Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng và các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Hiện trạng và các loại hình sản xuất nông nghiệp huyện Vĩnh Tường

4.2.4. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng và các loại hình sử dụng đất

4.2.4.1. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng

Trong quá trình nghiên cứu, tôi dựa vào giá cả thị trường trên địa bàn huyện Vĩnh Tường và các vùng lân cận năm 2014, 2015.

Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, công lao động và các chi phí khác. Căn cứ vào kết quả điều tra từng loại cây trồng, cách thức canh tác của các nông hộ, tổng hợp mức độ đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế của các cây trồng thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 1 tính trên 1 ha

Loại cây trồng CHI PHÍ TRUNG GIAN (1.000đ) GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (1.000đ) GIÁ TRỊ GIA TĂNG (1.000đ) SỐ CÔNG LAO ĐỘNG (công) GIÁ TRỊ NGÀY CÔNG (1.000đ) VÙNG I Lúa xuân 19.507,44 47.600,00 28.092,56 237,40 118,33 Lúa mùa 19.018,95 40.600,00 21.581,05 238,54 90,47 Ngô 22.582,15 30.750,00 8.167,85 241,59 33,81 Lạc 23.854,06 77.000,00 53.145,94 254,63 208,72 Đậu tương 15.787,13 50.000,00 34.212,87 199,07 171,86 Khoai lang 16.081,68 62.500,00 46.418,32 282,41 164,37 Bí đỏ 25.604,86 90.000,00 64.395,14 180,56 356,65 Su hào 11.342,59 100.000,00 88.657,41 361,11 245,51 Bắp cải 11.776,62 110.000,00 98.223,38 347,22 282,88 Rau các loại 56.500,97 126.000,00 69.499,03 292,75 237,40 Cá ao hồ 178.402,78 500.500,00 322.097,22 750,00 429,46 Cá đồng 70.884,26 216.000,00 145.115,74 430,56 337,04 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Vùng 1: Nuôi cá ao hồ là một loại hình sản xuất cho hiệu quả cao nhất đạt GTSX 500,50 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 322,09 triệu đồng/ha/năm; nuôi cá đồng là loại hình sản xuất cho GTSX cao thứ 2 đạt 216,00 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên 2 loại hình này chỉ thực sự cho hiệu quả đối với diện tích mặt nước lớn và thuận lợi về nguồn nước. Trồng rau các loại đang là một trong những loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao của vùng, các loại rau phổ biến như: su hào GTGT đạt 88,65 triệu đồng/ha/năm, bắp cải GTGT đạt 98,22 triệu đồng/ha/năm. Cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình là các cây trồng truyền thống như Lúa, lạc, khoai lang. lạc, khoai lang.

