Chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 69 - 73)

3. Một số khó khăn của tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí

3.4 Chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách

sách nhà nước còn nhiều bất cập

Mặc dù liên Bộ Tài chính trong và KH&CN đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN hƣớng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nƣớc, nhƣng cơ chế khoán chƣa thực sự khuyến khích lao động sáng tạo, chƣa thu hút, tạo sự liên kết giữa các nhà khoa học, giữa các tổ chức KH&CN quốc tế và trong nƣớc để thực hiện các đề tài, dự án KH&CN có chất lƣợng và đạt hiệu quả cao.

TT 93 quy định cụ thể về các nội dung chi giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án và các nội dung chi không giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án. Dự toán kinh phí đƣợc phê duyệt và phân bổ cho từng đề tài, dự án là mức tối đa để thực hiện đề tài, dự án. Trong phạm vi tổng dự toán kinh phí của đề tài, dự án và căn cứ quy chế chi tiêu kinh phí của đề tài, dự án đã đƣợc thống nhất với thủ trƣởng tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, dự án đƣợc quyền tự chủ trong việc sử dụng dự toán kinh phí đƣợc duyệt để tổ chức thực hiện đề tài, dự án. Đối với các nội dung chi đƣợc giao khoán, chủ nhiệm đề tài, dự án đƣợc quyền quyết định các mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của Nhà nƣớc, tùy theo chất lƣợng và hiệu quả công việc đặt hàng nghiên cứu, yêu cầu của đề tài, dự án theo hƣớng tiết kiệm, có hiệu quả và đúng với hoạt động nghiệp vụ thực tế phát sinh khi thực hiện đề tài, dự án, phù hợp với điều kiện và những quy định cụ thể của tổ chức chủ trì. Trong phạm vi tổng dự toán kinh phí đƣợc giao khoán, chủ nhiệm đề tài, dự án đƣợc quyền điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi theo yêu cầu của công việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Đối với các nội dung chi không đƣợc giao khoán, chủ nhiệm đề tài, dự án thực hiện quản lý và chi tiêu theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và trong phạm vi dự toán kinh phí đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong trƣờng hợp cần thiết, việc điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi đƣợc thực hiện sau khi xin ý kiến cơ quan trực tiếp giao đề tài, dự án. Trƣờng hợp thủ trƣởng tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án không thống nhất về mức chi, về điều chỉnh dự toán kinh phí các nội dung chi thì thủ trƣởng tổ chức chủ trì là ngƣời quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định đó; chủ nhiệm đề tài, dự án có trách nhiệm thực hiện.

Kinh phí của đề tài, dự án đƣợc phân bổ và giao thực hiện của năm nào phải đƣợc quyết toán theo niên độ ngân sách năm đó theo đúng quy định hiện hành. Đối với các đề tài, dự án thực trong nhiều năm, thì tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án quyết toán hàng năm theo niên độ ngân sách đối với số kinh phí thực nhận và thực chi. Khi kết thúc đề tài, dự án thì tổng hợp lũy kế quyết toán từ năm đầu thực hiện đến năm báo cáo.

Đối với kinh phí tiết kiệm từ những nội dung chi đƣợc giao khoán của đề tài, dự án: Khen thƣởng tập thể, cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án có nhiều thành tích đóng góp cho thành công của đề tài, dự án và tổng mức tiền thƣởng không vƣợt quá 100 triệu đồng, và quy định cụ thể tỷ lệ trích thƣởng từ 40% đến 70% số kinh phí tiết kiệm tùy theo mức đánh giá nghiệm thu ở cấp quản lý (từ mức C đến mức A); Phần kinh phí tiết kiệm còn lại đƣợc trích vào các Quỹ của tổ chức chủ trì theo quy định hiện hành áp dụng cho tổ chức chủ trì. Đối với kinh phí tiết kiệm từ những nội dung chi không đƣợc giao khoán của đề tài, dự án: tổ chức chủ trì đƣợc trích vào Quỹ phát triển sự nghiệp. Trƣờng hợp tổ chức chủ trì không có Quỹ phát triển sự nghiệp thì nộp ngân sách nhà nƣớc theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Căn cứ vào các quy định hiện hành về NSNN, chế độ khoán chi nêu trên và những quy định về quản lý hoạt động KH&CN hiện hành, có thể thấy nếu thực hiện cơ chế khoán kinh phí đề tài, dự án không đi đôi với việc đổi

mới nâng cao chất lƣợng và tăng cƣờng các khâu xây dựng, xét duyệt dự toán, kiểm tra giám sát và đánh giá nghiệm thu sản phẩm đề tài thì khoán chi chỉ là hình thức, dẫn đến hậu quả buông lỏng quản lý, tạo kẽ hở cho những tiêu cực, lãng phí và thất thoát kinh phí, làm giảm chất lƣợng và hiệu quả thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KH&CN.

