Hiện trạng các loại hình sản xuất nông nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.3.Hiện trạng các loại hình sản xuất nông nghiệp:

4.2. Hiện trạng và các loại hình sản xuất nông nghiệp huyện Vĩnh Tường

4.2.3.Hiện trạng các loại hình sản xuất nông nghiệp:

4.2.3.1. Hệ thống cây trồng của huyện

Đặc trưng cho điều kiện đất đai, khí hậu của vùng, hệ thống cây trồng bao gồm các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm.

* Rau gồm các loại: rau muống, cải các loại, rau cần, bắp cải, súp lơ, susu, dưa chuột, bầu, mướp, cà chua, đậu lấy quả, su hào, cà rốt, khoai tây, hành củ tươi.

* Đậu các loại gồm: đỗ xanh, đỗ đen

* Cây dược liệu hàng năm gồm: Thanh hoa hao vàng, * Cây thức ăn gia súc: Cỏ voi

Bảng 4.5. Hiện trạng hệ thống cây trồng phân theo các vùng

Đơn vị tính: ha.

STT Tên cây trồng Vùng I Vùng II Vùng III TỔNG

1 Lúa 3.860,80 6.134,30 1.128,70 11.123,80 2 Ngô 693,2 1.532,00 2.115,70 4.340,90 3 Khoai lang 105,5 37,2 0 142,7 4 Đậu tương 35,9 280,2 198,5 514,6 5 Lạc 78,6 87,1 19,2 184,8 6 Rau các loại 1.012,90 1.170,50 99,2 2.282,60 7 Đậu các loại 1,4 1,4

8 Cây dược liệu hàng năm 0,1 0,7 200,3 201,1

9 Cây làm thức ăn gia súc 3 55 525,9 583,9

TỔNG 5.790,00 9.298,40 4.287,50 19.375,80 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra phòng Nông Nghiệp & PTNN huyện Vĩnh Tường

Mặc dù 3 vùng sinh thái với các đặc trưng về điều kiện đất đai, chế độ nước, thuỷ hệ, độ cao... khác nhau nhưng trong phân bố đất đai 3 vùng đều chia ra các loại đất trũng, vàn, vàn cao nên cơ cấu cây trồng trong 3 vùng lại không có mấy khác biệt. Sự khác biệt rõ nhất được thể hiện đó là cơ cấu diện tích giữa các loại cây trồng điều đó thể hiện tính đa dạng cây trồng và đặc thù tiểu vùng khí hậu chưa được tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện địa hình chia cắt, đất đai manh mún và phân tán khả năng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung rất khó phát huy thì đa dạng hoá nông nghiệp là một trong những hướng đi tích cực nhằm phát triển nông nghiệp.

Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình, ba tiểu vùng có những thế mạnh khác nhau trong cơ cấu các loại cây trồng.

- Vùng 1: Tiểu vùng này có đặc trưng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glay hoặc glay mạnh. Đất có địa hình tràn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa. Trong những năm gần đây, huyện Vĩnh Tường đã đưa vào trồng thử nghiệm và đạt được thành tựu đáng kể với cây khoai lang. Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh các vùng trồng lúa kém hiệu quả được thay thế bằng chuyên canh rau tại các xã có truyền thống trồng rau như: Thổ Tang, Đại Đồng, Yên Lập, Chấn Hưng. Diện tích trồng rau của vùng này là 1.012,9 ha; diện tích trồng lúa là 4.060,8 ha.

- Vùng 2: Tiểu vùng này có đặc trưng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glay hoặc glay yếu. Đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để vùng này trở thành vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất trong ba vùng đạt diện tích 6.134,3 ha . Bên cạnh đó, ngô, đậu tương, rau các loại cũng là thế mạnh của vùng đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân, diện tích trồng rau của vùng này là 1.170,5 ha cao nhất trong 3 vùng.

