2. Đánh giá khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của một số tổ
2.1 Khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của một số tổ chức
chức KH&CN thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Tác giả Luận văn đã thu thập thông tin và nghiên cứu báo cáo tài chính 3 năm liền kề 2003 – 2005 trƣớc khi ban hành NĐ 115 của 22 tổ chức KH&CN thuộc Bộ KH&CN để thấy đƣợc phần nào khả năng và những khó khăn trong chuyển đổi hoạt động theo NĐ 115 của các tổ chức KH&CN.
2.1.1 Một số tổ chức KH&CN thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục TĐC)
Số liệu tài chính 3 năm liền kề từ 2003 đến 2005 của 11 tổ chức KH&CN trực thuộc Tổng cục TĐC (xem Phụ lục 1 - TĐC) cho thấy:
- Nguồn thu của các đơn vị này chủ yếu nhƣ sau:
+ Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp: Tỷ lệ kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp so với tổng số thu hàng năm của đơn vị thấp (một số đơn vị tỷ lệ NSNN cấp chiếm từ 4% đến 25% trên tổng kinh phí hoạt động), đặc biệt có một số đơn vị đã hoàn toàn có khả năng tự chủ, tự trang trải kinh phí hoạt động thƣờng xuyên nhƣ: Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng 3, Trung tâm Năng suất Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 và 2.
+ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp tại các đơn vị trực thuộc Tổng cục TĐC phát sinh từ chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao; hoạt động thu phí, lệ phí, ổn định qua các năm và tập trung vào các đơn vị: Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng 1,2,3; Trung tâm Đo lƣờng Việt Nam. Đặc biệt, tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng 2, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp tăng tƣơng đối mạnh qua các năm từ 50% đến 80%.
+ Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng từ 40% đến 90% tổng số thu hàng năm của các đơn vị và tập trung vào các hoạt động đào tạo; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hiệu chỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp ISO,…
- Tỷ trọng cơ cấu các khoản chi của các tổ chức KH&CN chủ yếu tập trung chi cho các nội dung:
+ Chi cho con ngƣời: đây là các khoản chi cho tiền lƣơng, tiền công và các khoản có tính chất lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động tại các đơn vị. Khoản chi này chiếm tỷ trọng hợp lý từ 15% đến 25% tổng mức chi phí tại các đơn vị.
+ Chi mua sắm tài sản cố định: đây là khoản chi chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn tại các đơn vị trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣơng, đặc biệt là các tổ chức hoạt động nghiệp vụ, cung cấp các hoạt động liên quan đến chức năng nhiêm vụ. Mức đầu tƣ cho tăng cƣờng trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động và cho nghiên cứu triển khai cao chiếm tỷ trọng khoảng từ 30% đến 80% tổng số chi trong năm nhƣ Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng 1, 2, 3, Trung tâm Năng suất Việt Nam,...
Căn cứ kết quả hoạt động tài chính trong năm, ba loại quỹ mà các đơn vị tập trung trích lập để sử dụng là Quỹ đầu tƣ phát triển sự nghiệp, Quỹ khen thƣởng phúc lợi và Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với các đơn vị có nhu cầu mở rộng cơ sở vật chất để tăng cƣờng khả năng nghiên cứu, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đƣợc các đơn vị này trích lập với tỷ lệ khoảng 50% số chênh lệch thu chi đƣợc đơn vị sử dụng để trích lập các Quỹ tại đơn vị.
Trong quá trình xây dựng đề án chuyển đổi hoạt động theo NĐ 115 (2006-2008) và trong năm 2009, các tổ chức KH&CN tiếp tục đƣợc NSNN hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao với mức bằng hoặc cao hơn trƣớc khi chuyển đổi (xem Phụ lục 1- TĐC).
Cho đến nay, 11 tổ chức KH&CN nói trên thuộc Tổng cục TĐC đã có Đề án chuyển đổi đƣợc phê duyệt, trong đó có 10 tổ chức hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí và 01 tổ chức thuộc loại hình nghiên cứu cơ bản, chiến lƣợc, chính sách đƣợc NSNN hỗ trợ chi thƣờng xuyên (Trung tâm Đo lƣờng).
