Khó khăn trong hạch toán chi phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 77)

3. Một số khó khăn của tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí

3.8 Khó khăn trong hạch toán chi phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa

khoa học mà sản phẩm nghiên cứu mang tính rủi ro

Chi của tổ chức KH&CN không chỉ bao gồm chi quản lý, chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghê, chi sxkd mà còn chi cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các tổ chức khoa học và công nghệ tự xác định căn cứ

vào định hƣớng ƣu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc, nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của mình.

Tổ chức KH&CN gặp rủi ro về tài chính khi các sản phẩm nghiên cứu mang tính rủi ro, có thể không bán đƣợc hoặc không ứng dụng đƣợc. Hiện nay chƣa có quy định về việc hạch toán và xử lý các khoản kinh phí này khi mà nghiên cứu không thành công cũng đƣợc coi là một loại sản phẩm nghiên cứu!

3.9 Khó khăn về độ trễ khi thực hiện các đề tài, dự án được NSNN cấp kinh phí

Luật ngân sách và các quy định thực hiện Luật khi áp dụng cho khoa học chƣa phù hợp, làm tăng độ trễ của nghiên cứu KH&CN. Theo quy trình, tháng 10 năm nay mới bàn đến ngân sách dành cho khoa học của năm sau. Khi có tiền rồi Bộ ngành và địa phƣơng mới đặt hàng các nhà khoa học, mới tìm kiếm đề tài nghiên cứu. Thời gian này phải mất 5-6 tháng, tức là đến tháng 2-3 năm sau mới hình thành một đề tài khoa học. Sau đó còn phải thuyết minh đề tài rất chi tiết; rồi phải xét duyệt đề tài và phải đến tháng 6-7 năm sau mới xong để chính thức bƣớc vào nghiên cứu. Với quy trình nhƣ vậy thì các đề tài, dự án thƣờng trễ hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Thời gian quá dài nhƣ vậy, nên đến khi bắt tay vào thực hiện, thì có thể dự án đó đã lỗi thời, hoặc không cần nghiên cứu nữa, hoặc đã có ngƣời, tổ chức khác làm rồi…, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển nhƣ vũ bão hiện nay, gây lãng phí công sức và thời gian của các nhà khoa học, lãng phí kinh phí của Nhà nƣớc. Vì vậy, cần có cơ chế phù hợp hơn để các tổ chức KH&CN chủ động bỏ kinh phí ra để nghiên cứu – triển khai khi có nhu cầu thực tế phát sinh và “bán” sản phẩm cho Nhà nƣớc, hoặc đƣợc tạm ứng kinh phí để thực hiện đề tài, dự án từ khi xuất hiện nhu cầu nghiên cứu nhƣ đối với cơ chế thực hiện Hợp đồng kinh tế.

3.10 Sử dụng kinh phí thu được từ các sản phẩm của đề tài, dự án là sản phẩm vật chất sử dụng kinh phí của ngân sách

Theo quy định tại TT 93, khi các sản phẩm này đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng thì nguồn thu sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết, hợp lệ, đƣợc phân phối nhƣ sau: 40% nộp ngân sách nhà nƣớc theo phân cấp ngân sách hiện hành. 30% trích lập Quỹ phát triển sự nghiệp của tổ chức chủ trì. Trƣờng hợp tổ chức chủ trì không có Quỹ phát triển sự nghiệp thì nộp ngân sách nhà nƣớc theo phân cấp ngân sách hiện hành. 30% dùng để khen thƣởng cho tập thể, cá nhân trực tiếp thực hiện đề tài, dự án và tổng mức tiền thƣởng không vƣợt quá 100 triệu đồng đối với 01 đề tài, dự án. Phần tiền thƣởng vƣợt quá mức 100 triệu đồng đƣợc trích vào Quỹ khen thƣởng và phúc lợi của tổ chức chủ trì. Trƣờng hợp hợp đồng nghiên cứu sản phẩm đề tài, dự án quy định phần kinh phí của Nhà nƣớc hỗ trợ thì sản phẩm của đề tài, dự án thuộc sở hữu của tổ chức chủ trì; tổ chức chủ trì phải tổ chức theo dõi hạch toán, quản lý sản phẩm đề tài, dự án theo quy định của Nhà nƣớc hiện hành.