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 2 tính trên 1 ha Loại cây trồng Loại cây trồng CHI PHÍ TRUNG GIAN (1.000đ) GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (1.000đ) GIÁ TRỊ GIA TĂNG (1.000đ) SỐ CÔNG LAO ĐỘNG (công) GIÁ TRỊ NGÀY CÔNG (1.000đ) Vùng II Lúa xuân 17.103,34 47.670,00 30.566,66 223,71 136,63 Lúa mùa 16.977,08 45.542,00 28.564,92 225,04 126,93 Ngô 19.413,57 30.000,00 10.586,43 233,36 45,36 Lạc 20.732,49 59.238,00 38.505,51 351,85 109,44 Đậu tương 13.417,81 38.725,00 25.307,19 203,70 124,24 Khoai lang 20.473,22 71.577,00 51.103,78 310,94 164,35 Bí đỏ 17.090,50 101.664,00 84.573,50 180,56 468,41 Su hào 9.599,67 106.200,00 96.600,33 438,27 220,41 Bắp cải 12.237,39 111.500,00 99.262,61 369,61 268,56 Rau các loại 44.983,98 179.760,00 134.776,02 296,30 454,87 Cá ao hồ 209.047,78 490.000,00 280.952,22 736,11 381,67 Cá đồng 90.197,22 218.700,00 128.502,78 458,33 280,37 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Vùng 2: Năng suất rau ở vùng này có giá trị cao nhất đồng thời cho GTGT chỉ đứng sau nuôi cá ao hồ và nuôi cá đồng. Nuôi cá ao hồ vẫn cho GTSX đạt 490,00 triệu đồng/ha/năm và GTGT 280,95 triệu đồng/ha/năm cao nhất toàn vùng. Lạc và khoai lang là cây trồng cho GTSX cao hơn lúa. Lúa vẫn là cây trồng có GTGT cao và là cây trồng chủ lực của vùng này. Cây bí đỏ là cây đang được đưa vào trồng trong những năm gần đây và cho GTSX đạt mức khá 101,66 triệu đồng/ha/năm. Xét về mặt GTGT ngoài lạc thì có khoai lang, các loại rau và cá thả đồng cho giá trị gia tăng cao hơn lúa. Trong các loại cây trồng vùng 2, ngô và là loại cây trồng cho GTGT thấp nhất. Cá cho hiệu quả kinh tế khá cao so với lúa và một số loại cây màu, có hai loại hình nuôi cá hiện đang sử dụng tại địa phương là: cá nuôi thả đồng theo phương thức quảng canh tận dụng thức ăn có sẵn trong đồng ngập nước, cho GTSX 218,70 triệu đồng. Cá nuôi ao hồ cho hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc và vốn đầu tư lớn.

Vùng 3: Vùng này có cây thanh hao hoa vàng cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần lúa và các cây hoa màu khác thu hút rất nhiều lao động: GTGT đạt 184,77 triệu đồng/ha/năm. Số lao động sử dụng trong một vụ thanh hao hoa vàng cao gấp nhiều lần trồng lúa 525,46 lao động. Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi là

cây trồng thế mạnh của vùng III, đây là nơi có truyền thống chăn nuôi đại gia súc. Diện tích trồng cỏ phần lớn là để tiêu thụ tại các hộ gia đình, trong tương lai có thể định hướng người dân mở rộng diện tích cũng như nâng cao chất lượng cỏ để cung cấp cho thị trường. Mô hình nuôi cá ao hồ vẫn là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, GTGT đạt 280,95 triệu đồng/ha/năm. Nơi đây tận dụng được các vùng đất ngập nước chỉ cấy được một vụ lúa để nuôi cá đồng cho hiệu quả kinh tế cao và tăng hiệu quả sử dụng đất, GTSX trên 1 ha cá đồng là 218,7 triệu đồng do không phải đầu tư nhiều thức ăn nên chi phí bỏ ra thấp nhưng đạt hiệu quả cao, GTGT trên 1 ha là 128,50 triệu đồng. Mặc dù nuôi cá cho hiệu quả kinh tế rất tốt nhưng có hạn chế đó là diện tích đồng rộng chưa được khoanh bao bờ thửa và nằm liền các khu dân cư nên rất khó quản lý và lượng thất thoát trước khi thu hoạch là rất lớn.