Hoạt động theo cơ chế tự chủ đã giúp các tổ chức KH&CN thuộc Tổng cục TĐC phát triển ổn định, nâng cao nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn thu sự nghiệp và thu sản xuất kinh
doanh ổn định theo chức năng, nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để các tổ chức KH&CN thuộc Tổng cục TĐC có thể chuyển đổi thành công theo NĐ 115.
Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng III (TĐCL III) là một điển hình thành công của quá trình chuyển đổi theo mô hình tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP. TĐCL III là đơn vị sự nghiệp KH&CN đƣợc thành lập theo Quyết định 1275/QĐ ngày 5.11.1994 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng. Trung tâm đƣợc giao quyền tự chủ theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP từ năm 2002 và chuyển đổi hoạt động sang tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải năm 2007. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng và đánh giá sự phù hợp phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc và yêu cầu của tổ chức/cá nhân. Sau hơn hai năm chuyển đổi mô hình theo NĐ115, kết quả hoạt động của Trung tâm đã tăng mạnh.
Theo số liệu của Trung tâm, mức tăng trƣởng bình quân trong hai năm 2007, 2008 là 14%. Bình quân nộp ngân sách hàng năm khoảng 13,5 tỉ đồng, tăng khoảng 10% so với trƣớc chuyển đổi. Thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 4,8 triệu đồng/ngƣời/tháng, tăng 15% so với trƣớc khi chuyển đổi. Theo số liệu thống kê của TĐCL III, do tổng thu sự nghiệp hàng năm đều tăng, Trung tâm đã trích trên 30% để lập quỹ phát triển hoạt động khoa học và công nghệ. Mỗi năm, vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị đạt trên 10 tỉ đồng. Năm 2007, đầu tƣ trang thiết bị tăng 0,9% so với năm 2006. Con số này năm 2008 là 16%. Tổng tài sản trang thiết bị tính theo nguyên giá đến nay đạt khoảng 182 tỉ đồng, trong đó tỉ lệ từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp chiếm 60%. Trong dự án Đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất và năng lực kỹ thuật của Trung tâm tại quận II, vốn góp sự nghiệp của Trung tâm chiếm khoảng 20% trên tổng vốn đầu tƣ 320 tỉ đồng. Do chủ động về kế hoạch và tài chính, Trung tâm đã từng bƣớc nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ viên chức, mở rộng thêm các dịch vụ kỹ thuật đánh giá sự phù hợp mới về an toàn sản phẩm với hàm lƣợng kỹ thuật cao. Từ đó, đáp ứng nhu cầu
phục vụ quản lý nhà nƣớc và yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.
2.1.2 Một số tổ chức KH&CN trực thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam:
Số liệu tài chính 3 năm liền kề từ 2003 đến 2005 của 5 đơn vị trực thuộc Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam (xem Phụ lục 2- NLNT) cho thấy:
- Tỷ lệ kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp so với tổng số thu hàng năm của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà lạt, Trung tâm hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh và Viện khoa học kỹ thuật hạt nhân tƣơng đối cao, chiếm từ 70% đến 90%. Viện Công nghệ xạ hiếm cho mức thu từ hoạt động sự nghiệp hàng năm chiếm khoảng trên 50% tổng số thu cả năm. Riêng Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ TP Hồ Chí Minh có khả năng tự chủ, tự trang trải kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, với mức thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm trên 90% tổng số thu trong năm. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị chủ yếu là từ các hoạt động chiếu xạ, dịch vụ cho ngành dầu khí, y tế, sản xuất và cung cấp các đồng vị phóng xạ, sản xuất và cung cấp chế phẩm kích thích tăng trƣởng thực vật,…
- Các khoản chi của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà lạt, Trung tâm hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, Viện khoa học kỹ thuật hạt nhân và Viện công nghệ xạ hiếm chủ yếu do NSNN cấp và tập trung chủ yếu chi cho các nội dung:
+ Chi cho con ngƣời: các khoản chi cho tiền lƣơng, tiền công và các khoản có tính chất lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động tại các đơn vị, chiếm tỷ trọng khoảng 35% tổng chi NSNN cấp cho các đơn vị.