Ta có thể rút ra một số điều kiện để có thể thực hiện chế độ khoán chi của các đề tài, dự án KH&CN sử dụng NSNN hiện hành một cách hiệu quả nhƣ sau:

- Xem xét hiệu quả của một đề tài, dự án KH&CN ngay từ khi xây dựng, đề xuất đề tài, dự án, cho đến cả ngay sau khi đề tài, dự án đƣợc nghiệm thu. Xem xét hiệu quả của một đề tài, dự án KH&CN cần căn cứ vào thực tế và xuất phát từ thực tế. Không phải chỉ căn cứ vào hợp đồng, vào thuyết minh để xem xét các chỉ tiêu số lƣợng, kỹ thuật, kinh phí, thời gian có đạt hay vƣợt yêu cầu mà phải xem các kết quả đó có phù hợp với thƣc tế không? có đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn không, có sống đƣợc lâu không?

- Xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí chi tiết, bám sát nội dung, nhiệm vụ và sản phẩm, kết quả đề tài, dự án theo thuyết minh đề tài, dự án đã đƣợc phê duyệt;

+ Đánh giá định lƣợng hoặc định tính giá trị, tác dụng lâu dài, bền vững của sản phẩm của đề tài, dự án;

+ Dự toán kinh phí của đề tài, dự án đƣợc xây dựng và thuyết minh theo từng nội dung nghiên cứu và gắn với các sản phẩm cụ thể của đề tài, dự án. Xác định đƣợc các nội dung nghiên cứu, khối lƣợng công việc cần triển khai để đạt đƣợc mục tiêu và sản phẩm của đề tài, khối lƣợng công việc chính của đề tài, dự án, làm căn cứ xây dựng dự toán của đề tài, dự án.

- Xác định rõ và cụ thể những tiêu chí về quy cách, chất lƣợng của sản phẩm, kết quả đề tài, dự án;

- Quy định rõ cách thức đánh giá, nghiệm thu sản phẩm đề tài sau khi đề tài kết thúc; xác định rõ mức độ tƣơng xứng của kết quả, sản phẩm nghiệm thu với dự toán kinh phí đã giao. Khi quyết toán chỉ cần dựa vào sản phẩm

khoa học cuối cùng (tƣơng ứng với nội dung đã đăng ký) và các khối lƣợng công việc chính.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc xây dựng và thẩm định dự toán của đề tài, dự án KH&CN gặp nhiều khó khăn. Do đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động bằng tƣ duy trên cơ sở những tích luỹ, những hiểu biết, năng lực và trình độ sáng tạo rất khác nhau, không thể định mức, không thể dễ dàng định giá. Hơn nữa, thiếu các quy định và tiêu chí cụ thể để phân định các loại chuyên đề nghiên cứu lý thuyết (loại 1) và chuyên đề nghiên cứu lý thuyết kết hợp triển khai thực nghiệm (loại 2), thiếu căn cứ xác định số lƣợng chuyên đề cần thiết để thực hiện một đề tài, dự án; sự chồng chéo và trùng lặp nội dung, sản phẩm KHCN trong các đề tài khác nhau là những đối tƣợng không dễ dàng kiểm soát. Vì vậy, việc xây dựng và thẩm định dự toán xác thực để thực hiện một đề tài, dự án KH&CN là hết sức khó khăn.

Hơn nữa, hiện nay, việc hƣớng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với khoán chi của các đề tài, dự án KH&CN sử dụng NSNN chƣa thống nhất giữa cơ quan tài chính và hệ thống kho bạc Nhà nƣớc. Các đề tài, dự án KH&CN vẫn chịu sự diều chỉnh của các nguyên tắc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc, tất cả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc cấp có thẩm quyền giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nƣớc do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị quy định; đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi.

Chính vì vậy, dù chế độ khoán, nhƣng thực tế đa số các đề tài, dự án KH&CN sử dụng NSNN vẫn chƣa thực hiện quyền tự chủ đƣợc trao của mình!

Theo quan điểm của cá nhân tôi, triết lý của chế độ khoán chi nêu trên vẫn còn điều cần phải xem xét. Khoán chi là phải khoán triệt để việc sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ cho đề tài, dự án, không thể khoán nửa vời, không chỉ

là khoán một số khoản chi trong dự toán đƣợc xây dựng theo các định mức chi NSNN đã đƣợc phê duyệt và đơn giản hoá thủ tục thanh quyết toán. Với phƣơng thức tuyển chọn, xét chọn, đấu thầu các đề tài, dự án KH&CN; xây dựng và phân bổ dự toán, kiểm soát chi NSNN nhƣ hiện nay thì chế độ khoán chi kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng NSNN cũng chỉ là hình thức, chỉ là việc đơn giản hoá thủ tục thanh toán của một số khoản chi và rất khó đi vào thực tế, khó trở thành động lực kinh tế thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)