- Vùng 3: Tiểu vùng này chủ yếu là đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm, đất trung tính, đất kiềm yếu. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao. Diện tích trồng lúa tại vùng này nhỏ nhất trong ba vùng do vùng này chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ nước sông. Ngô là cây trồng thế mạnh của vùng với diện tích trồng hiện trại đạt 4.340,9 ha. Cây dược liệu thanh hao hoa vàng được coi là đặc trưng của vùng 3 với diện tích

hơn 200 ha. Bên cạnh đó, vùng 3 cũng có truyền thống chăn nuôi đại gia súc nên diện tích trồng cỏ tại đây lớn nhất trong ba vùng.

4.2.3.2. Các loại hình sử dụng đất huyện Vĩnh Tường

Nhìn chung, Vĩnh Tường vẫn là huyện lấy lúa làm cây trồng chủ yếu. Tuy chia thành 3 vùng nhưng các kiểu sử dụng đất khá giống nhau ở cả 3 nơi, có khác nhau về diện tích thể hiện điểm mạnh riêng của từng vùng. Toàn huyện có 6 kiểu sử dụng đất với 28 loại hình sử dụng đất khác nhau. Các loại hình sử dụng đất hiện trạng được thu thập trên cơ sở những tài liệu cơ bản của huyện, kết quả điều tra trực tiếp nông hộ và số liệu thu thập từ các phòng ban chuyên môn được thể hiện trong bảng 4.6.

- LUT chuyên lúa: với 2 kiểu sử dụng đất có tổng diện tích là 2441,9 ha. Trong đó, kiểu sử dụng đất 2 lúa 2.009,1 ha phân bố chủ yếu ở chân đất trũng vào mùa đông không đủ nước để canh tác do nằm xa khu dân cư, nguồn nước dự trữ; kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa xuân 432,8 ha phân bố chủ yếu chân đất trũng tập trung ở các xã ven sông Hồng và Sông Phó Đáy vào mùa mưa thường bị ngập úng cục bộ, kéo dài đến tháng 9, tháng 10. Do đặc điểm địa hình nên vùng II là vùng có lợi thế với diện tích chuyên lúa lớn nhất, tiếp đó là vùng I, vùng III là vùng có diện tích trồng lúa thấp hơn hẳn do vị trí gồm các xã ven sông chịu ảnh hưởng của ngập úng từ sông.

- LUT 2 lúa – màu: Phân bố trên đất vàn thuận lợi cho việc tưới tiêu và đất vàn cao, với tổng diện tích 3242,0 ha. Loại hình sử dụng đất này có 4 kiểu sử dụng đất chính là: LX - LM – ngô; LX – LM - khoai lang; LX – LM – rau,; LX- LM – đậu tương. Tương tự như LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa – màu vẫn là thế mạnh của vùng II với tổng diện tích 1.590,2 ha trong đó nổi bật lên loại hình sử dụng đất LX – LM – Ngô với diện tích 921,5ha. Diện tích đứng thứ hai trong LUT này là vùng I và diện tích nhỏ nhất là vùng III.

- LUT lúa - rau màu: Gồm 3 kiểu hình sử dụng đất, có diện tích 221,3 ha. Phân bố chủ yếu trên địa hình đất vàn cao. Loại hình sử dụng này chiếm diện tích nhỏ trong cơ cấu cây trồng toàn huyện. Kiểu sử dụng đất phổ biến nhất là Rau – LM – rau 205,50 ha, trong đó diện tích tại vùng I chiếm 126,6 ha.

