Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông hồng và tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông hồng và tỉnh

SÔNG HỒNG VÀ TỈNH VĨNH PHÚC

2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất

- Truyền thống kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của người Việt Nam;

- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích,năng suất, sản lượng);

- Chiến lược phát triển của các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông;

+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của từng vùng và của từng địa phương (tỉnh, huyện);

+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất về phân bố, số lượng và chất lượng, khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai;

+Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao;

+Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ.

2.4.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và địa phương nói riêng;

- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất;

- Khai thác sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài;

- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá;

- Sử dụng đất phải đảm bảo lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp với chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cũng là quá trình đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc khai thác sử dụng đất cần phát huy tối đa điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, lao động kỹ thuật, thị trường của

từng vùng để phát triển cây trồng có số lượng, chất lượng có giá trị kinh tế cao. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục đích an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.

Đảm bảo an toàn lương thực là quốc sách của mọi quốc gia, nhất là đối với nước nông nghiệp như nước ta.

- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng.

2.4.3. Định hướng sử dụng đất

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cũng là quá trình đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc khai thác và sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc khai thác sử dụng đất cần phát huy tối đa điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, lao động kỹ thuật, thị trường của từng vùng để phát triển cây trồng có số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục đích an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.

Đảm bảo an toàn lương thực là quốc sách của mọi quốc gia, nhất là các nước có số dân sống bằng nghề nông nghiệp đông như nước ta.

Khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực địa phương.

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế,điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là chủ chương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội,tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ.

Để xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cần phải có nghiên cứu về hệ thống cây trồng, các mối quan hệ về hệ thống cây trồng với nhau, giữa cây trồng với môi trường bên ngoài là điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: lao động, quản lý, thị trường, tập quán và kinh nghiệm sản xuất.

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.

2.4.4. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Nghị quyết số 190/2015/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh – HĐND tỉnh Vĩnh Phúc:

- Duy trì mức tăng trưởng ngành nông nghiệp cao hơn với mức trung bình 3,5 - 4% của vùng KTTĐBB trong suốt thời kỳ dự báo;

- Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, giảm các lĩnh vực nông nghiệp truyền thống kém hiệu quả; phát triển các dịch vụ nông nghiệp, nông thôn và chế biến nông sản; ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và công nghệ sinh học trong sản xuất vật nuôi cây trồng để tăng năng suất và chất lượng nông sản;

- Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung để ưu tiên đầu tư nhằm tăng năng suất vật nuôi cây trồng;

- Thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá;

- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xoá đói giảm nghèo và giảm chênh lệch mức sống dân cư giữa các khu vực kinh tế và khu vực lãnh thổ;

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và phát triển các dịch vụ nông nghiệp, từng bước đưa cơ khí hoá vào nông nghiệp để tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)