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 3 tính trên 1 ha

Loại cây trồng CHI PHÍ TRUNG GIAN (1.000đ) GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (1.000đ) GIÁ TRỊ GIA TĂNG (1.000đ) SỐ CÔNG LAO ĐỘNG (công) GIÁ TRỊ NGÀY CÔNG Vùng III Lúa xuân 13.106,20 43.470,00 30.363,80 207,07 146,63 Lúa mùa 11.664,10 35.042,00 23.377,90 223,36 104,66 Ngô 18.512,43 30.037,50 11.525,07 228,36 50,47 Lạc 17.186,37 43.038,00 25.851,63 284,72 90,80 Đậu tương 8.719,34 37.500,00 28.780,66 192,36 149,62 Su hào 19.672,65 105.000,00 85.327,35 381,94 223,40 Bắp cải 13.306,84 110.000,00 96.693,16 361,11 267,77 Rau các loại 36.008,24 77.777,78 41.769,54 335,19 124,62 Thanh hao hoa vàng 25.226,82 210.000,00 184.773,18 525,46 351,64 Cỏ 33.659,16 300.000,00 266.340,84 425,90 625,36 Cá ao hồ 171.987,78 507.500,00 335.512,22 727,78 461,01 Cá đồng 79.865,97 212.500,00 132.634,03 401,85 330,06 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế của các cây trồng còn thể hiện giữa các vùng với nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của từng cây trồng, cách thức đầu tư, chăm sóc, đặc điểm đất đai. Hiện nay, nông hộ đã chủ động hơn trong việc bố trí mùa vụ, làm tăng hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng và hiệu quả sử dụng đất. Phương thức canh tác đã được cải tiến rất nhiều so với trước, người nông dân vẫn còn giữ tập quán sử dụng phân chuồng, phân hoai mục có tác dụng cải tạo đất rất

tốt, phân xanh ít được sử dụng, các phương thức canh tác đất hiện nay chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ, cải tạo đất là suy giảm chất lượng đất, đặc biệt lượng phân bón vô cơ được sử dụng ngày càng tăng.

4.2.4.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Từ kết quả điều tra nông hộ và số liệu thống kê cho thấy: Hệ thống trồng trọt chủ yếu đến cây lương thực. Hiệu quả kinh tế của các LUT của các vùng được thể hiện chi tiết trong bảng 4.10.

Vùng 1: Vùng thượng huyện

LUT chuyên lúa có 2 kiểu sử dụng đất, 1 vụ lúa và 2 vụ lúa. Trong đó, LUT lúa xuân – lúa mùa cho hiệu quả kinh tế cao hơn GTSX, GTGT lần lượt là 88,20 và 49,67 triệu đồng/ha/năm. Tuy vậy, xét về mặt hiệu quả đồng vốn thì kiểu hình lúa xuân lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn đạt 1,44. Do đó, xét về mặt hiệu quả kinh tế, cả hai loại hình sử dụng đất này cho giá trị tương đương chênh lệch không đáng kể, có thể tuỳ vào đặc điểm của từng vùng để chọn ra kiểu sử dụng đất phù hợp. Loại hình sử dụng đất lúa xuân chiếm một diện tích đáng kể do hạn chế về nước tưới cho nên không sử dụng được tất cả các vụ trong năm, có thể tăng vụ nếu điều kiện về nước tưới được đảm bảo trong vụ đông.

LUT chuyên cá và Lúa – cá là 2 loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại hình sử dụng đất khác. Với LUT chuyên cá, GTSX và GTGT lần lượt là 500,05 và 322,09 triệu đồng/ha/năm. Như vậy có thể thấy đây là loại hình đem lại GTGT cao và chi phí trung gian cũng cao không kém, vì vậy loại hình này chỉ thật sự đem lại hiệu quả khi người dân có diện tích nuôi trồng lớn. Đối với mô hình lúa – cá, người dân tận dụng những vùng đất thấp trũng có thể kết hợp trồng lúa – nuôi cá đem lại hiệu quả kinh tế cao.

LUT 2 lúa – màu, đặc trưng là sự kết hợp của 2 vụ lúa với các cây trồng vụ đông, loại hình này bị hạn chế bởi khả năng cung cấp nước cho cây trồng vụ đông, là những kiểu sử dụng đất phổ biến chiếm diện tích ưu thế trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Qua so sánh hiệu quả kinh tế của 3 kiểu sử dụng đất trong nhóm này, kiểu sử dụng đất LX – LM – Bí đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, GTSX 178,20 và GTGT 114,06 triệu đồng/ha/năm, đây cũng là loại hình đem lại hiệu quả đồng vốn cao nhất. Tuy nhiên, đât lại chưa phải là loại hình chiếm diện tích trồng lớn nhất trong LUT này, nguyên nhân là do phong tục của người dân vẫn chú trọng các loại cây lương thực như: Ngô, khoai. Bên cạnh đó, đầu ra cho sản phẩm này cũng chưa được đảm bảo. Giá khoai lang trong

những năm gần đây có xu hướng tăng. Mặc dù vậy ngô đông vẫn được trồng phổ biến hơn khoai lang và bí đỏ do giá trị thương phẩm, chất lượng dinh dưỡng chế biến thức ăn chăn nuôi và điều kiện bảo quản tốt hơn, diện tích khoai lang đang có xu hướng giảm và tăng diện tích ngô trong vụ đông trong những năm gần đây.