Trong thực tế rất khó thực hiện quy định này do nhiều khi sản phẩm của đề tài, dự án không thể bán ngay trên thị trƣờng mà còn tiếp tục đƣợc đƣa vào thử nghiệm, hoặc phải chi trả những khoản chi rất lớn để ứng dụng nên rất khó phân định tiền thu đƣợc từ bán hoặc chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu. Do sản phẩm nghiên cứu là sản phẩm đặc biệt, cần có cách quản lý và phân chia quyền lợi đối với các sản phẩm nghiên cứu phù hợp hơn.

Ngoài những khó khăn trên đây, tổ chức KHCN còn gặp khó khăn do NĐ 115 và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣa điều chỉnh đƣợc một số các quy định tại các văn bản khác có tính pháp lý cao hơn, đặc biệt các cơ chế, chính sách vay vốn và sử dụng tài sản nhà nƣớc, sử dụng đất đai đƣợc qui định tại Luật Đất đai, Luật quản lý tài sản Nhà nƣớc, Luật Ngân sách…

CHƢƠNG III

MỘT SÔ KHUYẾN NGHỊ VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KINH TẾ CỦA

CÁC TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP TỰ TRANG TRẢI KINH PHÍ

Qua phân tích hiện trạng và những khó khăn, bất cập trong thực hiện tự chủ tài chính của các tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí hoạt động, từ kiến thức thu nhận đƣợc trong suốt khóa học thứ 11, Chƣơng trình cao học Chính sách KH&CN do Trƣờng Đại học KHXH và Nhân văn và Viện chiến lƣợc và Chính sách KH&CN tổ chức và từ kinh nghiệm thực tế công tác của bản thân, tôi xin nêu một số khuyến nghị về hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính và hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí nhƣ sau:

1. Lấy thu bù chi đảm bảo có lợi nhuận là nguyên tắc chung trên cơ sở tổng hợp chung các khoản thu (bao gồm cả kinh phí NSNN cấp) trừ các khoản chi (bao gồm cả chi kinh phí ngân sách cấp) đã sử dụng trong quá trình hoạt động.

1.1 Kinh phí được NSNN cấp thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Nhà nước giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu.

Tổ chức KH&CN khi đƣợc Nhà nƣớc giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của Nhà nƣớc thì lúc đó Nhà nƣớc có thể đƣợc coi là khách hàng của tổ chức KH&CN, kinh phí NSNN cấp cho tổ chức KH&CN đƣợc nhƣ một khoản doanh thu hoạt động từ nhiệm vụ theo đơn đặt hàng của Nhà nƣớc và tổ chức KH&CN đƣợc toàn quyền sử dụng nguồn thu đó để bù đắp các chi phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo nguyên tắc hạch toán giá thành.

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN đƣợc theo dõi và hạch toán chi tiết và đƣợc quyết toán trên cơ sở khối lƣợng và sản phẩm hoàn thành theo từng Hợp đồng KH&CN với Nhà nƣớc. Chi phí thực tế để thực hiện nhiệm vụ KH&CN đƣợc tập hợp theo từng nhiệm vụ đƣợc kết chuyển so sánh với kinh

phí đƣợc quyết toán để tính chênh lệch giữa thu và chi của từng nhiệm vụ KH&CN và kết chuyển vào chênh lệch thu chi của toàn bộ tổ chức KH&CN.

Kinh phí mua sắm TSCĐ để thực hiện nhiệm vụ KH&CN không đƣợc tính vào nguồn thu này và đƣợc quản lý và hạch toán theo chế độ TSCĐ giao cho tổ chức KH&CN sẽ đƣợc trình bày trong phần giao vốn cho tổ chức KH&CN.

