách tiền lương.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XI) xác định: “Kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì các cơ quan tổ chức, đơn vị tự cân đối, điều chỉnh trong tổng số biên chế hiện có”6. Tiếp tục tăng cường

6 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-39-NQ-TW-2015-tinh-gian-bien-che- co-cau-lai-doi-ngu-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-273056.aspx

thực hiện kiêm nhiệm đối với một số chức danh của đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, nhất là kiêm nhiệm đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố. Thực hiện khốn kinh phí chi trả phụ cấp để khuyến khích giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách và tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã.

Trong Nghị quyết số 19 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, xác định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: “1- Đến năm 2021 phải giảm mạnh về đầu mối, tối thiểu bình quân cả nước giảm 10 số đơn vị sự nghiệp công lập; giảm tối thiểu 10 số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015, cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ những đơn vị đã bảo đảm tự chủ tài chính); 2- Đến năm 2025 phải tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10 số đơn vị sự nghiệp công lập và 10 số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021, chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị bảo đảm tự chủ tài chính); 3- Đến năm 2030 phải giảm 10 số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025”7

.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và xây dựng cơ chế, lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thích hợp

Việc đổi mới tổ chức bộ máy HTCT theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các ngành đồn thể chính trị - xã hội. Quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo, đặc biệt là Nghị quyết số 18 – NQ/TW là việc đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức hoạt động của các cơ quan, đơn vị; đồng thời quá trình triển khai

7

thực hiện có lộ trình, có những bước đi vững chắc, khơng cầu tồn và khơng nóng vội.

Khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất các cơ quan, đơn vị không phải là sự lắp ghép cơ học, mà là sự sáp nhập, hợp nhất xuất phát từ thực tế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các đơn vị cịn chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn nhân lực con người, tài chính và hoạt động yếu kém.

Việc đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một nhiệm vụ chính trị quan trọng do đó đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng rồi cần xây dựng những cơ chế thích hợp và lộ trình chắc chắn nhằm đảm bảo quá trình đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị được hiệu quả. Trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nên có lộ trình, bước đi rõ ràng, chắc chắn, những việc đã rõ, đã nghiên cứu, chắc chắn thì thực hiện ngay. Cịn những việc chưa rõ chưa chắc chắn thì phải vừa làm vừa nghiên cứu và vừa tổng kết rút kinh nghiệm. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, nhất là ở cơ sở, cần đặt trong tổng thể gắn với đổi mới công tác cán bộ, cơ chế quản lý tài chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mới có thể phát huy hiệu quả. Phát huy tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, chế độ tập thể lãnh đạo với phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đổi mới chế độ thi tuyển công chức, viên chức theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch, đáp ứng các tiêu chí trong tình hình mới; sửa đổi, ban hành cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng gắn với trách nhiệm (kể cả trách nhiệm vật chất) và hiệu quả đóng góp sau đào tạo,…

Việc thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một vấn đề khó, phức tạp và nhạy cảm, việc này liên quan quyền lợi, tâm tư, uy tín của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động. Chính vì vậy, địi hỏi phải thực hiện từng giai đoạn, có sự đồng bộ, từng bước khắc phục vướng mắc, khó khăn ở từng địa phương, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng

lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên để tạo sự đồng thuận, thống nhất ý chí và hành động.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ, ý thức cách mạng, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với việc thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Đảm bảo chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, Quy định về “Những điều đảng viên không được làm”; nêu cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, vụ lợi cá nhân; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các biểu hiện tiêu cực khác...; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn các luận điệu xuyên tạc, phản động để thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Các cấp ban hành Nghị quyết chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từng giai đoạn cụ thể. Nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức. Thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ.

Các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát đối với tổ chức cơ sở đảng, đảng viên; quan tâm kiểm tra các lĩnh vực nhạy cảm và dễ phát sinh tiêu cực. Đồng thời, quan tâm đến công tác phát triển đảng viên ở các địa phương. Các cấp chú trọng công tác quy hoạch gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ đạt chuẩn theo quy định. Thực hiện nghiêm túc việc rà soát, sàng lọc cán bộ, đảng viên; kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên khơng cịn đủ tư cách. Đề cao tính

kỷ luật, kỷ cương của Đảng, tính chiến đấu, tự phê bình, phê bình và nâng cao trách nhiệm đảng viên trong sinh hoạt chi bộ.