Bảng 4.10. Hiệu quả các loại hình sử dụng đất vùng 1 tính trên 1 ha

Kiểu sử dụng đất CPTG GTSX GTGT Hiêu quả đồng vốn

(1.000 đ) (1.000 đ) (1.000 đ)

LUT chuyên lúa

1 Lúa xuân - lúa mùa 38.526,39 88.200,00 49.673,61 1,29 2 Lúa xuân 19.507,44 47.600,00 28.092,56 1,44

LUT cá

1 Cá ao, hồ 178.402,78 500.500,00 322.097,22 1,81

LUT Lúa - Cá

1 Lúa - cá 90.391,70 263.600,00 173.208,30 1,92

LUT 2 Lúa - Màu

1 Lúa xuân - lúa mùa - ngô 61.108,54 118.950,00 57.841,46 0,95 2 Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 54.608,07 150.700,00 96.091,93 1,76 3 Lúa xuân - lúa mùa - bí đỏ 64.131,25 178.200,00 114.068,75 1,78

LUT Lúa - Màu

1 Lạc - lúa mùa - ngô 65.455,16 148.350,00 82.894,84 1,27 2 Lạc - lúa mùa 42.873,01 117.600,00 74.726,99 1,74 3 Đậu tương - lúa mùa -ngô 57.388,23 121.350,00 63.961,77 1,11

LUT chuyên màu - CCNNN

1 Chuyên ngô (3 vụ) 67.746,46 92.250,00 24.503,54 0,36 2 Chuyên đậu tương (3 vụ) 47.361,39 150.000,00 102.638,61 2,17 3 Chuyên lạc (3 vụ) 71.562,19 231.000,00 159.437,81 2,23 4 Chuyên khoai lang (3 vụ) 48.245,05 187.500,00 139.254,95 2,89 5 Chuyên rau 56.500,97 126.000,00 69.499,03 1,23 6 Ngô - khoai lang 38.663,84 93.250,00 54.586,16 1,41 7 Khoai lang - lạc 39.935,75 139.500,00 99.564,25 2,49 8 Đậu tương - ngô đông 38.369,28 80.750,00 42.380,72 1,10 9 Ngô - lạc 46.436,21 107.750,00 61.313,79 1,32

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

LUT Lúa – màu với 3 kiểu hình sử dụng đất. Trong đó Lạc – LM – Ngô là kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất GTGT đạt 82,89 triệu đồng/ha/năm. Tuy đây là kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng không phải là loại hình sử dụng đất phổ biến do lạc là cây trồng phù hợp với loại đất cát pha có diện tích nhỏ tại vùng 1. Kiểu sử dụng đất Lạc – LM cho hiệu quả

ở mức trung bình, GTGT đạt 74,72 triệu đồng/ha/năm. LUT đậu tương – lúa mùa – ngô có hiệu quả kinh tế thấp nhất, GTGT 63,96 triệu đồng/ha/năm.

