Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Tường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Tường

4.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và Tỉnh Lộ 304, được giới hạn bởi tọa độ địa lý 21008’14’’ đến 21º20’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105026’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 03 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:

Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch. Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương. Phía Đông giáp huyện Yên Lạc.

Phía Nam giáp thành phố Hà Nội.

Phía Tây giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

- Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Việt Xuân, Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng thấp thường tạo thành những lòng chảo nhỏ.

- Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể như sau:

Vùng thượng huyện gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.

Vùng giữa gồm 10 xã (Lũng Hòa, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên), 3 thị trấn (Thị trấn Tứ Trưng, Thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường) và một phần diện tích các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Vùng bãi gồm 3 xã (An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh) và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN VĨNH TƯỜNG

Vĩnh Tường có vị trí nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lưu giữa hai vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung du Bắc bộ, có cả đường sông, đường sắt và đường bộ. Tuyến QL2 và tuyến đường sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối trung tâm huyện với QL2, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội. Huyện Vĩnh Tường có hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt đường sông đồng thời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Vĩnh Tường có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh.

4.1.2. Đặc điểm yếu tố khí hậu, thời tiết

Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp. Theo các số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:

Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,60C

Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C

Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,70C

Độ ẩm không khí bình quân: 82%

Độ ẩm cao nhất: 100%

Độ ẩm thấp nhất: 47%

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.552mm, với năm cao nhất là 2.106mm, năm thấp nhất là 1.069mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình quân trong năm là 150 ngày.

4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

4.1.3.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2015, huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích tự nhiên 14.400,300 ha đất gồm:

Đất Nông nghiệp: 10.362,67 ha. Đất phi nông nghiệp: 4.020,28 ha. Đất chưa sử dụng: 17,25 ha.

Đất đai của huyện Vĩnh Tường gồm các loại đất chính sau:

Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: Chiếm 42% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã Cao Đại, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.

Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu chiếm 28% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở các xã

vùng giữa như: Tuân Chính, Thượng Trung, Tân Cương... Đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.

Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh chiếm 0,8% diện tích đất nông nghiệp. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.

4.1.3.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Huyện Vĩnh Tường có sông Hồng, sông Lô và hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh

Tường khoảng 18 km, lưu lượng bình quân 3.730 m3/s, mực nước hàng năm lên

xuống thất thường theo mùa. Sông có khối lượng phù xa lớn, hàng năm bồi đắp cho hơn 100 ha đất ngoài đê có ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác của người dân theo mùa.

Sông Phó Đáy là một nhánh của sông Lô, nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường có chiều dài khoảng 18 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ.

Sông Phan nối từ lưu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường khoảng 37km, bề rộng trung bình khoảng 20 m, là con sông tiêu duy nhất của huyện. Do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp khó khăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.

Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tường có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 đến 30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hiện có 78% dân số của huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh (bao gồm nước giếng khơi, giếng khoan, bể nước mưa, nước công nghiệp tập trung). Chất lượng giếng khơi và giếng khoan vùng sát sông Hồng không được tốt do có hàm lượng ion sắt cao.

4.1.3.3. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.

Cát, sỏi: Có thể khai thác với khối lượng lớn tập trung ven sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy đây là nguồn tài nguyên quan trọng được bồi đắp thường xuyên.

4.1.3.4. Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số huyện Vĩnh Tường đến ngày 31/12/2015 là 210.916 người, với 54.428 hộ gia đình, mật độ dân số 1.464,7người/km2. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 2,32%. Nhìn chung trình độ dân trí trong huyện tương đối cao, cả huyện được công nhận phổ cập tiểu học, số người trong độ tuổi lao động là 121.909 người chiếm 57,8 % tổng dân số toàn huyện.