1.5. Những yếu tố tác đ ng đến đổi mới tổ chức b máy hệ thống hính trị huyện ín Mần, tỉnh iang

Yếu tố lịch sử, văn hóa và tập quán của địa phương

Huyện Xín Mần là nơi có phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đặc biệt huyện có một số thơn của người đồng bào dân tộc thiểu số sống tương đối độc lập, có những đặc thù riêng từ sinh hoạt, phong tục tập quán nên khi thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính sẽ gặp những khó khăn trong quản lí điều hành các thơn, bản.

Đầu tiên là, kết cấu bản làng khép kín theo quan hệ tộc người (bản, làng ở các khu vực, nhất là ở khu vực III đặc biệt khó khăn, cịn tàn dư của thiết chế cơ sở cũ vẫn tồn tại, ảnh hưởng lớn: bản, làng vẫn được cư dân coi đó là thiết chế quan trọng nhất. Các già làng, trưởng bản có vai trị và uy tín lớn đối với thơn bản. Thiết chế làng, bản khép kín với vai trị quan trọng của trưởng họ, trưởng tộc... điều này một phần nào đã làm cản trở con em các dân tộc phấn đấu, học tập, tham chính.

Thứ hai, về trình độ dân trí của nhân dân cịn thấp và việc giáo dục, đào

tạo, học tập nâng cao trình độ của nhân dân chưa được cao, ở một số dân tộc phụ nữ ít được đến trường, các cháu gái cùng lắm thì học hết phổ thơng cơ sở rồi lấy chồng, thậm chí nhiều cháu khơng được đi học vì hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Quan niệm trọng nam khinh nữ cịn tồn dư trong ý thức của các tộc người. Chính vì vậy người phụ nữ ở vùng sâu vùng xa thuộc các xã ít được học tập nâng cao trình độ thậm chí họ khơng quan tâm, khơng thiết tha gì đến việc tham gia vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp. Do đó việc cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ vào hệ thống chính trị cịn khó khăn.

Việc nhận thức của người dân còn hạn chế dẫn đến việc đóng góp ý kiến cho công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cịn chưa có chất lượng.

Thứ ba, nhiều cán bộ ở các xã là người dân tộc thiểu số tại địa phương

cịn hạn chế về trình độ, chịu ảnh hưởng nhiều từ phong tục tập quán, văn hóa địa phương, làm việc đơi khi mang tính chủ quan và cục bộ địa phương, tâm lý ngại đổi mới, ngại chuyển sang công việc mới, hạn chế về năng lực nhưng vẫn muốn bám trụ công việc Nhà nước. Những tồn tại đó đã làm kiềm chế sự đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tại huyện Xín Mần.

Q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, cuộc cách mạng đó đã đạt được những thành tựu lớn góp phần thúc đẩy nhanh chóng q trình hình thành một xã hội thơng tin và nền kinh tế tri thức. Q trình tồn cầu hóa đó tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập và cạnh tranh, hợp tác giữa các quốc gia, các vùng. Vấn đề con người và tri thức đã và đang trở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đơng Nam Á đã và đang sẽ là một khu vực năng động trong phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,…Mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quốc phịng an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới và khu vực đang ngày càng được mở rộng. Với những thay đổi lớn và nhanh chóng như vậy, các cơ chế quản lý và những quy định, quy chế cũ khơng kịp thời thay đổi làm kìm hãm sự phát triển chung.

Trước đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, huyện Xín Mần đã kịp thời nắm bắt thời cơ, cải thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ có hiệu quả từ đó huyện đang ngày càng phát huy được thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, sự thay đổi chóng mặt của kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin địi hỏi phải có một hệ thống chính trị hồn thiện, hoạt động hiệu quả tuy nhiên trong q trình đổi mới cịn những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện xín mần, tỉnh hà giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)