+ Chi hoạt động nghiên cứu - triển khai: chiếm tỷ trọng khoảng 20 % tổng chi NSNN cấp hàng năm cho các đơn vị.
+ Chi mua sắm tài sản cố định: chiếm tỷ trọng khoảng 25 % tổng chi NSNN cấp hàng năm cho các đơn vị.
- Số chênh lệch thu chi hàng năm của các đơn vị sau khi trích bổ sung nguồn ngân sách nhà nƣớc theo quy định, kinh phí còn lại chủ yếu đƣợc trích lập Quỹ phúc lợi của đơn vị. Tuy nhiên chênh lệch thu – chi hàng năm của các đơn vị cũng rất thấp (chiếm khoảng 5% so với tổng kinh phí NSNN cấp).
Riêng đối với Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ TP Hồ Chí Minh, NSNN chỉ hỗ trợ một phần chi quản lý bộ máy, các khoản chi của đơn vị chủ yếu lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp và thu hoạt động SXKD.
Cho đến nay, mặc dù đã xây dựng Đề án chuyển đổi, nhƣng do có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và chƣa xác định đƣợc mô hình chuyển đổi cho phù hợp nên chỉ có 2 trong số 5 tổ chức KH&CN nói trên thuộc Viện Năng lƣợng Nguyên tử đƣợc phê duyệt Đề án chuyển đổi sang hình thức tự trang trải kinh phí là Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3 Một số tổ chức KH&CN thuộc Viện Ứng dụng công nghệ:
Số liệu tài chính 3 năm liền kề từ 2003 đến 2005 của 6 đơn vị trực thuộc Viện Ứng dụng công nghệ (xem Phụ lục 3-UDCN) cho thấy:
- Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học có khả năng tự chủ, tự trang trải kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Thu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chiếm trên 80% tổng số thu của đơn vị. Nguồn NSNN cấp chủ yếu chi cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Trung tâm Sinh học Thực nghiệm hoạt động chủ yếu do nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp. Các đơn vị khác nguồn thu sự nghiệp và thu hoạt động SXKD chiếm khoảng 50% tổng số thu hàng năm của đơn vị. Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung vào các hoạt động chủ yếu: nghiên cứu và triển khai công nghệ vi điện tử, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; nghiên cứu công nghệ laser trong lĩnh vực y tế,…Tuy nhiên, số liệu tài chính cho thấy nguồn thu từ hoạt động SXKD của các đơn vị không ổn định qua các năm.
+ Chi cho con ngƣời: đây là các khoản chi cho tiền lƣơng, tiền công và các khoản có tính chất lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động tại các đơn vị. Khoản chi này chiếm tỷ trọng thấy, từ 10% đến 15% tổng mức chi phí tại các đơn vị.
- Chi mua sắm tài sản cố định: đây là khoản chi chiếm tỷ trọng khoảng từ 20% đến 50% trong tổng số chi do ngân sách nhà nƣớc cấp cho các đơn vị. Tuy nhiên, khoản đầu tƣ cho mua sắm tăng cƣờng trang thiết bị không diễn ra đồng đều hàng năm mà tập trung theo từng năm, tùy thuộc vào nhu cầu tăng cƣờng năng lực nghiên cứu và triển khai ở các đơn vị này.
- Số chênh lệch thu chi hàng năm của các đơn vị rất thấp, số trích lập Quỹ phúc lợi của đơn vị không đáng kể.
Là các đơn vị “ứng dụng công nghệ” thuộc Bộ KH&CN, đáng lẽ các tổ chức này phải đi đầu trong chuyển đổi cơ chế hoạt động theo NĐ 115. Nhƣng cho đến nay, các tổ chức KH&CN nói trên của Viện Ứng dụng công nghệ vẫn chƣa đƣợc phê duyệt Đề án chuyển đổi hoạt động. Theo ý kiến của một số cán bộ lãnh đạo của các đơn vị, khó khăn lớn nhất là nguồn thu, thị trƣờng, nhân lực, tài sản và mối quan hệ giữa tổ chức KH&CN và cơ quan chủ quản.