- LUT chuyên rau – màu – CNNN: Có diện tích 2.261,4 ha, gồm 15 kiểu hình sử dụng đất, phân bố trên địa hình đất vàn cao. Ở loại hình sử dụng đất này, các cây trồng thế mạnh của từng vùng được phân chia rõ rệt. Trong

đó, vùng I, vùng II có diện tích chuyên canh rau lớn, nhiều nhất ở các xã Đại Đồng, thị trấn Thổ Tang, Yên Lập, Chấn Hưng, Bình Dương, Vũ Di. Vùng III lại có chất đất phù hợp cho cây dược liệu thanh hao hoa vàng có ở xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh và trồng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc.. Diện tích trồng màu đang tăng do xu hướng chuyển từ đất lúa năng suất thấp tại các vàn cao không chủ động nước sang trồng màu.

- LUT lúa – cá: Diện tích 426,91 ha, phân bố trên các đồng chằm, vùng

đất trũng. Đây là loại hình sử dụng đất đang được người dân quan tâm chuyển đổi tại các vùng đất trũng trồng lúa kém hiệu quả. Do có diện tích vùng trũng lớn nên vùng II vẫn là vùng có diện tích LUT lúa – cá lớn nhất, vùng III là vùng có diện tích nhỏ nhất.

- LUT chuyên cá: Diện tích 815,7 ha. LUT này phân bố chủ yếu trên diện tích ao hồ và một phần diện tích đất trũng chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản ven các sông. Do tận dụng đặc điểm địa hình có các xã trải dài theo khu vực ven sông mà vùng III là vùng có diện tích chuyên cá lớn nhất 421,5 ha. Vùng I là vùng có diện tích nhỏ nhất do ít ao hồ và diện tích vùng trũng thấp.

Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất canh tác với các kiểu sử dụng đất Hiện trạng Hiện trạng Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Vùng I (ha) Vùng II (ha) Vùng III (ha) Tổng Chuyên lúa 891,6 1.321,6 228,7 2.441,9

1. Lúa xuân - lúa mùa 703,5 1.152,0 153,6 2.009,1

2. Lúa xuân 188,1 169,6 75,1 432,8 2 Lúa - màu 1.050,8 1.590,2 601,0 3.242,0 3. LX - LM - ngô 579,2 921,5 452,8 1.953,5 4. LX- LM - khoai lang 102,9 32,9 135,8 5. LX-LM- rau 343,0 456,9 52,5 852,4 6. LX-LM-đậu tương 25,7 178,9 95,7 300,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lúa - rau màu 131,4 82,9 7,0 221,3

7. Lạc-LM- ngô 4,8 8,5 1,1 14,4

8. Rau - LM- rau 126,6 73,0 5,9 205,5

9. Đậu các loại - LM - Ngô 1,4 1,4

Chuyên rau -

màu - CCNNN 248,9 495,7 1.503,2 2.247,8

10. Chuyên ngô (3 vụ) 51,1 34,9 430,8 516,8

11. Chuyên đậu tương (3 vụ) 1,2 4,3 5,5

12. Chuyên lạc (3 vụ) 10,2 3,1 3,2 16,5

13. Chuyên khoai lang (3 vụ) 0,8 0,8

14. Chuyên rau (3 vụ) 138,9 185,3 31,3 355,5

15. Cây dược liệu hàng năm 0,1 0,7 200,3 201,1

16. Khoai lang - lạc 1,7 1,7

17. Rau các loại - khoai lang - rau các loại 3,5 0,9 4,4

18. Đậu tương - đậu tương 2,0 5,0 7,0

19. Lạc xuân - ngô đông 9,6 40,1 1,1 50,8

20. Đậu tương xuân - ngô đông 8,2 8,2

21. Ngô - lạc 16,8 14,9 2,3 34,0

22. Ngô xuân - ngô đông 6,5 48,7 212,8 268,0

23. Ngô xuân - đậu tương đông 9,2 98,2 86,2 193,6

24. Chuyên cỏ voi 3,0 55,0 525,9 583,9

Lúa - cá 132,7 238,0 56,2 426,9

25. Lúa - cá 132,7 238,0 56,2 426,9

Chuyên cá 145,5 248,7 421,5 815,7

26. Cá 145,5 248,7 421,5 815,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 65)