Nhân dân Vĩnh Tường hiện có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và đã được thử thách qua nhiều cuộc đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng đất nước. Các di tích lịch sử văn hóa ở Vĩnh Tường có thể nói là khá đặc sắc hơn các huyện, thị khác trong tỉnh. Thị trấn Thổ Tang là xã nổi tiếng cả miền bắc và cả nước về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Đây là một trong những thuận lợi cơ bản để Đảng, chính quyền lãnh đạo nhân dân vững bước tiến vào sự nghiệp CNH – HĐH, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.4.1. Đánh giá về nhịp độ tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2010 - 2015 nền kinh tế của huyện có những biến động theo hướng tích cực, nhịp độ tăng trưởng GTSX đạt 16,8%/năm. Giai đoạn 2010 - 2015 huyện đã tận dụng những ưu thế để tăng trưởng kinh tế, nhịp độ tăng bình quân hàng năm đạt 16,8%/năm. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 9.077,085 tỷ đồng, trong đó:

- Ngành nông nghiệp: 1.876,431 tỷ đồng;

- Ngành công nghiệp xây dựng: 4.364,124 tỷ đồng; - Ngành dịch vụ: 3.336,530 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/người/năm.

Giai đoạn 2010 - 2015, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những chủ trương chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, được sự đầu tư quan tâm của tỉnh và cùng với sự cố gắng nỗ lực của huyện, đời sống kinh tế - xã hội có những đổi thay rõ nét theo hướng đi lên.

4.1.4.2. Ngành nông nghiệp

a) Trồng trọt:

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 2015 đạt 1.957,18 tỷ đồng chiếm 29,54% tổng giá trị sản xuất. Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Cơ cấu ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch theo hướng hàng hóa, tuy nhiên lúa vẫn là cây trồng chính, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn. Công tác dồn ghép ruộng đất gặp nhiều khó khăn, số nông dân mạnh dạn dồn điền đổi thửa để chuyển đổi huớng sản xuất chiếm tỷ lệ thấp chưa tạo ra được một trào lưu trong hoạt động nông nghiệp. Chăn nuôi luôn bị tác động bởi dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh ở lợn đã ảnh hưởng đến tư tưởng người chăn nuôi, họ không dám mạnh dạn đầu tư phát triển.

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I. Trồng trọt 755.185 789.832 738.332 765.144 826.660 1. Cây hàng năm 695.629 737.515 679.601 713.280 772.486

Trong đó

Lúa (hạt khô) 377.822 375.689 319.521 344.941 380.549 Ngô và cây lương thực có

hạt khác 102.130 98.027 91.633 95.637 98.439

Rau, đậu các loại và hoa,

cây cảnh 142.843 210.085 211.936 237.450 259.504

2. Cây lâu năm 46.975 45.587 52.353 51.864 54.174

Trong đó

Cây ăn quả 46.975 42.509 48.731 48.664 50.661

Cây lấy quả chứa dầu 27 33 26 35 35

II. Chăn nuôi 686.169 561.545 653.842 684.053 702.649

Trong đó 1. Trâu, bò 43.890 36.517 42.537 42.352 44.840 Trâu 5.967 3.676 4.634 4.074 4.243 Bò 37.923 32.841 37.903 38.278 40.597 2. Lợn 335.351 317.506 322.325 305.091 308.731 3. Gia cầm 44.068 46.095 44.095 56.088 57.393

III. Dịch vụ nông nghiệp 31.344 29.266 33.611 32.997 34.791

1. Dịch vụ trồng trọt 31.344 29.266 33.611 32.997 34.791

Nhìn chung, tình hình phát triển nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường trong những năm qua đạt được thành tựu như sau:

Cơ cấu cây trồng đang chuyển dịch theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây làm thức ăn gia súc.

Cơ cấu giống các loại có sự chuyển biến tích cực: Các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất của huyện ngày càng được mở rộng thay thế cho các giống cũ. Trong đó, giống ngô lai mới chiếm 98% diện tích, bộ giống lúa chủ lực chỉ còn 5 – 6 giống ở mỗi vụ. Cơ bản trên đồng ruộng không còn giống lúa phẩm cấp thấp.

Chăn nuôi đã chuyển biến rõ rệt về phương thức sản xuất: Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, mang tính tận dụng chuyển sang chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp. Trong đó, nổi bật nhất là chăn nuôi lợn. Tổng số lợn ngày càng tăng nhưng số hộ giảm. Nhiều hộ đã chuyển sang nuôi quy mô trang trại theo phương thức công nghiệp.