2.2 Khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của một số tổ chức KH&CN trực thuộc Đài THVN chức KH&CN trực thuộc Đài THVN
Hiện nay, Đài THVN có 02 đơn vị là tổ chức KH&CN, đó là Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình (BRAC) và Trung tâm dịch vụ công nghệ truyền hình (DVCN). Từ năm 2008, cả hai đơn vị đã đƣợc Giám đốc Đài THVN phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 115 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
BRAC đƣợc thành lập từ năm 1994, có chức năng chủ yếu là Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình, phát thanh, khoa học quản lý truyền hình; Nghiên cứu và dự báo xu hƣớng phát triển truyền hình theo quy hoạch, định hƣớng phát triển của THVN; Tƣ vấn, thiết kế, chuyển giao công
nghệ và sản xuất kinh doanh về ngành phát thanh, truyền hình, điện tử - viễn thông tin học theo quy định của pháp luật. Hiện nay BRAC có 29 cán bộ, nhân viên. BRAC đƣợc Đài THVN quan tâm, đầu tƣ TSCĐ và hoạt động nghiên cứu và triển khai rất lớn. Tổng kinh phí do Đài THVN cấp cho đầu tƣ phát triển và mua sắm tài sản đến 31/12/2008 là hơn 34 tỷ đồng, trong đó giá trị quyền sử dụng đất là trên 30 tỷ đồng. Kinh phí hoạt động hàng năm chủ yếu đƣợc Đài THVN cấp (chiếm khoảng 50% - 70% tổng thu hàng năm), doanh thu SXKD hàng năm rất khiêm tốn (năm 2007 là 1,1 tỷ đồng, năm 20087 là gần 3 tỷ đồng), chênh lệch thu chi trong năm so với tổng vốn đầu tƣ của Đài THVN tại đơn vị rất thấp.
DVCN đƣợc thành lập tháng 6/2007, có chức năng chủ yếu là Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ công nghệ truyền hình, dịch vụ gia tăng và các dịch vụ công nghệ; Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực truyền hình, công nghệ thông tin, viễn thông; Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn, thiết kế, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, bảo trì, triển khai vận hành.... các giải pháp công nghệ và các hệ thống thiết bị kỹ thuật truyền hình; Tổ chức thực hiện ứng dụng các tiến bộ về công nghệ truyền hình, triển khai các dịch vụ công nghệ truyền hình trên hạ tầng kỹ thuật truyền thông (truyền hình, viễn thông) và các dịch vụ gia tăng khác theo qui định của pháp luật. DVCN đƣợc Đài THVN đầu tƣ trang thiết bị và cơ sở vật chất ban đầu, cấp tiền thuê văn phòng cho 1 năm đầu đi vào hoạt động, với tổng kinh phí khoảng 5,5 tỷ đồng. Năm 2008, tổng số cán bộ, lao động của đơn vị là 33 ngƣời, doanh thu đạt khoảng 4,1 tỷ đồng chủ yếu từ hoạt động giá trị gia tăng trên truyền hình. Thu không đủ bù chi.
Với các quy định thông thoáng của Nghị định 115, với chức năng hoạt động KH&CN trong lĩnh vực và thị trƣờng truyền hình rộng lớn, đáng lẽ các tổ chức này phải có khả năng tự chủ tài chính và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến nay, cả hai tổ chức này đều gặp khó khăn trong tự chủ tài chính. Kinh phí hoạt động của cả hai tổ chức này chủ yếu do Đài THVN cấp thông qua giao nhiệm vụ, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ KH&CN, hoạt
động sản xuất kinh doanh, thực hiện các hợp đồng KH&CN với các đơn vị ngoài Đài THVN của hai tổ chức KH&CN này không đáng kể. Kết quả hoạt động tài chính của hai đơn vị không hiệu quả, thậm chí DVCN còn không đủ