Những thành công trong quá trình chuyển các tổ chức KH&CN công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 25 - 26)

3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập ở Việt

3.2 Những thành công trong quá trình chuyển các tổ chức KH&CN công

công lập sang chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Thông qua các chính sách và biện pháp nêu trên, một số quan hệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập đã xuất hiện rất sớm và đến nay đƣợc định hình khá ổn định. Tự chủ trong xác định nhiệm vụ thông qua hợp đồng kinh tế, tự chủ lao động thông qua hoạt động kiêm nhiệm, nhiều quan hệ tự chủ về tài chính đã đƣợc hình thành từ hơn một chục năm... đã giúp cho các quan hệ này trở nên ổn định và bền vững. Đã hình thành và phát triển những mối liên hệ ràng buộc giữa một số quan hệ tự chủ, thể hiện sự thống nhất của các mặt trọng hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập nhƣ hoạt động tự nguyện ký kết hợp đồng đã có ảnh hƣởng làm xuất hiện nhu cầu về tự chủ trích lập quỹ, tham gia lao động kiêm nhiệm, áp dụng chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ trong quan hệ phân phối, tự chủ trong quan hệ tín dụng với ngân hàng,...Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức KH&CN công lập đã đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phục vụ phát triển xã hội.Với chế độ kiêm nhiệm của cán bộ KHKT, nhiều tiềm năng của các tổ chức KH&CN công lập đƣợc khai thác và phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ liên doanh liên kết, nhiều viện đã thu đƣợc gấp nhiều lần số ngân sách Nhà nƣớc cấp. Do cơ chế thông thoáng về thành lập doanh nghiệp mới nên một số tổ chức KH&CN công lập vốn vẫn hƣởng ngân sách Nhà nƣớc nay đã chuyển sang chế độ tự chủ về tài chính. Hoạt động của nhiều tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN bƣớc đầu đƣợc tăng cƣờng. Quyền tự

chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN đƣợc mở rộng. Vốn huy động cho KH&CN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh doanh, tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác tăng đáng kể nhờ chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN. Hoạt động của nhiều cơ quan nghiên cứu và triển khai đã hƣớng vào phục vụ thiết thực cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp, một số ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)