Giá trị kết quả nghiên cứu KH&CN do Nhà nƣớc đặt hàng, giao sản xuất, hoặc qua thầu, tuyển chọn thì thuộc sở hữu Nhà nƣớc (toàn bộ hoặc một phần giá trị nghiên cứu tƣơng ứng với mức đầu tƣ của Nhà nƣớc để thực hiện nghiên cứu) đƣợc giao cho tổ chức KH&CN công lập nhƣ khoản vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào tổ chức KHCN hoặc việc bán sản phẩm hoặc chuyển giao cho tổ chức khác do Nhà nƣớc quyết định và đƣợc thực hiện dƣới dạng hợp đồng kinh tế (hợp đồng thƣơng mại hoặc chuyển giao công nghệ) giữa tổ chức KH&CN với Nhà nƣớc. Khi Nhà nƣớc đặt hàng thì đồng thời Nhà nƣớc làm chủ đầu tƣ trang thiết bị, sử dụng con ngƣời và kết nối các kết quả nghiên cứu vào mới tạo ra đƣợc những sản phẩm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

1.2 Đối với các khoản thu của tổ chức KH&CN

Đối với các khoản thu đƣợc từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ KH&CN, hợp đồng cung cấp hàng hóa, và các loại hợp đồng kinh tế khác do tổ chức KH&CN tự thoả thuận với các đối tác khác (không phải là nhà nƣớc) trên cơ sở phù hợp với khả năng, lĩnh vực chuyên môn của tổ chức KH&CN và không trái pháp luật tổ chức KH&CN đƣợc hạch toán doanh thu, chi phí và lãi, lỗ nhƣ đối với các hợp đồng kinh tế.

Kết qủa hạch toán kinh tế của tổ chức KH&CN sẽ đƣợc xác định trên cơ sở tổng hợp chung các khoản thu (bao gồm cả kinh phí ngân sách cấp) trừ các khoản chi (bao gồm cả chi kinh phí ngân sách cấp) đã sử dụng trong quá trình hoạt động.

2. “Giá thành sản phẩm” đối với các nhiệm vụ KH&CN đƣợc NSNN hỗ trợ, đặt hàng và kết quả hoạt động tài chính của tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí

2.1 Lập dự toán, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với các nhiệm vụ KH&CN được NSNN hỗ trợ, đặt hàng

Để kết quả nghiên cứu gắn kết với thực tế kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ KH&CN do các tổ chức, cá nhân đề xuất và đề nghị tài trợ phải xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu thực tế phát sinh, thuyết minh rõ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi (vấn đề) nghiên cứu, luận điểm (giả thuyết) nghiên cứu, phƣơng pháp chứng minh luận điểm, luận cứ để chứng minh luận điểm (giả thuyết) kèm theo dự toán kinh phí do tổ chức, cá nhân tự xây dựng.

Cơ quan tài trợ kinh phí tổ chức hội đồng khoa học chuyên môn đánh giá thuyết minh nhiệm vụ KH&CN. Kinh phí NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ KH&CN đƣợc xem xét và tài trợ theo hai phƣơng thức:

- Cách 1: Đƣa ra mức tài trợ tối đa cho một số loại nhiệm vụ KH&CN; phần kinh phí còn thiếu để thực hiện đề tài, dự án do tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN tự huy động các nguồn vốn khác;

- Cách 2: Tài trợ toàn bộ kinh phí thực hiện theo thực chi phát sinh để thực hiện nhiệm vụ KH&CN căn cứ vào các tài liệu, chứng từ chứng minh khoản thực chi gắn với các sản phẩm, kết quả nghiên cứu.

Lập dự toán, tập hợp chi phí và tính giá thành theo công việc đối với các nhiệm vụ KH&CN do sản phẩm nghiên cứu mang tính đơn chiếc, yêu cầu quản lý đòi hỏi phải biết đƣợc chi phí sản xuất và giá thành của từng nhiệm vụ KH&CN, từng đơn đặt hàng.

Đối với các nhiệm vụ KH&CN Nhà nƣớc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí thực hiện sẽ đƣợc quản lý theo nguyên tắc quản lý theo sản phẩm “results – based management”. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN các cấp theo thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra định kỳ và đánh giá việc thực

hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nƣớc về nội dung khoa học, tiến độ thực hiện và việc sử dụng kinh phí.

Dự toán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN đƣợc lập và phê duyệt căn cứ vào các nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Các định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành, chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nƣớc (trƣờng hợp không có định mức kinh tế-kỹ thuật thì phải thuyết minh chi tiết căn cứ lập dự toán). Dự toán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN phải gắn với các nội dung và sản phẩm nghiên cứu cụ thể; có thuyết minh rõ cơ sở xây dựng dự toán theo các nội dung công việc.