Bên cạnh còn 1 số tồn tại, yếu kém như sau:

Sản xuất còn manh mún, mang tính tự phát, phạm vi nông hộ. Chất lượng hàng hóa và sức cạnh tranh không cao, chưa có tổ chức, thiếu các hợp đồng tiêu thụ, chế biến. Do đó, sản xuất nhiều mặt hàng nông sản khi mở rộng quy mô đã gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Cơ cấu cây trồng chuyển dịch chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Các cây có giá trị kinh tế cao như: Rau các loại, hoa, cây cảnh tốc độ phát triển còn chậm.

Chưa có các Doanh nghiệp đầu tư vào tiêu thụ và chế biến nông sản. Sản phẩm bán ra trên thị trường chủ yếu dưới dạng tươi sống, khi vào vụ thu hoạch rộ thường xảy ra tình trạng ế thừa, giá cả giảm mạnh gây thất thu cho nông dân.

Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn thấp kém và thiếu đồng bộ. Chưa có ứng dụng công nghệ cao một cách bài bản. Các mô hình trình diễn kỹ thuật về khuyến nông, khuyến ngư được nhân rộng ra chưa nhiều.

4.1.4.3. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

a) Tăng trưởng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp – xây dựng đã có khởi sắc và phát triển khá, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích

cực. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2000 là 77.545 triệu đồng (giá thực tế); năm 2010 đạt 1.639.158 triệu đồng (giá thực tế); năm 2015 đạt 3.238.543 triệu đồng (giá thực tế) (Niên giám thống kê huyện Vĩnh Tường năm 2015).

b) Tình hình sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp:

- Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Hiện nay, 29/29 xã, thị trấn trong huyện đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010.

- Với lợi thế về quy hoạch và phát triển giao thông, các xã phía Bắc và phía Nam của huyện đã quy hoạch phần lớn quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp, cụm Kinh tế xã hội. Tổng diện tích quy hoạch là 521 ha. Trong

đó: Cụm Công nghiệp Đồng Sóc xã Vũ Di 50ha; Cụm Công nghiệp Yên Lập

Tân Tiến 115 ha; khu Công nghiệp Chấn Hưng 131 ha; KCN Vĩnh Tường 200 ha; KCN Vĩnh Thịnh 270 ha; Cụm Kinh tế - xã hội Đại Đồng 88,9 ha, Cụm Kinh tế - xã hội Tân Tiến 98 ha… các khu quy hoạch đã có Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đang được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. Đến hết năm 2008, UBND huyện đã thu hồi và giao gần 20ha đất cho các đơn vị để đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, như: Công ty TNHH Thuốc bảo vệ thực vật Sài Gòn 1,99ha, Công ty TNHH Hoa Hồng 1,7ha; Công ty Sơn Trà 0,6 ha, Công ty Trần Hồng Quân 0,41ha, Doanh nghiệp tư nhân An Mỹ 0,5ha; Dự án kinh doanh xăng dầu của công ty Thành Linh 1,5ha; Công ty Hùng Vương 2,24ha; Công ty Việt Anh 8,58ha, Công ty TNHH may Việt Thiên 4ha…

c) Tình hình tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 07 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận là: Làng nghề Rèn Bàn Mạch, làng nghề mộc Vân Giang, làng nghề mộc Vân Hà - xã Lý Nhân; Làng nghề mộc Bích Chu, làng nghề mộc Thủ Độ - xã An Tường; làng nghề đóng tàu Việt An; làng nghề Rắn xã Vĩnh Sơn. Lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tính đến hết năm 2015 có hơn 7.000 lao động. Trong đó, lao động tại các làng nghề khoảng 5.936 lao động. Thu nhập bình quân là 1,5 – 2,5 triệu đồng/1lao động/tháng.

4.1.4.4. Ngành dịch vụ

Trong những năm qua ngành dịch vụ có xu hướng phát triển khá mạnh, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trộng nông nghiệp. Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với mạng lưới rộng, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40)