LUT chuyên màu – CCNNN với 9 loại hình sử dụng đất. Trong đó, loại hình sử dụng đất chuyên lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, GTSX và GTGT lần lượt là 231,00 và 159,43 triệu đồng/ha/năm. Trong những năm gần đây, các loại rau đang được người dân vùng 1 quan tâm và phát triển do hiệu quả kinh tế mà nó đem lại.Tại đây đã hình thành một số vùng chuyên canh rau tại các xã như: Đại Đồng, Tân Tiến, Yên Lập. Các xã này không những cung cấp rau thành phẩm mà còn cung cấp rau giống chất lượng cho các xã trong toàn huyện. Kiểu hình sử dụng đất chuyên khoai lang và chuyên lạc là những kiểu hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu hình sử dụng đất chuyên ngô. Tuy nhiên, ngô vẫn là cây trồng phổ biến chiếm diện tích lớn. Nguyên nhân là do người dân chưa thực sự coi Khoai lang và lạc là cây trồng chính. Bên cạnh đó, công đoạn bảo quản và xử lý sau thu hoạch đối với khoai lang còn gặp nhiều khó khăn và ngô vẫn là loại lương thực được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi.

Nhìn chung, năng suất các cây trồng cạn tại địa phương cho năng suất không cao, trong tương lai cần phải có các biện pháp cải tại đất, canh tác thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đất.

- Vùng 2: Giữa vùng, có 27 kiểu sử dụng đất khác nhau

LUT chuyên lúa với 2 kiểu sử dụng đất LX-LM và LX. Trong đó, LX-LM có GTSX và GTGT lần lượt là 93,21 và 59,13 triệu đồng/ha/năm. Tại vùng có một phần diện tích trũng chỉ cấy được một vụ lúa cho GTGT 30,56 triệu đồng/ha/năm. LUT chuyên lúa tại vùng 2 vẫn là LUT khẳng định được hiệu quả kinh tế cao, do được ưu đãi về điều kiện tự nhiên, năng suất lúa nơi đây luôn đạt giá trị cao nhất trong 3 vùng.

LUT chuyên cá cho GTSX cao nhất 490,00 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 280,95 triệu đồng/ha/năm, tuy nhiên hạn chế của loại hình này là chi phí đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật và rủi ro khá cao. Để loại hình sử dụng đất chuyên cá cho hiệu quả kinh tế cao, người dân cần phải có kiến thức kỹ thuật chuyên môn nhất định đồng thời cần có sự thuận lợi về tình hình thời tiết, chế độ nước sông...Loại hình sử dụng đất Lúa - cá cho GTSX 266,37 triệu đồng/ha/năm, GTGT 155,47 triệu đồng/ha/năm, được chuyển đổi từ đất một vụ lúa xuân đã góp phần tạo thêm việc làm và gia tăng thu nhập cho hộ gia đình, đây là hình thức nuôi cá đồng, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên nên giảm được chi phí đầu tư do không phải mua thức ăn cho cá, mật độ cá thả thưa nên ít dịch bệnh không đòi hỏi kỹ

thuật chăm sóc cao nên dễ áp dụng và mức độ rủi ro cũng thấp hơn so với nuôi cá thâm canh. Các kiểu sử dụng đất tại những thửa ruộng chân trũng có chênh lệch GTSX rất lớn vì vậy cần có kế hoạch chuyển đổi đất 1 lúa sang lúa cá hoặc chuyên cá đặc biệt là các cánh đồng chiêm trũng cho năng suất lúa không cao.

LUT 2 lúa - màu đặc trưng 2 vụ lúa kết hợp với các cây vụ đông, là một kiểu sử dụng đất điển hình chiếm đa số diện tích tại địa phương, với 4 kiểu sử dụng đất. Trong đó, có 3 kiểu hình sử dụng đất đều cho giá trị kinh tế tương đương nhau là LX-LM-Bắp cải, LX – LM – su hào, LX-LM-Khoai lang. Kiểu hình LX – LM – bắp cải cho GTSX và GTGT cao nhất lần lượt là 204,71 triệu đồng/ha/năm và 158,39 triệu đồng/ha/vùng. Kiểu hình LX – LM – Ngô cho hiệu quả kinh tế kém hơn cả, tuy nhiên, cũng như ở 1 vùng còn lại cây ngô được ưa trồng hơn vì cho chất lượng thức ăn chăn nuôi tốt, bởi đa số các hộ nông dân tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 76)