Dự toán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN đƣợc lập và phê duyệt cho đầy đủ các nội dung chi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ KH&CN và chi phí quản lý của tổ chức KH&CN phân bổ cho việc quản lý thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Khi dự toán đã đƣợc phê duyệt và hợp đồng KH&CN đã đƣợc ký kết thì kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN đƣợc cấp trực tiếp cho đơn vị chủ trì thực hiện, không phân biệt kinh phí giao khoán và không giao khoán. Tổ chức KH&CN đƣợc toàn quyền sử dụng kinh phí và lựa chọn phƣơng án tối ƣu để thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Nhà nƣớc quản lý việc thực hiện thông qua quản lý thực hiện về nội dung, tiến độ và khối lƣợng công việc thực tế hoàn thành.

Quyết toán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN phải căn cứ kết quả của từng nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã đƣợc chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN và thủ trƣởng tổ chức chủ trì công nhận bằng văn bản đạt yêu cầu trở lên. Đối với các nhiệm vụ KH&CN thực hiện trong nhiều năm, kinh phí quyết toán hàng năm phải phù hợp với khối lƣợng công việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã thực hiện.

Chi phí thực tế thực hiện nhiệm vụ KH&CN đƣợc kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo công việc đối với các nhiệm vụ KH&CN và ghi

sổ kế toán bằng đồng Việt Nam; trƣờng hợp có khoản chi bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm chi ngoại tệ.

Giá thành toàn bộ của nhiệm vụ KH&CN Nhà nƣớc đặt hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà tổ chức KH&CN đã bỏ ra để hoàn thành việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Giá thành toàn bộ của nhiệm vụ KH&CN Nhà nƣớc đặt hàng = “Giá thành sản xuất” (thực hiện nhiệm vụ KH&CN) + Chi phí quản lý của tổ chức KH&CN

2.2 Quy định, hướng dẫn cụ thể về chi phí hợp lý được trừ để quyết toán kinh phí NSNN cấp thực hiện các nhiệm vụ KH&CN

Để thực hiện đƣợc cơ chế “giá thành sản phẩm” đối với sản phẩm nghiên cứu KH&CN, Nhà nƣớc cần sửa đổi, bổ sung quy định, hƣớng dẫn cụ thể về chi phí hợp lý đƣợc trừ để quyết toán kinh phí NSNN cấp thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Các quy định này có thể đồng thời là căn cứ để tính trừ thuế TNDN khi tổ chức KH&CN thực hiện các hợp đồng KH&CN với bên ngoài.

2.2.1. Nội dung chi trực tiếp của các nhiệm vụ KH&CN :

2.2.1.1 Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Thu nhập của cán bộ, viên chức và lao động trong tổ chức KH&CN đƣợc chia thành các khoản nhƣ sau:

+ Tiền lƣơng thực tế là tiền lƣơng đƣợc ghi trong hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động của Thủ trƣởng tổ chức KH &CN ký với cán bộ, viên chức trong đơn vị, tối thiểu bằng mức lƣơng cơ bản theo quy định của Nhà nƣớc về ngạch lƣơng, bậc lƣơng và phụ cấp chức vụ. Tùy theo khả năng hoạt động tài chính của đơn vị, tiền lƣơng thực tế có thể cao hơn mức lƣơng quy định của Nhà nƣớc, không giới hạn mức tối đa.

- Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập từ lợi nhuận sau thuế (dựa trên cơ sở chênh lệch thu chi của tổ chức KH &CN sau khi đã nộp thuế và nghĩa vụ vào ngân sách, trích các quỹ theo quy định) và đƣợc phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Nhà nƣớc sẽ cấp kinh phí cho tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí theo giao nhiệm vụ, nghĩa là khi giao nhiệm vụ, tiền lƣơng phải đƣợc đƣa vào kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Đây là một khó khăn rất lớn khi tổ chức KH&CN vừa phải quyết toán NSNN theo “chuyên đề” (đã phân tích theo quy định của TT44), vừa phải hạch toán thu nhập của cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng theo thực tế.

Vì vậy, Nhà nƣớc cần xem xét, sửa đổi quy định về chứng từ thanh toán: Chuyên đề nghiên cứu là cơ sở để quyết toán kinh phí chi trả công nghiên cứu, còn thực tế chứng từ là bảng chi lƣơng, tiền công thực tế thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN bao gồm:

- Chi công lao động của cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)